Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Điện Biên: Giữ đà tăng trưởng cho công nghiệp chế biến chế tạo

Chỉ số sản xuất công nghiệp của Điện Biên 2 tháng tăng cao nhất trong cùng kỳ 5 năm gần đây, riêng công nghiệp chế biến chế tạo luôn giữ mức tăng trưởng dương.
Vĩnh Phúc: Sản xuất công nghiệp duy trì đà tăng Kỳ vọng tạo bước đột phá phát triển kinh tế cho vùng đất lịch sử, văn hoá Điện Biên

Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 2 con số

2 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất toànngành công nghiệp của Điện Biên ước tăng 12,9% so với cùng kỳ năm trước (tăng 7,83%). Trong đó, ngành khai khoáng giảm 9,46% (cùng kỳ năm 2023 giảm 22,69%); ngành chế biến, chế tạo tăng 18,65% (cùng kỳ năm 2023 tăng 9,1%); ngành sản xuất và phân phối điện giảm 5,37% (cùng kỳ năm 2023 tăng 15,93%); ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 1,36% (cùng kỳ năm 2023 tăng 4,39%).

Chỉ số sản xuất công nghiệp 2 tháng của một số ngành cấp II tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Sản xuất gường, tủ bàn ghế tăng 42,68%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) tăng 34,76%; sản xuất hoá chất và các sản phẩm hoá chất tăng 26,77%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 21,53%; dệt tăng 16,86%; chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ gường, tủ, bàn, ghế) tăng 15,72%; sản xuất chế biến thực phẩm tăng 15,07%; sản xuất đồ uống tăng 13,3%; sản xuất trang phục tăng 10,18%...

Ở chiều ngược lại, chỉ số sản xuất công nghiệp của một số ngành giảm sâu so cùng kỳ năm trước: Khai thác than cứng và than non tạm ngừng sản xuất không có sản phẩm; khai khoáng quặng kim loại giảm 45,69%; sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế giảm 36,67%; sản xuất điện giảm 5,37%.

Sản xuất tại Công ty CP Xi măng Điện Biên. Ảnh Đức Thanh
Sản xuất tại Công ty CP Xi măng Điện Biên. Ảnh Đức Thanh

Một số sản phẩm công nghiệp 2 tháng đầu năm tăng cao so cùng kỳ năm trước: Xi măng Portland đen tăng 24,13%; thiết bị dùng cho dàn giáo, ván khuôn, vật chống hoặc trụ cột chống hầm lò bằng sắt, thép, nhôm tăng 14,69%; điện thương phẩm tăng 16,05%; cửa ra vào, cửa sổ bằng sắt, thép tăng 7,85%... Ở chiều ngược lại, một số sản phẩm giảm sâu so với cùng kỳ năm trước: Than đá (than cứng) loại khác không có sản phẩm; sản phẩm in khác (quy khổ 13cm x19cm) giảm 37,93%; báo in (quy khổ 13cm x19cm) giảm 7,18%; điện sản xuất (thủy điện) giảm 8,08%; bàn bằng gỗ các loại giảm 8,7%.

Theo Cục Thống kê Điện Biên, chỉ số sản xuất công nghiệp của Điện Biên 2 tháng đầu năm 2024 có mức tăng cao nhất trong cùng kỳ 5 năm trở lại đây. Tuy nhiên mức độ tăng giảm không đồng đều giữa các ngành, trong đó ngành công nghiệp chế biến luôn giữ được tốc độ tăng trưởng dương. Riêng sản phẩm xi măng Điện Biên là mặt hàng quan trọng, chiếm tỷ trọng cao và tác động lớn đến chỉ số sản xuất công nghiệp của ngành chế biến nói riêng và toàn ngành công nghiệp nói chung.

Tập trung cho ngành công nghiệp thế mạnh

Công nghiệp chế biến chế tạo và công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng tiếp tục được xác định là thế mạnh của Điện Biên. Trong Chương trình hành động phát triển công nghiệp và thương mại trên địa bàn tỉnh Điện Biên giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 địa phương ưu tiên phát triển cho nhóm ngành công nghiệp này.

Với ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, Điện Biên hướng tới xây dựng thành ngành kinh tế mạnh, nâng cao năng lực sản xuất đáp ứng nhu cầu vật liệu xây dựng cả về khối lượng, chất lượng cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Đồng thời, đảm bảo tính bền vững; bảo vệ môi trường sinh thái, tài nguyên thiên nhiên, di tích lịch sử văn hóa, du lịch và an ninh quốc phòng; kết hợp hài hòa giữa hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội, trên cơ sở khai thác có hiệu quả lực lượng lao động tại chỗ và các lợi thế khác để đáp ứng được cơ bản nhu cầu xây dựng trong tỉnh.

