Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Điều tra chống bán phá giá được nhiều quốc gia khởi xướng mạnh mẽ

Trong giai đoạn 2012-2020 số vụ việc điều tra chống bán phá giá được các quốc gia khởi xướng mạnh mẽ, trên 200 vụ việc nhằm bảo vệ ngành sản xuất trong nước.
Hoa Kỳ nhận hồ sơ yêu cầu điều tra chống bán phá giá túi mua hàng bằng giấy từ Việt Nam Bộ Công Thương ban hành bản câu hỏi điều tra chính thức chống bán phá giá cáp thép dự ứng lực Việt Nam điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá tháp điện gió từ Trung Quốc

Gia tăng các vụ việc điều tra

Bán phá giá là hiện tượng xảy ra khi một loại hàng hoá nhất định được xuất khẩu sang nước khác, với mức giá thấp hơn mức giá thông thường có thể so sánh được tại thị trường nước xuất khẩu. Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) cho rằng đây là hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài đối với các nhà sản xuất của nước nhập khẩu.

Vì vậy, biện pháp chống bán phá giá được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu bị bán phá giá để khắc phục thiệt hại đáng kể mà hàng nhập khẩu này gây ra cho ngành sản xuất nội địa của nước nhập khẩu.

Điều tra chống bán phá giá được nhiều quốc gia khởi xướng mạnh mẽ
Thép là mặt hàng thường xuyên bị điều tra chống bán phá giá. Ảnh TTXVN

Trước xu hướng bảo hộ thương mại diễn ra ngày càng mạnh mẽ hơn bao giờ hết, vì vậy, tại Báo cáo thường niên phòng vệ thương mại 2022 do Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương thực hiện cho biết, trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2021, trung bình số vụ việc các thành viên WTO khởi xướng điều tra biện pháp chống bán phá giá là 234 vụ việc. "Có thể thấy, trong giai đoạn 2012-2020 số vụ việc điều tra chống bán phá giá được các thành viên khởi xướng mạnh mẽ, trên mức 200 vụ việc, đặc biệt năm 2013 ghi nhận 287 vụ việc, năm 2016 đạt 298 vụ việc và năm 2020 ghi nhận 355 vụ việc được khởi xướng"- Cục Phòng vệ thương mại thông tin.

Đáng chú ý, theo báo cáo, năm 2020 đánh dấu một năm gia tăng đáng kể số vụ việc do các thành viên WTO khởi xướng điều tra chống bán phá giá, với 355 vụ, chỉ xếp sau năm 2001 với 372 vụ và năm 1999 với 357 vụ kể từ khi WTO được thành lập vào năm 1995. Tuy nhiên, số vụ việc áp thuế chống bán phá giá trong giai đoạn 2010-2021, trung bình đạt 164 vụ việc/năm. Trong cả giai đoạn, ghi nhận 205 vụ việc bị áp thuế chống bán phá giá vào năm 2018, năm 2021 đạt tới 286 vụ việc – mức cao nhất trong giai đoạn từ năm 1995 đến nay. Năm 2022 các thành viên WTO khởi xướng 89 vụ, giảm 97 vụ việc so với cùng kỳ năm 2021 và có tới 103 vụ việc điều tra dẫn đến áp thuế chống bán phá giá, giảm 183 vụ việc so với cùng kỳ năm 202.

Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương cho hay, mặc dù các cuộc điều tra chống bán phá giá không nhất thiết sẽ dẫn đến việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá nhưng sự gia tăng các vụ việc điều tra trong năm trước có thể báo hiệu sự gia tăng số lượng các biện pháp được áp dụng trong năm sau. Do trong năm 2020, số vụ việc khởi xướng điều tra chống bán phá giá tăng mạnh, đạt tới 355 vụ việc, nên trong năm 2021 số lượng vụ việc điều tra dẫn đến áp thuế chống bán phá giá cũng theo đó tăng mạnh, đạt tới 286 vụ việc, tăng 179 vụ việc so với năm 2020.

