Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Điện gió: Cơ hội để hình thành ngành công nghiệp phụ trợ năng lượng tái tạo

Hiện điện gió Việt Nam được đánh giá đang trong giai đoạn chuẩn bị và cần 5 đến 10 năm nữa để thực sự "cất cánh". Vì vậy, để điện gió trở thành ngành công nghiệp phụ trợ năng lượng tái tạo (NLTT) trong tương lai cần có một loạt chính sách, cơ chế tài chính phù hợp. Đặc biệt, cần xây dựng cơ chế chia sẻ rủi ro - đây là chìa khoá để thúc đẩy đầu tư tư nhân trong phát triển điện gió.

Cần từ 5 đến 10 năm để "cất cánh"

Chia sẻ tại toạ đàm "Đầu tư điện gió trong bối cảnh mới", sáng 8/12, về tiềm năng phát triển điện gió tại Việt Nam, ông Nguyễn Văn Vy – Phó Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam cho biết: Việt Nam có tiềm năng phát triển điện gió rất lớn, với tổng tiềm năng kỹ thuật đạt 377GW, trong đó điện gió trên bờ khoảng 217GW, và 160GW điện gió ngoài khơi.

Cũng theo ông Vy, trọng tâm chuyển đổi phát triển năng lượng giai đoạn 2030-2050 của Việt Nam sẽ tập trung vào phát triển điện sạch, kết hợp với công nghệ số giúp tận dụng tối đa năng lượng tái tạo với chi phí thấp ngày càng tăng. Đồng thời, gia tăng nhanh việc sử dụng điện sản xuất từ NLTT trong phát triển kinh tế xã hội. Theo đó, thúc đẩy phát triển NLTT, đặc biệt là điện gió là giải pháp tối ưu.

Ông Vy cũng chỉ ra, hiện điện gió đã được phê duyệt quy hoạch 11.800MW, có 84 nhà máy với tổng công suất khoảng 4.000MW đã vận hàn thương mại (COD) trước 31/10/2021. Đây là một nỗ lực rất lớn của các cơ quan ban ngành cũng như nhà đầu tư trong bối cảnh nhiều khó khăn của dịch Covid-19. Tuy nhiên, hiện vẫn còn 37 dự án với tổng công suất khoảng 2.455MW đã đăng ký nhưng không kịp COD, điều này đang gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp và rất cần các biện pháp tháo gỡ từ Chính phủ.

Điện gió: Cơ hội để hình thành ngành công nghiệp phụ trợ năng lượng tái tạo
Toạ đàm có sự tham gia của nhiều nhà khoa học, chuyên gia và nhà đầu tư theo hình thức trực tiếp và trực tuyến

Mặc dù có tiềm năng lớn, song theo ông Vy, NLTT vẫn còn nhiều khó khăn bất cập, cụ thể như chưa có chính sách dài hạn nhằm tạo ra môi trường đầu tư ổn định, còn thiếu các quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng cho các công nghệ NLTT. Giá FIT được áp dụng chung cho các dự án không phân biệt quy mô sẽ dẫn đến hạn chế nguồn lực cho phát triển. Bên cạnh đó, thủ tục chuyển đổi đất để thực hiện các dự án còn nhiều phức tạp.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Anh Tuấn – chuyên gia năng lượng, nguyên Giám đốc Trung tâm NLTT Bộ Công Thương cho biết, nhìn nhận thực tế thời gian qua, trong chiến lược phát triển, khuyến khích điện năng lượng tái tạo (trong đó có điện gió) của Chính phủ đã cho thấy sự gia tăng nhanh chóng về quy mô đầu tư và công suất các dự án, làm thay đổi tỷ trọng công suất điện NLTT tham gia vào tổng công suất phát điện quốc gia.

"Thực tế, nhờ các chính sách ưu đãi của Chính phủ, điện gió giai đoạn từ 2011-2021 đã phát triển đột phá, đặc biệt vào năm 2021. Từ khoảng 30 MW vào năm 2012, đến năm 2021, điện gió đã có sự bùng nổ với hơn 4.800 MW đưa vào hoạt động" - ông Nguyễn Anh Tuấn cho biết.

Với đánh giá tiềm năng và sự bùng nổ như thời gian qua, có thể thấy, tại dự thảo Quy hoạch điện VIII, đến 2045, vai trò phát triển của điện gió, gồm điện gió trên bờ và ngoài khơi sẽ phát triển nhanh chóng. "Nhìn tổng thể, sự phát triển bùng nổ của điện gió thời gian qua nhờ có sự hỗ trợ tích cực của chính sách. Tuy nhiên, để tiếp tục phát triển cần có sự hỗ trợ, tìm kiếm những chính sách, công cụ mạnh hơn để đẩy nhanh phát triển điện gió ngoài khơi. Vì dù có tiềm năng, song hiện tất cả mới chỉ là tiềm năng về kỹ thuật, và chưa phải là tiềm năng kinh tế" - ông Tuấn cho biết.