Phát huy tối đa công suất nhà máy xi măng Điện Biên, coi đây là sản phẩm quan trọng trong công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng của tỉnh; khuyến khích và chú trọng phát triển các chủng loại vật liệu mới, sản phẩm tấm lợp... đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường trong tỉnh, cung cấp cho một số tỉnh lân cận và một số tỉnh phía Bắc Lào.

Ngành chế biến nông sản hiện có vai trò quan trọng giúp phát triển kinh tế, thúc đẩy gia tăng cơ cấu nông nghiệp, hỗ trợ nhiều ngành dịch vụ khác phát triển. Do đó, Điện Biên chủ trương phát triển công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm trên cơ sở gắn với quy hoạch và phát triển vùng nguyên liệu như: Gạo tại huyện Điện Biên; vùng cà phê Mường Ảng, Điện Biên; vùng cao su huyện Điện Biên, Mường Chà, Mường Nhé; vùng chè Tủa Chùa; vùng Mắc Ca tại Mường Nhé, Nậm Pồ, Điện Biên... Thực hiện chính sách ưu đãi hỗ trợ đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến có dây chuyền công nghệ tiên tiến, quy mô sản xuất công nghiệp.

Khuyến khích sắp xếp các hộ chế biến từng bước chuyển thành một số cơ sở chế biến tập trung, hình thành các chuỗi liên kết để giải quyết việc xử lý môi trường và tăng chất lượng sản phẩm.

Gia tăng các sản phẩm chế biến từ nông sản, thực phẩm để nâng cao giá trị của ngành đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh và phục vụ du lịch, tạo điều kiện để hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp. Từng bước sản xuất sản phẩm có chất lượng cao, hướng đến đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật phục vụ tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Phát triển trên cơ sở gắn với liên kết chặt chẽ về lợi ích giữa ngành công nghiệp chế biến và người sản xuất nguyên liệu.

Tập trung đầu tư phát triển một số sản phẩm chủ yếu: Chế biến chè; chế biến cà phê; xay xát gạo, ngô; chế biến Mắc Ca; thực phẩm chế biến (sản phẩm chế biến từ thịt, rượu đặc sản,...); chế biến thức ăn chăn nuôi; vật liệu xây dựng công nghiệp phân bón, hóa chất đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh và hướng tới xuất khẩu ra ngoài tỉnh.

Đồng thời khai thác tốt cơ cấu phân bố không gian các ngành công nghiệp, khai thác tốt lợi thế cạnh tranh của các vùng, hình thành được khu công nghiệp để liên kết phát triển chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị.

Hải Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Điện Biên

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh): Hướng tới ‘cái nôi’ giá trị văn hóa lịch sử

Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh): Hướng tới ‘cái nôi’ giá trị văn hóa lịch sử

Vịnh Hạ Long, viên ngọc quý của Việt Nam đã và đang khẳng định vị thế một trong những di sản thiên nhiên thế giới kỳ vĩ cùng với giá trị về văn hóa, lịch sử
Quảng Ninh: Doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh

Quảng Ninh: Doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh

Thời gian qua, các doanh nghiệp, đơn vị, cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã chủ động nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất.
Bình Định: Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu

Bình Định: Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu

Sở Công Thương Bình Định đã định hướng giải pháp trong thời gian tới sẽ thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu, có giá trị cao.
Chuyển đổi số tạo

Chuyển đổi số tạo 'cú hích' phát triển du lịch Quảng Ninh

Ngành du lịch Quảng Ninh xác định chuyển đổi số là giải pháp, hướng đi tất yếu giúp du lịch tăng tốc bứt phá và phát triển bền vững.
Quảng Ninh: Ngành du lịch

Quảng Ninh: Ngành du lịch 'chạy nước rút' chinh phục mục tiêu 19 triệu lượt khách

Còn hơn một tháng nữa là năm 2024 khép lại, Quảng Ninh đang dồn lực để hoàn thành mục tiêu đón 19 triệu lượt khách, trong đó có 3,5 triệu lượt khách quốc tế.