Ngược lại xu hướng đó, số lượng vụ việc được khởi xướng trong năm 2021 chỉ đạt 186 vụ việc, do vậy trong năm 2022, số vụ dẫn đến áp thuế chỉ đạt 89 vụ. Tính riêng đối với các nền kinh tế thuộc nhóm G20, các vụ việc điều tra chống bán phá giá từ tháng 7 năm 2019 đến tháng 7 năm 2021 cho thấy số vụ kiện tăng từ 93 vụ trong 6 tháng cuối năm 2019 lên 157 vụ trong 6 tháng đầu năm 2020, sau đó giảm xuống 122 vụ trong 6 tháng tiếp theo và 6 tháng đầu năm 2021, số vụ việc tiếp tục giảm xuống 91 vụ – chiếm 79% trong tổng số 115 vụ việc điều tra chống bán phá giá được khởi xướng bởi các thành viên WTO trong giai đoạn này.

Bên cạnh đó, số lượng vụ việc mà các nền kinh tế G20 áp dụng biện pháp chống bán phá giá trong 6 tháng đầu năm 2021 đạt 130 vụ, tăng 177% so với 6 tháng cuối năm 2020. Cụ thể, giai đoạn từ tháng 7 năm 2020 đến tháng 6 năm 2022, Hoa Kỳ là quốc gia khởi xướng điều tra chống bán phá giá nhiều nhất với 101 vụ việc, xếp sau là Ấn Độ với 58 vụ việc, Trung Quốc với 32 vụ, Canada là 25 vụ, EU và Argentina là 20 vụ, Mexico là 11 vụ, Úc và Nga là 8 vụ, Brazil là 6 vụ, Hàn Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ là 5 vụ. Trong khi đó, Ấn Độ là quốc gia áp dụng nhiều biện pháp chống bán phá giá nhất với 73 vụ, kế tiếp là Hoa Kỳ với 69 vụ, Canada 26 vụ, Argentina và EU là 22 vụ, Nam Phi là 18 vụ, Brazil 17 vụ, Hàn Quốc 15 vụ,...

Việt Nam chủ động sử dụng biện pháp

Trong giai đoạn từ 1/1/1995 đến 31/12/2022, Trung Quốc là quốc gia bị khởi xướng điều tra biện pháp chống bán phá giá nhiều nhất với 1.565 vụ việc, chiếm 24% tổng số vụ việc (6.582 vụ việc) của các thành viên WTO bị khởi xướng trong cùng giai đoạn. Đứng thứ hai là Hàn Quốc với 487 vụ, chiếm 7%; thứ ba là Đài Loan (Trung Quốc) với 335 vụ, chiếm 5,1%; Hoa Kỳ 318 vụ, chiếm 4,8%; Ấn Độ 270 vụ, chiếm 4,1%; Thái Lan 260 vụ, chiếm 4%.

Đối với Việt Nam, theo Cục Phòng vệ thương mại, Việt Nam bị các thành viên WTO khởi xướng điều tra chống bán phá giá với 120 vụ. Năm 2022, các thành viên WTO đã khởi xướng tổng cộng 89 vụ việc điều tra biện pháp chống bán phá giá, trong đó Trung Quốc là đối tượng của 38 vụ việc, chiếm 43% tổng số vụ việc khởi xướng; Ấn Độ bị khởi xướng điều tra 08 vụ việc, chiếm 9%; Hàn Quốc, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam bị khởi xướng điều tra 4 vụ việc.

Một số ngành hàng là đối tượng bị điều tra chống bán phá giá của các thành viên WTO là động vật sống; nông sản; mỡ, dầu và sáp động thực vật; thực phẩm chế biến sẵn, đồ uống, rượu mạnh, giấm và thuốc lá; sản phẩm khoáng; sản phẩm hóa chất; các sản phẩm nhựa, plastic, cao su; gỗ và các sản phẩm gỗ; giấy, bìa; sản phẩm dệt may; các sản phẩm bằng đá, thạch cao, sản phẩm gốm, sứ, thủy tinh; sản phẩm kim loại; máy móc và thiết bị điện; xe cộ, máy bay và tàu thuyền và các mặt hàng khác. Năm 2022 ghi nhận 89 vụ việc khởi xướng điều tra chống bán phá giá, trong đó, mặt hàng hóa chất có 21 vụ việc, chiếm 24%; các sản phẩm kim loại chiếm 16 vụ việc (chiếm 18% tổng số vụ việc khởi xướng), xếp thứ ba là nhóm các mặt hàng nhựa với 12 vụ việc (chiếm 13%).