Cũng tại toạ đàm, các chuyên gia cũng chỉ ra những khó khăn, thách thức hiện nay khi phát triển điện gió như so với điện mặt trời, điện gió phức tạp hơn nhiều về kỹ thuật, thời gian thi công thường kéo dài từ 2-3 năm, trong khi điện mặt trời chỉ nửa năm. Ngoài ra, vấn đề đầu tư cũng cao hơn nhiều, để giảm giá thành điện gió phải có công suất lớn, và với năng lực của các nhà đầu tư trong nước rất khó để huy động. Ngoài ra, chúng ta cũng chưa có kinh nghiệm phát triển điện gió ngoài khơi, chưa có dịch vụ phụ trợ, tỉ lệ nội địa hoá... vẫn là những câu hỏi lớn cần giải đáp.

Do đó, theo ông Tuấn, cần lựa chọn con đường phát triển điện gió vào từng thời điểm hợp lý. "Hiện điện gió Việt Nam được đánh giá mới đang trong giai đoạn chuẩn bị, và cần 5 đến 10 năm nữa để chúng ta có thể "cất cánh". Vì vậy, để đi vào giai đoạn sau cần có một loạt chính sách, cơ chế tài chính phù hợp, bền vững; triển khai công nghệ phải được phát triển tương đối cụ thể, ít thay đổi với những mục tiêu rõ ràng, ổn định. Đặc biệt, Việt Nam cần lựa chọn cơ chế chia sẻ rủi ro, đây là chìa khoá để thúc đẩy đầu tư tư nhân trong phát triển điện gió, nhằm giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tư" - ông Tuấn bày tỏ quan điểm.

Chia sẻ thêm ở góc độ của nhà đầu tư, ông Nguyễn Đức Cường – chuyên gia cao cấp về năng lượng của tập đoàn T&T – cho biết, với nhu cầu điện của Việt Nam sẽ ngày càng tăng trong tương lai, đặc biệt, theo cam kết của Thủ tướng Chính phủ tại COP26 nhằm thực hiện Net Zero vào 2050 đã đặt ra bài toán cơ cấu nguồn điện của Việt Nam để thích ứng.

Và việc thúc đẩy phát triển NLTT, trong đó ưu tiên phát triển điện gió là giải pháp quan trọng tạo công ăn việc làm mới, góp phần đa dạng nguồn cung, an ninh năng lượng, giảm phải khí nhà kính, và có vai trò thiết thực trong giai đoạn đến năm 2030 và sau năm 2030 ở Việt Nam.

Thúc đẩy hình thành ngành công nghiệp mới

Ông Cường khẳng định, với công nghệ manh tính chuyển đổi, hệ số công suất cao (45-55%), tương đương Tmax nhiệt điện khí/than, sản lượng điện đầu ra ổn định theo thời gian- có thể chạy nền… điện gió ngoài khơi sẽ sớm hình thành một ngành công nghiệp công nghệ cao mới trong nước. Đây cũng là cơ hội hình thành, phát triển khu/ngành công nghiệp phụ trợ NLTT.

"Đặc biệt, với sự phát triển công nghệ, giảm giá thành cùng với xu thế chuyển dịch năng lượng, ngành công nghiệp điện gió ngoài khơi sẽ sớm phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Do đó, quy mô điện gió ngoài khơi đến 2030 cần đạt khoảng 10GW. Với quy mô này sẽ giúp định hình ngành công nghiệp phù trợ nội địa, giảm chi phí đầu tư" - ông Cường cho hay.

Bên cạnh đó, chỉ ra những tồn tại, ông Cường cho rằng, dù có tiềm năng lớn nhưng việc khai khác điện gió ngoài khơi còn nhiều thách thức và vẫn chưa được khai thác đầy đủ. Bởi, điện gió ngoài khơi vẫn là lĩnh vực đầu tư còn mới ở Việt Nam, hiểu biết còn hạn chế từ nhà quản lý đến nhà đầu tư. Nhiều địa phương thiếu quy hoạch không gian biển, khó khăn trong thực hiện thủ tục xin cấp phép, quy mô chưa thực sự đủ lớn để hình thành một ngành công nghiệp. Do đó, cần sự quan tâm, hỗ trợ mạnh mẽ từ các cơ quan nhà nước và Chính phủ. Đặc biệt, cần cơ chế giá ổn định để hỗ trợ thúc đẩy ngành năng lượng xanh, sạch này trong tương lai.