Tin cùng chuyên mục

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' IUU

Tỉnh Quảng Ninh đã và đang tập trung triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, qua đó, chung tay cùng cả nước gỡ "thẻ vàng" IUU.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

Tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu yêu cầu các chủ đầu tư, sở, ngành địa phương cần quyết liệt hơn nữa trong công tác giải ngân vốn đầu tư công để hoàn thành kế hoạch đề ra.
‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

Với quyết tâm đạt mục tiêu 19 triệu lượt khách trong năm, ngành du lịch Quảng Ninh đang dồn toàn lực để tạo nên một mùa du lịch bùng nổ.
Nhật Bản - nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Bình Dương

Nhật Bản - nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Bình Dương

Với 357 dự án, tổng vốn đầu tư gần 5,98 tỷ USD, hiện Nhật Bản đứng thứ 2 trong số 65 quốc gia, vùng lãnh thổ, có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Bình Dương.
Hải Phòng: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế

Hải Phòng: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế

TP. Hải Phòng sẽ có cơ chế đột phá thu hút các doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế, đẩy mạnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh.
Quảng Ninh: Tập trung thúc đẩy đầu tư công, tạo nguồn lực cho phát triển

Quảng Ninh: Tập trung thúc đẩy đầu tư công, tạo nguồn lực cho phát triển

Tỉnh Quảng Ninh với nguồn lực đầu tư được tạo ra từ phương thức huy động và các biện pháp quản lý mới, hiệu quả, nhờ đó thu được nhiều kết quả tích cực.
Thanh Hóa thu ngân sách năm 2024 đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ

Thanh Hóa thu ngân sách năm 2024 đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ

Thu ngân sách năm 2024 của tỉnh Thanh Hóa ước đạt 54.341 tỷ đồng, đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ, trong nhóm 10 địa phương có số thu cao nhất cả nước.
Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Tối 21/11, tại Hà Nội, Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội năm 2024 đã khai mạc.
Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Quảng Ninh, tận dụng lợi thế về vị trí, cảng biển và hạ tầng hiện đại, đang phát triển mạnh mẽ trở thành trung tâm logistics quan trọng của khu vực.
Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Sau hơn ba năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719, tỉnh Sơn La đã hoàn thành đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế xã hội.
Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Những người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lạng Sơn đã, đang và sẽ phát huy vai trò là những “cánh chim đầu đàn” trong cộng đồng dân tộc.
Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Nhờ Chương trình 1719, diện mạo đô thị, nông thôn mới của huyện Thuận Châu (tỉnh Sơn La) giờ đây đã có nhiều khởi sắc, đời sống người dân được cải thiện.
25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024

25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024

Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La vừa tổ chức tôn vinh và trao chứng nhận sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024 cho 25 sản phẩm.
Sơn La: Sản xuất công nghiệp tiếp tục là

Sơn La: Sản xuất công nghiệp tiếp tục là 'đầu tàu' trong tăng trưởng kinh tế

Ước tính, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp năm 2024 của tỉnh Sơn La tăng 28,3%, qua đó đã phát huy vai trò “đầu tàu” trong tăng trưởng kinh tế của tỉnh.
TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Nỗ lực vượt khó, đảm bảo tiến độ thu ngân sách năm 2024

TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Nỗ lực vượt khó, đảm bảo tiến độ thu ngân sách năm 2024

Năm 2024, dù đối mặt với nhiều khó khăn, đặc biệt là hậu quả của bão số 3, thành phố Uông Bí vẫn đạt được những kết quả khả quan trong công tác thu ngân sách.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Cơ chế ‘cảng mở’ giúp Cái Mép – Thị Vải có thêm trợ lực phát triển

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cơ chế ‘cảng mở’ giúp Cái Mép – Thị Vải có thêm trợ lực phát triển

Việc cho phép Bà Rịa – Vũng Tàu thí điểm cơ chế 'cảng mở' tại Cái Mép – Thị Vải sẽ giúp cụm cảng này có thêm động lực phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.
Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Tỉnh Quảng Ninh luôn xác định gắn phát triển kinh tế song hành với bảo vệ môi trường, hướng tới nền kinh tế xanh bền vững.
Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu

Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sơn La đã cấp mới 10 mã số vùng trồng, nâng tổng số mã đang duy trì của tỉnh lên 216 mã.
Quảng Ninh chuyển mình mạnh mẽ với công nghiệp chế biến, chế tạo

Quảng Ninh chuyển mình mạnh mẽ với công nghiệp chế biến, chế tạo

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của tỉnh Quảng Ninh đã đạt được nhiều kết quả khả quan, khẳng định là một trong những trụ cột chính trong nền kinh tế.
Sơn La đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển nông nghiệp xanh và bền vững

Sơn La đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển nông nghiệp xanh và bền vững

Sơn La đã đẩy mạnh thu hút các nhà đầu tư tham gia thu mua, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản, góp phần từng bước phát triển nông nghiệp xanh và bền vững.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động