Đèo Hải Vân tiếp tục sạt lở, giao thông đường sắt vẫn ách tắc Bộ Chính trị: Phấn đấu hoàn thành tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam trước 2045 |
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản 3244/VPCP-CN ngày 9/5/2023 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về niên hạn sử dụng phương tiện giao thông đường sắt; đề xuất sửa Nghị định 65/2018/NĐ-CP và Nghị định 01/2022/NĐ-CP.
Cụ thể, về đề nghị của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, ý kiến của các Bộ: Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tư pháp, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ về việc quy định niên hạn đầu máy toa xe; đề xuất sửa Nghị định số 65/2018/NĐ-CP và Nghị định số 01/2022/NĐ-CP, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà có ý kiến như sau:
Bộ Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, trình cấp có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh quy định về niên hạn sử dụng phương tiện giao thông đường sắt tại Nghị định số 65/2018/NĐ-CP, Nghị định số 01/2022/NĐ-CP của Chính phủ nhằm đảm bảo lộ trình giảm phát thải khí nhà kính, an toàn và phù hợp với điều kiện thực tế tại Việt Nam.
Điều chỉnh niên hạn sử dụng phương tiện giao thông đường sắt |
Đồng thời, khẩn trương rà soát, hoàn thiện tiêu chuẩn, quy chuẩn và quy định về việc kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với phương tiện giao thông đường sắt.
Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chỉ đạo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam xây dựng lộ trình để chuyển đổi năng lượng xanh trong lĩnh vực đường sắt theo Quyết định số 876/QĐ-TTg ngày 22/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ, rà soát, hoàn thiện tiêu chuẩn cơ sở, quy trình sửa chữa định kỳ phương tiện giao thông đường sắt và chịu trách nhiệm toàn diện về đảm bảo an toàn phương tiện giao thông đường sắt trong quá trình khai thác, vận hành.
Theo Bộ Giao thông vận tải, Luật Đường sắt 2017 quy định phương tiện giao thông đường sắt phải còn niên hạn sử dụng. Đối với đầu máy và toa xe chở khách niên hạn sử dụng là 40 năm, toa xe chở hàng là 45 năm.
Để thực hiện theo quy định trên, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã lập dự án đầu tư đầu máy sử dụng nhiên liệu diesel để thay thế đầu máy hết niên hạn. Nhưng theo Quyết định 876, đầu máy, toa xe đường sắt chuyển 100% sang sử dụng điện, năng lượng xanh thì các đầu máy sử dụng nhiên liệu diesel sẽ bị loại bỏ vào năm 2050.
Theo tính toán của Bộ Giao thông vận tải, năm 2024 đưa đầu máy sử dụng nhiên liệu diesel vào sử dụng thì chỉ khai thác được 26 năm, trong khi niên hạn quy định lên tới 40 năm. Do đó, việc khai thác sẽ không đem lại hiệu quả, không đủ thời gian tạo ra lợi nhuận.