Đặc biệt, tại hội thảo, nhiều chuyên gia, doanh nghiệp cũng đã đề cập đến việc đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ liên quan đến bài toán tài chính kinh doanh khi chủ đầu tư đối mặt với nhiều rủi ro, cụ thể như có cơ chế riêng cho các dự án được giãn tiến độ COD khi không kịp vận hành thương mại trước 31/10/2021, đặc biệt Chính phủ cần sớm thống nhất giá FIT, thời gian gia hạn như thế nào để doanh nghiệp có cơ sở để triển khai.

Góp ý thêm, ông Vy cho rằng, cần sớm ban hành cơ chế đấu thầu phát triển các dự án NLTT theo các bước, xác định khối lượng cần đầu tư xây dựng các dự án điện trong từng năm, từng vùng, miền nhằm tránh quá tải cho các đường dây. Các dự án được chọn trên cơ sở giá đề xuất từ thấp đến cao cho đến khi đủ công suất theo yêu cầu.

Về giải pháp, cần hoàn thiện khuôn khổ chính sách cho phát triển NLTT; tổ chức chuẩn bị thẩm định và phê duyệt quy hoạch phát triển NLTT. Đồng thời, xây dựng và ban hành áp dụng hoạc công bố áp dụng tiêu chuẩn quốc gia và quy chuẩn kỹ thuật NLTT; ban hành cơ chế chính sách phát triển đồng bộ hệ thống truyền tải và phân phối điện; kết hợp chính sách ưu đãi với cơ chế thị trường.

Nhìn về triển vọng tương lai, ông Tuấn cho rằng, chúng ta đang chứng kiến chuyển dịch năng lượng, sử dụng năng lượng hoá thạch sang năng lượng xanh, sạch. Đây cũng là xu hướng chung của thế giới, tuy nhiên, đẩy nhanh hay chậm, từng giai đoạn triển khai như thế nào thì chúng ta cần cân nhắc để không ảnh hưởng đến nền kinh tế và vừa phải đáp ứng hoà nhập với quốc tế. Và để NLTT đáp ứng 70-80% trong cơ cấu nguồn điện vào năm 2050 thì cần cân nhắc đến bài toán kinh tế, cái giá phải trả và điều kiện kèm theo là gì? Do đó, cần giải pháp chi tiết, cụ thể rõ ràng cho từng thời điểm, giai đoạn phát triển của nền kinh tế.

Đỗ Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Năng lượng tái tạo

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Nhiều công nghệ và giải pháp toàn diện tại chuỗi triển lãm về máy móc, nguyên phụ liệu dệt may 2024

Nhiều công nghệ và giải pháp toàn diện tại chuỗi triển lãm về máy móc, nguyên phụ liệu dệt may 2024

Sáng 25/9 đã khai mạc chuỗi triển lãm quốc tế về máy móc, thiết bị nguyên phụ liệu dệt may, da giày VTG 2024 tại Trung tâm hội chợ và triển lãm Sài Gòn.
Chứng nhận AS9100: “Giấy thông hành” cho doanh nghiệp tham gia chuỗi sản xuất ngành hàng không vũ trụ

Chứng nhận AS9100: “Giấy thông hành” cho doanh nghiệp tham gia chuỗi sản xuất ngành hàng không vũ trụ

Công nghiệp sản xuất máy bay tương đối mới ở Việt Nam. Doanh nghiệp được cấp Chứng nhận AS9100 sẽ tiếp cận chuỗi sản xuất toàn cầu trong lĩnh vực này.
Liên kết đào tạo với doanh nghiệp: Tháo điểm nghẽn nhân lực cho ngành công nghiệp điện tử

Liên kết đào tạo với doanh nghiệp: Tháo điểm nghẽn nhân lực cho ngành công nghiệp điện tử

Ngành công nghiệp điện tử Việt Nam đang đứng trước cơ hội phát triển rộng mở, tuy nhiên để tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng cần tháo điểm nghẽn về nhân lực.
Nâng cao vị thế doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ

Nâng cao vị thế doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ

Việt Nam đang dần trở thành trung tâm sản xuất công nghiệp quan trọng của khu vực và thế giới, đây sẽ là cơ hội cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam.
Cuộc thi Con quay Đại chiến VASI 2024: Sân chơi cho doanh nghiệp công nghiệp chế tạo

