Chiều 14/12, tại thành phố Đà Nẵng, Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam (VCCA) tổ chức lễ công bố bộ ẩm thực tiêu biểu cụm miền Trung trong đề án “Hành trình tìm kiếm giá trị văn hóa ẩm thực Việt Nam” giai đoạn 1, năm 2022.
|
Khu vực miền Trung có hơn 150 món ẩm thực đặc sắc |
Đề án Hành trình tìm kiếm giá trị văn hóa ẩm thực Việt Nam do VCCA thực hiện nhằm tìm kiếm và tôn vinh văn hóa ẩm thực của các vùng miền trên khắp đất nước Việt Nam. Đề án hướng đến việc nâng cao kiến thức cho người dân về những món ẩm thực đặc sắc của các vùng miền; tạo động lực thúc đẩy nền kinh tế ẩm thực theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm; tuyên truyền, quảng bá văn hóa ẩm thực đến với du khách trong và ngoài nước.
Trong suốt sáu tháng triển khai đề án, Hành trình tìm kiếm giá trị văn hóa ẩm thực Việt Nam tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên đã nhận được sự hưởng ứng của các địa phương với 152 món ẩm thực (gồm 127 món mặn, 8 món chay, 4 món ẩm, 12 món tráng miếng, 1 món gia vị) được đề cử bởi các Sở Du lịch, Sở Văn hóa thể thao, Các Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực hay Trung tâm xúc tiến du lịch của 19 tỉnh thành.
Ông Lã Quốc Khánh – Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam cho biết, từ đề cử trên, Hiệp hội đã lựa chọn ra hơn 120 món ẩm thực tiêu biểu của miền Trung như bún cá Đà Nẵng, bánh tráng cuốn thịt heo Đà Nẵng; bánh lọc, chè bột lọc bọc heo quây Huế; bún hến Mai Xá Quảng Trị; gỏi cá nhệch Thanh Hóa…để xem xét lựa chọn giữa hơn 420 món ẩm thực của các tỉnh, thành trong cả nước.
Các món được đề cử bám sát 4 tiêu chí: Lịch sử, xuất xứ của món ẩm thực phải được làm với nguyên liệu đặc trưng của địa phương và có cách chế biến phù hợp với vùng miền; các món ẩm thực phải được đề xuất bởi các nhà khoa học, nghệ nhân, hoặc những vùng dân cư nơi sản sinh ra món ẩm thực đó, có thể là cá nhân, tập thể, cộng đồng; các món ẩm thực có chuỗi giá trị gắn với tiêu chí ở từng giai đoạn, từ nuôi trồng, thu hái, sơ chế, chế biến, bảo quản, nấu nướng, bàn ăn và phục vụ; Đồng thời đáp ứng những yêu cầu về khoa học, dinh dưỡng, an toàn, phương diện kinh tế, phương diện chất lượng; Khả năng công nghiệp hóa, tính lan tỏa của món ăn.
|
Ban tổ chức đề án "Hành trình tìm kiếm giá trị văn hóa ẩm thực Việt Nam" cùng các nghệ nhân trong lễ công bố |
Các món ẩm thực được đề cử cho thấy sự đa dạng của nền văn hóa ẩm thực miền Trung. Đó là sự mộc mạc tự nhiên của ẩm thực vùng Bắc Trung Bộ, hương vị biển đậm đà trong ẩm thực các tỉnh duyên hải miền Trung; sự hòa quyện của văn hóa các dân tộc anh em ở khu vực Tây Nguyên; và văn hóa ẩm thực của vùng đất Cố Đô Huế với những nét độc đáo riêng có do sự ảnh hưởng của văn hoá cung đình và kiểu cách của con người xứ Huế.
Tại chương trình, các nghệ nhân đã trực tiếp quảng diễn 6 món ẩm thực tiêu biểu.
Trong khuôn khổ sự kiện cũng trưng bày giới thiệu 34/152 món ẩm thực tiêu biểu của 19 tỉnh thành miền Trung.
Thưởng lãm những món ăn đặc sắc tiêu biểu cho văn hóa ẩm thực miền Trung:
|
Nghệ nhân Nghệ An quảng diễn món ẩm thực súp lươn xứ Nghệ |
|
Giới thiệu món chả ram tôm đất Bình Định |
|
Ẩm thực Thanh Hóa |
|
Gỏi cá Nhệch của tỉnh Thanh Hóa |
|
Nguyên liệu cho món súp lươn Nghệ An |
|
Kẹo cu đơ Hà Tĩnh |
|
Ẩm thực tỉnh Quảng Bình |
|
Bún hến Mai Xá (tỉnh Quảng Trị) |
|
Nghệ thuật sắp đặt món ăn trong ẩm thực xứ Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế) |
|
Nem công chả phụng - Ẩm thực mang đậm tính cung đình Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế) |
|
Ẩm thực tiêu biểu của thành phố Đà Nẵng |
|
Bánh tráng cuốn thịt heo - Đặc sản tại thành phố Đà Nẵng |
|
Ẩm thực xứ Quảng |
|
Cao lầu phố cổ Hội An (tỉnh Quảng Nam) |
|
Cá bống sông Trà - Đặc sản riêng có của tỉnh Quảng Ngãi |
|
Nem chợ huyện - Đặc sản của người bản địa tỉnh Bình Định |
|
Nem nướng Ninh Hòa - tỉnh Khánh Hòa |
|
Nước xương rồng Phan Rang - Ẩm thực mang hơi thở của cát, nắng tỉnh Ninh Thuận |
|
Lẩu thả - Đặc sản tỉnh Bình Thuận |
|
Phở khô - Đặc sản tỉnh Gia Lai |
|
Heo lai hấp nướng ống tre tỉnh Đắk Lắk |
|
Lẩu cá lăng măng chua - Đặc sản tỉnh Đắk Nông |
|
Đặc sản của cao nguyên Lâm Đồng |
|
Khách tham quan thưởng thức tinh hoa văn hóa ẩm thực miền Trung |