Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ hai 25/11/2024 01:44

Điện Biên: Tăng cường quảng bá, kích cầu tiêu thụ nông sản

Để tìm kiếm thị trường bền vững cho nông sản, tỉnh Điện Biên đã tích cực thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại trong và ngoài tỉnh.

Xúc tiến thương mại, hình thành các chuỗi liên kết với các tỉnh

Đánh giá về tình hình phát triển kinh tế xã hội 9 tháng đầu năm 2023 của tỉnh Điện Biên và của ngành Công Thương tỉnh Điện Biên, Giám đốc Sở Công Thương Điện Biên Vũ Hồng Sơn cho biết, nhờ đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, hình thành các chuỗi liên kết với các tỉnh trong và ngoài khu vực, 9 tháng đầu năm 2023, tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đã đạt được những kết quả khả quan và nổi bật.

Cụ thể, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) 9 tháng năm đầu năm 2023 ước đạt 10.332,32 tỷ đồng (theo giá so sánh năm 2010), tăng 6,8% so với cùng kỳ năm trước (đạt kết quả khá cao so với tốc độ tăng trưởng trong khu vực và cả nước, xếp thứ 3/14 tỉnh thành trong khu vực Trung du miền núi phía Bắc; xếp thứ 26/63 tỉnh toàn quốc).

Thông qua các hội chợ giúp các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp cuả tỉnh quảng bá sản phẩm, tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư.

Trong năm 2022-2023, Điện Biên đã nỗ lực thúc đẩy xúc tiến thương mại, xuất nhập khẩu nông sản của bà con đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Đơn cử mới đây, Sở Công Thương tỉnh Điện Biên và Sở Công Thương 6 tỉnh bắc Lào tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện hợp tác 2 năm 2021-2023 và bàn phương hướng hợp tác giai đoạn 2023 -2025.

"Đây là sự kiện có ý nghĩa hết sức quan trọng cho hoạt động kết nối giao thương, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, thương nhân của tỉnh Điện Biên và khu vực Tây Bắc và doanh nghiệp xuất khẩu và doanh nghiệp các tỉnh Bắc Lào gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm, vướng mắc khó khăn, tìm hiểu thông tin thị trường, kết nối cung cầu hàng hóa; tạo cơ hội để mở rộng thị trường kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm; tìm ra giải pháp hình thành các chuỗi cung ứng từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm; nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, khắc phục được các khó khăn, hạn chế tồn tại của doanh nghiệp; tăng cường thúc đẩy quan hệ hợp tác trao đổi giao thương giữa các địa phương của hai nước" - ông Sơn cho hay.

Nhièu nông sản đã thu hút đông khách tham quan, mua sắm tại các hội chợ.

Để đẩy mạnh đầu ra cho sản phẩm nông sản địa phương, mới đây, tỉnh cũng đã phối hợp tổ chức Hội chợ Công Thương vùng Đông Bắc - Phú Thọ 2023 với sự góp mặt của nhiều nông sản là sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên của tỉnh Điện Biên như: Gạo nếp nương Tâm Thiện của hợp tác xã Tâm Thiện; táo mèo khô sấy lạnh, giấm táo mèo, thảo quả sấy khô của hợp tác xã Nông sản sạch Tây Bắc; đông trùng hạ thảo sấy khô của hộ kinh doanh Đào Huy Hùng; thịt trâu khô, thịt lợn khô của hộ kinh doanh Lò Thị Sương; chè cây cao cổ thụ Tủa Chùa của Công ty TNHH Trà Phan Nhất; Cực Tây Hà Nhì Trà của hợp tác xã dịch vụ và sản xuất nông nghiệp Hà Ân; Diệp thanh trà - Trà xanh cổ thụ Tủa Chùa của Công ty TNHH Hương Linh; cà phê hộp giấy đen mờ HK13 của Công ty Cổ phần cà phê Hồng Kỳ Quốc Tế…

Hay như mới đây, Sở Công Thương Điện Biên cũng đã tổ chức Điểm trưng bày giới thiệu, bán sản phẩm Ocop, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, nông sản, đặc sản vùng miền của tỉnh. Theo Giám đốc Sở Công Thương Điện Biên cho biết, sau hơn 10 ngày khai trương, điểm trưng bày đã thu hút khá đông khách hàng đến thăm quan, mua sắm. Nơi đây đã trở thành kênh kết nối, tiêu thụ hiệu quả nông sản.

Sở Công Thương Điện Biên khai trương điểm trưng bày giới thiệu sản phẩm OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu biểu, đặc sản vùng miền ngày 18/11/2023.

Thống kê sơ bộ, điểm trưng bày đã tiêu thụ nhiều đặc sản như: 400kg bí xanh Tìa Dình, 350kg khoai sọ Phì Nhừ và khoai sọ Tủa Chùa, 600kg miến dong của các cơ sở và tác xã, 500kg gạo Điện Biên, 80kg mắc ca, 60kg chè và cà phê.