Cuộc thi Con quay Đại chiến VASI 2024: Sân chơi cho doanh nghiệp công nghiệp chế tạo

Cuộc thi 'Con quay Đại chiến VASI 2024' tạo sân chơi cho doanh nghiệp công nghiệp chế tạo, đẩy mạnh kỹ thuật chế tạo, hướng tới chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tin cùng chuyên mục

Vimexpo 2024 Cơ hội giao thương, mở rộng kết nối về công nghiệp hỗ trợ và chế biến chế tạo

Vimexpo 2024 Cơ hội giao thương, mở rộng kết nối về công nghiệp hỗ trợ và chế biến chế tạo

VIMEXPO 2024 là sự kiện chuyên ngành do Cục Công nghiệp, Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Công nghiệp và Công ty Quảng cáo & Hội chợ Triển lãm C.I.S Vietnam tổ chức
Nền tảng thực tế ảo iguverse giành giải thưởng Red Dot Award 2024

Nền tảng thực tế ảo iguverse giành giải thưởng Red Dot Award 2024

iguverse là nền tảng thực tế ảo dành cho hoạt động bán hàng và kỹ thuật trong công nghiệp giúp doanh nghiệp có thể tạo ra các triển lãm kỹ thuật số tiện lợi.
Công nghiệp hỗ trợ trước cơ hội ‘vàng’ tham gia mạng lưới cung ứng đa ngành toàn cầu

Công nghiệp hỗ trợ trước cơ hội ‘vàng’ tham gia mạng lưới cung ứng đa ngành toàn cầu

Ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đang đứng trước những cơ hội 'vàng' để tham gia và mở rộng vị thế trên thị trường toàn cầu.
Hội chợ Công nghiệp hỗ trợ thành phố Hà Nội năm 2024 chính thức khai mạc

Hội chợ Công nghiệp hỗ trợ thành phố Hà Nội năm 2024 chính thức khai mạc

Hội chợ triển lãm Công nghiệp hỗ trợ thành phố Hà Nội năm 2024 diễn ra từ ngày 18 -20/9 do Sở Công Thương Hà Nội tổ chức, với sự góp mặt của 250 gian hàng.
Cơ hội từ dòng vốn FDI tập trung vào công nghiệp chế biến, chế tạo

Cơ hội từ dòng vốn FDI tập trung vào công nghiệp chế biến, chế tạo

Trong tổng số gần 12 tỷ USD vốn FDI đầu tư mới vào Việt Nam 8 tháng, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 8,53%, chiếm 71,1% tổng vốn đầu tư.
Vĩnh Phúc đón dự án thứ 2 từ tập đoàn Top 500 Hoa Kỳ

Vĩnh Phúc đón dự án thứ 2 từ tập đoàn Top 500 Hoa Kỳ

Với việc khánh thành Nhà máy Polaris Việt Nam tại KCN Bá Thiện 2, huyện Bình Xuyên vào sáng 11/9, Tập đoàn Polaris (Hoa Kỳ) đã có dự án thứ 2 tại Vĩnh Phúc.
Triển lãm NEPCON Việt Nam 2024: Quy tụ gần 300 thương hiệu điện tử hàng đầu

Triển lãm NEPCON Việt Nam 2024: Quy tụ gần 300 thương hiệu điện tử hàng đầu

Sáng ngày 11/9, Triển lãm Điện tử quốc tế (NEPCON Việt Nam 2024) đã khai mạc tại Hà Nội. Sự kiện quy tụ gần 300 thương hiệu điện tử hàng đầu từ 20 quốc gia.
Triển lãm FBC ASEAN 2024: Mở rộng cơ hội hợp tác cho doanh nghiệp ngành chế tạo Việt Nam

Triển lãm FBC ASEAN 2024: Mở rộng cơ hội hợp tác cho doanh nghiệp ngành chế tạo Việt Nam

Diễn ra từ ngày 18/9-20/9 tại Hà Nội, triển lãm FBC ASEAN 2024 sẽ là một cơ hội quan trọng để các doanh nghiệp chế tạo Việt Nam kết nối với các đối tác quốc tế.
Doanh nghiệp điện tử tìm chỗ đứng trong chuỗi cung ứng toàn cầu

Doanh nghiệp điện tử tìm chỗ đứng trong chuỗi cung ứng toàn cầu

Đứng trước nhiều cơ hội, nhưng doanh nghiệp điện tử trong nước vẫn gặp khó trong hành trình đi tìm 'chỗ đứng' trong chuỗi cung ứng của các tập đoàn toàn cầu.
Bước tiến mới trong chuỗi cung ứng hàng không của Việt Nam

Bước tiến mới trong chuỗi cung ứng hàng không của Việt Nam

Chuỗi cung ứng hàng không của Việt Nam vừa có một bước tiến đột phá với dự án sản xuất cửa thoát hiểm trên cánh cho A321neo.
Tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu: Doanh nghiệp Việt có đang “lép” vế?

Tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu: Doanh nghiệp Việt có đang “lép” vế?

Có nhiều cơ hội để Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, nhưng doanh nghiệp nội đang đối mặt với nguy cơ “thua” ngay trên sân nhà.
Phát triển công nghiệp hỗ trợ, khi địa phương tích cực đồng hành

Phát triển công nghiệp hỗ trợ, khi địa phương tích cực đồng hành

Mô hình hợp tác phát triển công nghiệp hỗ trợ giữa Trung ương, địa phương và DN là chương trình hợp tác mà Bộ Công Thương triển khai, ghi nhận kết quả tích cực.
TP. Hồ Chí Minh: Doanh nghiệp FDI tìm kiếm nhà cung cấp công nghiệp hỗ trợ năm 2024

TP. Hồ Chí Minh: Doanh nghiệp FDI tìm kiếm nhà cung cấp công nghiệp hỗ trợ năm 2024

22 doanh nghiệp FDI đã tham gia kết nối với 130 nhà cung cấp Việt Nam tại Hội nghị tìm kiếm nhà cung cấp công nghiệp hỗ trợ 2024, tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh.
Doanh nghiệp ngành điện tử Việt bao giờ thoát cảnh gia công, đơn hàng bấp bênh?

Doanh nghiệp ngành điện tử Việt bao giờ thoát cảnh gia công, đơn hàng bấp bênh?

Dù ngành điện tử thu về hàng trăm tỷ USD xuất khẩu mỗi năm, nhưng lợi ích kinh tế trong việc tham gia vào chuỗi cung ứng điện tử toàn cầu là tương đối nhỏ.
Nhiều doanh nghiệp FDI chế biến, chế tạo muốn mở rộng sản xuất tại Việt Nam

Nhiều doanh nghiệp FDI chế biến, chế tạo muốn mở rộng sản xuất tại Việt Nam

Xu hướng chuyển dịch ra ngoài Trung Quốc đã tạo áp lực mở rộng sản xuất cho doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo tại Việt Nam.
Vĩnh Phúc hấp dẫn các doanh nghiệp phụ trợ ngành điện tử

Vĩnh Phúc hấp dẫn các doanh nghiệp phụ trợ ngành điện tử

Compal, BH Flex, DKT Vina, Interflex Vina, Arcadyan… là những doanh nghiệp FDI tại Vĩnh Phúc đang có được đơn hàng ổn định từ những tập đoàn lớn trên thế giới.
Triển lãm quốc tế về công nghiệp hỗ trợ lần thứ 5 sẽ diễn ra vào tháng 10/2024

Triển lãm quốc tế về công nghiệp hỗ trợ lần thứ 5 sẽ diễn ra vào tháng 10/2024

Triển lãm quốc tế về Công nghiệp hỗ trợ và Chế biến chế tạo Việt Nam với chủ đề “Kết nối để phát triển” sẽ chính thức trở lại từ ngày 17-19/10/2024.
Trung tâm Hỗ trợ phát triển Công nghiệp, Cục Công nghiệp thông báo vị trí tuyển dụng viên chức năm 2024

Trung tâm Hỗ trợ phát triển Công nghiệp, Cục Công nghiệp thông báo vị trí tuyển dụng viên chức năm 2024

Trung tâm Hỗ trợ phát triển Công nghiệp thông báo tuyển dụng chuyên viên Hỗ trợ phát triển công nghiệp hạng III – lĩnh vực Kỹ thuật, công nghệ, cơ sở dữ liệu...
Tuyển dụng viên chức năm 2024 của Trung tâm Hỗ trợ phát triển Công nghiệp (IDC), Cục Công nghiệp

Tuyển dụng viên chức năm 2024 của Trung tâm Hỗ trợ phát triển Công nghiệp (IDC), Cục Công nghiệp

Trung tâm IDC tuyển dụng: Người đủ các điều kiện sau không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển viên chức
Vươn ra ‘biển lớn’: Lời giải nào cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam?

Vươn ra ‘biển lớn’: Lời giải nào cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam?

Để doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam không bị lép vế trong chuỗi cung ứng mới trên “sân nhà” và trên thị trường toàn cầu thì vẫn còn nhiều việc phải làm.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động