Tính đến nay, Việt Nam đã khởi xướng 16 vụ việc điều tra chống bán phá giá trong số 25 vụ việc. So với các nước, mức độ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, trong đó có biện pháp chống bán phá giá của Việt Nam ít hơn. Theo Cục Phòng vệ thương mại là do Việt Nam thống kê theo vụ việc khởi xướng điều tra, còn các nước thống kê theo số quốc gia bị điều tra trong mỗi vụ việc.

Ngoài ra, Việt Nam gia nhập WTO sau một số nước ASEAN và châu Á gần 10 năm. Và chúng ta bắt đầu điều tra biện pháp phòng vệ thương mại lần đầu vào năm 2009, tức mới có 14 năm sử dụng công cụ này. Thống kê của WTO, giai đoạn 2018-2022, Việt Nam đứng thứ 12 trong số các nước thành viên khởi xướng điều tra nhiều nhất các vụ việc phòng vệ thương mại.

Mặt khác, phòng vệ thương mại là biện pháp nhằm bảo vệ ngành sản xuất trong nước, không phải một vài doanh nghiệp cụ thể. Vì vậy, yêu cầu cơ bản khi sử dụng biện pháp phòng vệ thương mại là phải có sự liên kết giữa các doanh nghiệp sản xuất trong nước để đáp ứng được các yêu cầu, điều kiện bắt buộc khi sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam cũng như của WTO.

Theo đó, việc sử dụng biện pháp phòng vệ thương mại phải căn cứ trên hồ sơ đề nghị của đại diện ngành sản xuất trong nước. “Do phần lớn doanh nghiệp Việt Nam là vừa và nhỏ nên mức độ nhận thức, hiểu biết về các biện pháp phòng vệ thương mại còn rất hạn chế, cũng như mức độ sẵn sàng hợp tác để cùng kiến nghị gặp nhiều khó khăn, khiến số vụ việc sử dụng biện pháp phòng vệ thương mại ở Việt Nam chưa nhiều”- Cục Phòng vệ thương mại nêu rõ.

Bảo Thoa
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Chống bán phá giá

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh sẽ diễn ra từ 21-23/10

Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh sẽ diễn ra từ 21-23/10

Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh 2024 hứa hẹn sẽ là một nền tảng quan trọng thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam và châu Âu trong lĩnh vực kinh tế xanh.
Ban hành Bản câu hỏi điều tra rà soát áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại với đường mía

Ban hành Bản câu hỏi điều tra rà soát áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại với đường mía

Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương đã Ban hành Bản câu hỏi điều tra rà soát áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại đối với một số sản phẩm đường mía.
Khai mạc hội chợ triển lãm thương mại Việt Nam - Thượng Hải lần thứ 18

Khai mạc hội chợ triển lãm thương mại Việt Nam - Thượng Hải lần thứ 18

Hội chợ triển lãm thương mại Việt Nam - Thượng Hải quy tụ hơn 200 doanh nghiệp và trên 20 hiệp hội trưng bày, giới thiệu các sản phẩm chất lượng của Trung Quốc.
Việt Nam đã chi hàng tỷ đồng để nhập khẩu ngô các loại, mua từ nước nào nhiều nhất?

Việt Nam đã chi hàng tỷ đồng để nhập khẩu ngô các loại, mua từ nước nào nhiều nhất?

