Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ hai 25/11/2024 02:24
Xã Tà Chải

Điểm sáng trên cao nguyên trắng Bắc Hà

Lên huyện Bắc Hà, Lào Cai, hỏi về phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM), nhiều người nhắc ngay đến xã Tà Chải. Không chỉ là xã đầu tiên của huyện Bắc Hà được công nhận đạt chuẩn NTM vào năm 2014, Tà Chải còn được biết đến là xã duy trì tốt các tiêu chí đã đạt được.
Tà Chải thành công trong xây dựng NTM bởi huy động được sức dân

Giúp người dân hiểu đúng về NTM

Năm 2011, khi bắt tay vào xây dựng NTM, Tà Chải đối diện với muôn vàn trở ngại. Bởi lẽ, Tà Chải vốn là xã khó khăn của huyện Bắc Hà – huyện đặc biệt khó khăn của tỉnh Lào Cai. Cả xã có 9 thôn bản, trên 600 hộ dân với hơn 3.000 nhân khẩu, đa số đều là người dân tộc Tày, Nùng, điều kiện sản xuất, sinh hoạt còn hết sức lạc hậu.

Là xã có diện tích hẹp, mật độ dân cư khá dày so với 20 xã khác trong huyện… nên để làm đường giao thông nông thôn, xây dựng chuồng trại gia súc xa khu dân cư, với Tà Chải là không hề đơn giản.

Trước những khó khăn đặt ra, các tổ tuyên vận thôn đã được thành lập ở hầu hết các thôn của Tà Chải. Với các thành viên được phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng, tổ tuyên vận thôn thường xuyên tuyên truyền, vận động, từng bước làm thay đổi nhận thức của người dân về xây dựng NTM. Do địa bàn đông dân cư, trình độ dân trí không đồng đều nên các tổ tuyên vận thôn đã chủ động sâu sát từng ngõ, rõ từng nhà; vận dụng tổng hợp các phương thức tuyên truyền, trong đó lấy tuyên truyền miệng làm chính… Bên cạnh đó, những việc khó, việc mới dân chưa tỏ, chưa tin, cán bộ xã và đảng viên gương mẫu làm trước.

Với cách làm này, chỉ trong một năm, Tà Chải đã vận động được hàng chục hộ dân hiến đất làm đường giao thông nông thôn với tổng diện tích trên 1.000m2. Trong hai năm 2012, 2013, Tà Chải đã làm mới trên 20km đường giao thông, đưa tỷ lệ đường được bê tông hóa đạt 100%. Tà Chải cũng là địa phương huy động được sức dân tham gia làm đường giao thông nông thôn cao nhất so với 20 xã, thị trấn trong huyện Bắc Hà.

Ngày Tà Chải vinh dự đón nhận danh hiệu xã đạt chuẩn NTM, Chủ tịch UBND xã Tà Chải - Vàng Văn Khương tự hào chia sẻ: Với nông thôn miền núi, việc đảm bảo vệ sinh môi trường theo tiêu chí chung là rất khó khăn nhưng Tà Chải đã làm được. Đến năm 2014, trên 600 hộ dân ở Tà Chải đã có nhà tiêu hợp quy cách, đảm bảo vệ sinh; 100% hộ chăn nuôi làm chuồng trại gia súc xa nhà, nhiều hộ xây dựng bể bioga sử dụng vào việc đun nấu thay cho gas.

Thay đổi tập quán canh tác để giảm nghèo

Thực tế, xây dựng NTM ở Tà Chải khó nhất vẫn là hai tiêu chí: Thu nhập và giảm hộ nghèo. Chính vì vậy, để tăng thu nhập cho người dân, Đảng bộ chính quyền xã Tà Chải đã huy động nhiều hình thức để giúp người dân xóa bỏ tập quán làm ruộng một vụ sang 2 vụ lúa, một vụ màu; thu hẹp diện tích cây trồng năng suất, chất lượng thấp bằng việc thâm canh cải tạo vườn tạp, phát triển các loại cây ăn quả giống tốt, năng suất cao. Với điều kiện đất đai khí hậu phù hợp với một số loại cây ăn quả có nguồn gốc ôn đới như: đào Pháp, mận tam hoa, lê VH6… đến nay, Tà Chải đã phát triển được 160 héc-ta cây ăn quả. Hiện nay 120 héc-ta đã cho thu hoạch. Nhờ triển khai đồng bộ các biện pháp, số hộ nghèo ở Tà Chải đã giảm trông thấy. Mạng lưới trường lớp, trạm y tế, nhà văn hóa không ngừng được củng cố và phát triển, 100% các trường học trong xã có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia.

Đặc biệt, song song với phát triển chăn nuôi, trồng trọt, Đảng bộ xã Tà Chải còn chủ động khôi phục, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa gắn với phát triển du lịch cộng đồng. Đến nay, các thôn như: Na Kim, Na Thá và Na Lo đã thành lập đội xòe biểu diễn phục vụ khách du lịch lưu trú tại địa phương, đầu tư cải tạo nhà sàn truyền thống, học cách nấu các món ăn ngon để phục vụ nhu cầu ăn nghỉ của du khách...

Sau 4 năm được công nhận là xã đạt chuẩn NTM đầu tiên của huyện Bắc Hà, đến nay, Tà Chải đã khoác lên mình tấm áo mới với đường làng ngõ xóm phong quang, sạch sẽ, hệ thống trường học, trạm y tế, nước sinh hoạt, nhà văn hóa đáp ứng đời sống tinh thần và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Sự đổi thay của Tà Chải là minh chứng cho thấy, khi xây dựng NTM nhận được sự đồng lòng, chung sức của người dân và chính quyền địa phương, những khó khăn sẽ sớm được tháo gỡ, nông thôn sẽ thực sự mới trong niềm vui và sự tin tưởng của người dân.

Phương Tú

Tin cùng chuyên mục

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Chú trọng công tác kiện toàn nhân sự Chương trình 1719

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'