Các diễn giả là các nhà khoa học, chuyên gia kinh tế số và DN trong lĩnh vực khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ số chia sẻ tại hội thảo |
VDEF là diễn đàn quốc tế lớn trong năm được tổ chức tại Việt Nam về “kinh tế số hóa”, nhằm tạo cơ hội đối thoại đa phương cho các chuyên gia hàng đầu, các nhà hoạch định chính sách và các doanh nghiệp (DN) quan tâm đến chủ đề này trên toàn thế giới.
Hai mục tiêu chính của VDEF 2018 là chia sẻ tầm nhìn chiến lược, kinh nghiệm thực tế của những người tiên phong và xu hướng của sự chuyển đổi không thể thiếu trong nền kinh tế kỹ thuật số; đồng thời đánh giá hiện trạng, thách thức và cơ hội liên quan đến nền kinh tế kỹ thuật số.
Thông tin trên được ông Nguyễn Ngọc Tú, Giám đốc đổi mới, Công ty Smartlog/Entropy JVN cho biết, trong Hội thảo “Chuyển đổi kinh tế số Việt Nam trong CMCN 4.0”, do Công viên phần mềm Quang Trung (QTSC) phối hợp với Viện Nghiên cứu & Phát triển TP.HCM (HIDS) và Hội Khoa học và Chuyên gia Việt Nam toàn cầu (AVSE Global), dưới sự chỉ đạo của UBND TP.Hồ Chí Minh, tổ chức ngày 20/9, tại TP. Hồ Chí Minh.
Hội thảo thu hút sự quan tâm của các DN |
Tại hội thảo, các chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu về kinh tế số của Việt Nam đã cung cấp các kiến thức về nền tảng số hóa và chia sẻ lộ trình chuyển đổi số cũng như ứng dụng công nghệ 4.0 trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam.
Theo ông Vũ Ngọc Anh, Giám đốc điều hành AVSE Global, các DN vừa và nhỏ chiếm 97% số lượng và sử dụng hơn 50% lao động trong khu vực châu Á Thái Bình Dương, được coi là động lực tăng trưởng và đổi mới sáng tạo. Tại Việt Nam, sự năng động của khối DN này cũng đóng góp tới 40% GDP và sử dụng tới 51% lao động. Tuy nhiên, sự đóng góp này vẫn còn khá nhỏ bé do hàm lượng sử dụng công nghệ còn thấp…
Kỹ thuận số đã trở thành một công cụ chiến lược cạnh tranh của các DN và thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước. Nhiều nhận định cho rằng, CMCN 4.0 chính là cơ hội cuối cùng của Việt Nam để không bỏ lỡ chuyến tàu bắt kịp với các nước phát triển khác. Đây chính là cơ hội để các DN vừa và nhỏ có thể theo kịp với các DN lớn, tạo ra một thế hệ các DN tiếp theo.