8 tháng năm 2024, Việt Nam đã chi 1,72 tỷ USD, nhập khẩu ngô các loại, tăng 29,5% khối lượng, tăng 0,07% về kim ngạch nhưng giảm 22,8% về giá so với cùng kỳ.
Đến giữa tháng 9, xuất nhập khẩu cả nước vượt mức 540 tỷ USD

Đến giữa tháng 9, xuất nhập khẩu cả nước vượt mức 540 tỷ USD

Theo Tổng cục Hải quan, lũy kế đến 15/9, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 540,72 tỷ USD, xuất siêu hơn 18 tỷ USD.

Tin cùng chuyên mục

Giá tôm nguyên liệu và xuất khẩu đều có xu hướng tăng

Giá tôm nguyên liệu và xuất khẩu đều có xu hướng tăng

Tuần thứ 2 của tháng 9, giá tôm chân trắng ướp lạnh nguyên con tăng khoảng 20% so với cùng kỳ năm 2023. Giá tôm xuất khẩu sang cũng có xu hướng tăng.
Đến thời điểm giữa tháng 9, xuất khẩu gạo đã vượt 4 tỷ USD

Đến thời điểm giữa tháng 9, xuất khẩu gạo đã vượt 4 tỷ USD

Tính đến giữa tháng 9, Việt Nam xuất khẩu gần 6,5 triệu tấn gạo, mang về 4,06 tỷ USD.
8 tháng Việt Nam đã thu về hơn 822 triệu USD từ xuất khẩu sắn

8 tháng Việt Nam đã thu về hơn 822 triệu USD từ xuất khẩu sắn

8 tháng Việt Nam thu về hơn 822 triệu USD từ xuất khẩu sắn, sản lượng đạt hơn 1,7 triệu tấn, giảm 3,8% về lượng nhưng tăng 7% về trị giá so với cùng kỳ.
7 doanh nghiệp được phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu 121.000 tấn đường năm 2024

7 doanh nghiệp được phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu 121.000 tấn đường năm 2024

Sáng ngày 20/9, Bộ Công Thương tổ chức Phiên phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đối với mặt hàng đường theo phương thức đấu giá năm 2024.
Sắp diễn ra Hội chợ Làng nghề lần thứ 20, năm 2024

Sắp diễn ra Hội chợ Làng nghề lần thứ 20, năm 2024

Sáng 20/9, Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp tổ chức họp báo thông tin Hội chợ Làng nghề lần thứ 20, năm 2024.
Hoa Kỳ ban hành kết luận cuối cùng vụ việc rà soát cuối kỳ túi dệt từ Việt Nam

Hoa Kỳ ban hành kết luận cuối cùng vụ việc rà soát cuối kỳ túi dệt từ Việt Nam

Hoa Kỳ đã ban hành kết luận cuối cùng vụ việc rà soát cuối kỳ lần thứ nhất lệnh áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp với túi dệt nhập khẩu từ Việt Nam.
Thái Lan tiếp nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá thép không gỉ cán nguội

Thái Lan tiếp nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá thép không gỉ cán nguội

Thái Lan thông báo tiếp nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá đối với mặt hàng thép không gỉ cán nguội có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam.
Ấn Độ tiếp nhận Hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá mặt hàng calcium carbonate filler masterbatch

Ấn Độ tiếp nhận Hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá mặt hàng calcium carbonate filler masterbatch

Ấn Độ tiếp nhận Hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp mặt hàng calcium carbonate filler masterbatch có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam.
Kết luận rà soát hành chính thuế chống bán phá giá cá tra Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Kết luận rà soát hành chính thuế chống bán phá giá cá tra Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Hoa Kỳ đã ban hành Kết luận sơ bộ trong cuộc rà soát hành chính thuế chống bán phá giá lần thứ 20 (POR 20) đối với cá tra Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này
Hoa Kỳ khởi xướng rà soát hoàng hôn sản phẩm lò xo đệm không bọc từ Việt Nam

Hoa Kỳ khởi xướng rà soát hoàng hôn sản phẩm lò xo đệm không bọc từ Việt Nam

Hoa Kỳ thông báo khởi xướng rà soát hoàng hôn lần thứ ba đối với lệnh áp thuế chống bán phá giá sản phẩm lò xo đệm không bọc từ Việt Nam.
Nhập khẩu lúa mì từ thị trường Ukraine tăng hơn 800% trong 8 tháng