Thời gian gần đây, nhiều hợp tác xã, chủ thể sản phẩm đã tích cực tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại biên giới và tại các tỉnh, thành phố trong nước. Qua đó quảng bá sản phẩm nông sản địa phương cho doanh nghiệp, hợp tác xã; đặc biệt là tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ. Điển hình như phiên chợ thương mại biên giới tại huyện Nậm Pồ năm 2023 có quy mô trên 30 gian hàng tiêu chuẩn, doanh thu ước đạt 1,3 tỷ đồng.

Tương tự, Hội nghị kết nối giao thương tại Hà Nội vừa qua với sự tham gia của 11 doanh nghiệp, hợp tác xã của tỉnh Điện Biên cũng thu hút 5.000 lượt khách thăm quan, mua sắm. Doanh thu của các doanh nghiệp tỉnh tham gia ước đạt hơn 500 triệu đồng; trong đó chủ yếu là các sản phẩm nông sản như: Cà phê, đông trùng hạ thảo, trà túi lọc, chè khô...

Kết nối, tìm kiếm thị trường cho nông sản Điện Biên

Mặc dù nhiều hoạt động thương mại đã được các đơn vị chức năng tích cực phối hợp với doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ thể sản phẩm nhằm tổ chức, kết nối song hiện nay nguồn kinh phí của tỉnh dành cho hoạt động xúc tiến thương mại rất hạn chế. Trong khi đó, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, tài chính yếu nên việc đầu tư thiết bị, công nghệ sản xuất còn hạn chế, khâu sơ chế, bảo quản nông sản trước chế biến còn nhiều bất cập, sản lượng không ổn định dẫn đến việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn.

Ngoài ra, thực tế nữa là một số doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ thể sản phẩm nông sản còn chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của hoạt động xúc tiến thương mại, thương mại điện tử nên chưa chú trọng tham gia.

Hội nghị kết nối giao thương giữa nhà cung cấp khu vực phía Bắc và Bắc Trung Bộ với các doanh nghiệp xuất khẩu và tổ chức xúc tiến thương mại, ngày 16-18/6/2023.

Xác định hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại nông sản có ý nghĩa quan trọng, góp phần thúc đẩy sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản, ông Vũ Hồng Sơn cho biết, khắc phục những tồn tại, khó khăn hiện nay, từ nay tới cuối năm 2023, Sở Công Thương Điện Biên sẽ triển khai đồng bộ nhiều giải pháp đẩy mạnh xúc tiến thương mại trên địa bàn tỉnh.

"Sở tiếp tục đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu thông qua môi trường thương mại điện tử và các nền tảng công nghệ số. Sở cũng sẽ tập trung đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, thúc đẩy tăng trưởng thị trường hàng hóa bán lẻ và dịch vụ thương mại; tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” - ông Sơn cho hay.

Đồng thời, tập trung tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm OCOP, các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu và sản phẩm, hàng hóa có thế mạnh của tỉnh như: Chè, cà phê, gạo Điện Biên, xi măng…. đến với người tiêu dùng để tìm kiếm, duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Ông Trịnh Huy Đông, Phó Giám đốc Trung tâm xúc tiến thương mại tỉnh cho biết: Trước những khó khăn đó, thời gian qua, Trung tâm xúc tiến thương mại tỉnh đã lựa chọn tổ chức tham gia nhiều hoạt động thương mại tại các tỉnh, thành phố trong nước để hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ..

Trung tâm cũng chú trọng nâng cao chất lượng tuyên truyền, quảng bá sản phẩm và hàng hóa dịch vụ, hỗ trợ các doanh nghiệp mở rộng thị trường, nâng cao khả năng cạnh tranh. Đồng thời, cung cấp các thông tin thương mại, thông tin hội chợ triển lãm, chương trình xúc tiến thương mại cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Năm 2023, Trung tâm hỗ trợ 12 lượt hợp tác xã của tỉnh tham gia: Hội chợ hàng tiêu dùng Hà Nội; Hội chợ Công thương vùng đồng bằng sông Hồng - Hà Nam; phiên chợ đặc sản, hàng quà tặng, thủ công mỹ nghệ, OCOP tại Hà Nội nhằm kết nối, tìm kiếm thị trường cho nông sản Điện Biên.

Đỗ Nga
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Điện Biên

Tin cùng chuyên mục

Quảng Ninh: Ngành du lịch 'chạy nước rút' chinh phục mục tiêu 19 triệu lượt khách

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' IUU

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

Nhật Bản - nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Bình Dương

Hải Phòng: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế

Quảng Ninh: Tập trung thúc đẩy đầu tư công, tạo nguồn lực cho phát triển

Thanh Hóa thu ngân sách năm 2024 đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ

Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024

Sơn La: Sản xuất công nghiệp tiếp tục là 'đầu tàu' trong tăng trưởng kinh tế

TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Nỗ lực vượt khó, đảm bảo tiến độ thu ngân sách năm 2024

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cơ chế ‘cảng mở’ giúp Cái Mép – Thị Vải có thêm trợ lực phát triển

Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu

Quảng Ninh chuyển mình mạnh mẽ với công nghiệp chế biến, chế tạo