Nhập khẩu lúa mì từ thị trường Ukraine tăng hơn 800% trong 8 tháng

8 tháng năm 2024, Việt Nam đã chi hơn 190 triệu USD nhập khẩu lúa mì từ thị trường Ukraine, tăng hơn 800% về lượng so với cùng kỳ năm ngoái.
‘Cửa ngõ’ giao thương Việt Nam - Trung Quốc thông suốt sau bão Yagi

‘Cửa ngõ’ giao thương Việt Nam - Trung Quốc thông suốt sau bão Yagi

Tại các cửa khẩu lớn với Trung Quốc, hoạt động xuất nhập khẩu đã dần trở lại ổn định và tăng trưởng sau bão Yagi.
Nhập khẩu sầu riêng tươi của Trung Quốc dự kiến vượt 10 tỷ USD

Nhập khẩu sầu riêng tươi của Trung Quốc dự kiến vượt 10 tỷ USD

Mỗi năm, Trung Quốc nhập khẩu 7 tỷ USD sầu riêng tươi. Dự kiến vài năm tới, con số này sẽ vượt mức 10 tỷ USD.
Triển lãm nội thất và xây dựng Việt Nam lần đầu có gì đặc biệt?

Triển lãm nội thất và xây dựng Việt Nam lần đầu có gì đặc biệt?

Từ ngày 2 - 5/10/2024, tại TP. Hồ Chí Minh sẽ diễn ra Triển lãm nội thất và xây dựng Việt Nam, triển lãm kết nối toàn diện thông qua ứng dụng mô hình B2D2C.
Xuất khẩu cá tra tháng 8 sang các thị trường tiếp đà tăng trưởng

Xuất khẩu cá tra tháng 8 sang các thị trường tiếp đà tăng trưởng

8 tháng năm 2024, xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang các thị trường đạt gần 1,3 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Điểm tên những thị trường cung cấp đậu tương lớn cho Việt Nam

Điểm tên những thị trường cung cấp đậu tương lớn cho Việt Nam

Brazil là thị trường cung cấp đậu tương lớn nhất cho Việt Nam trong 8 tháng, chiếm 59% tổng lượng và chiếm 56,9% tổng kim ngạch nhập khẩu đậu tương của cả nước.
Tập đoàn TH mang thương hiệu Việt tới hội chợ quốc tế về thực phẩm và đồ uống tại Nga

Tập đoàn TH mang thương hiệu Việt tới hội chợ quốc tế về thực phẩm và đồ uống tại Nga

Tập đoàn TH mang các sản phẩm sáng tạo, đạt chuẩn chất lượng quốc tế sang Hội chợ Thực phẩm đồ uống Quốc tế lần thứ 32 - Worldfood 2024.
Hơn 900 gian hàng sản phẩm công nghệ mới tại VietnamPrintPack 2024

Hơn 900 gian hàng sản phẩm công nghệ mới tại VietnamPrintPack 2024

Sáng 18/9, Triển lãm quốc tế ngành công nghiệp đóng gói bao bì và in ấn đã khai mạc tại Trung tâm hội chợ và triển lãm Sài Gòn, TP. Hồ Chí Minh.
8 tháng năm 2024, Việt Nam xuất khẩu gần 1,1 triệu tấn cà phê

8 tháng năm 2024, Việt Nam xuất khẩu gần 1,1 triệu tấn cà phê

8 tháng năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu gần 1,1 triệu tấn cà phê, thu về 4 tỷ USD, giảm 12,1% về lượng nhưng tăng tới 35,6% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu cá tra: Cơ hội mới sau 20 năm vướng vụ kiện bán phá giá

Xuất khẩu cá tra: Cơ hội mới sau 20 năm vướng vụ kiện bán phá giá

Ngành cá tra Việt Nam nhận tin vui khi DOC công bố nhiều nhà xuất khẩu cá tra không bị áp thuế chống bán phá giá, đây là bước ngoặt giúp tăng trưởng xuất khẩu.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động