Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ hai 25/11/2024 01:19

Định kiến giới đang là rào cản đối với sự phát triển, tiến bộ của phụ nữ

Theo bà Bùi Thị Hòa - Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, bình đẳng giới đã có những bước phát triển rất tiến bộ, vượt bậc so với trước đây, tuy nhiên với sự phát triển kinh tế - xã hội, nhất là trong thời đại kỷ nguyên số thì quá trình này vẫn tiếp tục gặp những khó khăn và thách thức…
Khó khăn lớn nhất thực hiện mục tiêu bình đẳng giới là nhận thức trong toàn xã hội

Nhiều thành tựu đáng khích lệ

Vấn đề bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ đã được Đảng và Nhà nước Việt Nam quan tâm ngay từ ngày thành lập nước. Năm 2006, Quốc hội Việt Nam khóa XI đã thông qua Luật Bình đẳng giới, quy định các nguyên tắc, nội dung bình đẳng giới và các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới, và chỉ rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc tăng cường bình đẳng giới. Chính phủ cũng đã ban hành Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020, Chương trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2015 và Chương trình hành động quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2016-2020.

Trong Báo cáo quốc gia của Việt Nam về việc thực hiện quyền con người theo cơ chế kiểm điểm định kỳ phổ cập của Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc đã đánh giá, chiến lược và chương trình quốc gia về bình đẳng giới của Việt Nam tập trung triển khai ở những vùng và khu vực có tình trạng bất bình đẳng và nguy cơ bất bình đẳng cao; từ đó góp phần đẩy lùi tình trạng bất bình đẳng giới trong phạm vi cả nước.

Ông Đào Ngọc Dung - Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, trong thực tiễn thực hiện mục tiêu bình đẳng giới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ và được các tổ chức quốc tế đánh giá là một trong những quốc gia xoá bỏ khoảng cách giới nhanh nhất trong 20 năm qua. Tình trạng bất bình đẳng giới của Việt Nam đã được cải thiện nhanh, thể hiện ở các chỉ số phát triển giới (GDI), chỉ số khoảng cách giới (GGI) và chỉ số bất bình đẳng giới (GII) đều ở mức trung bình cao trong các quốc gia tham gia xếp hạng.

Ngoài ra, một số kết quả đã đạt được trong triển khai thực hiện mục tiêu bình đẳng giới, như: trong lao động tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của lao động nữ Việt Nam ở mức khá cao so với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới; tỷ lệ thất nghiệp của lao động nữ thấp hơn nam; số lượng và tỷ trọng lao động nữ trong tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đã tăng khá nhanh trong thời gian gần đây, là cơ hội tốt cho lao động nữ nông thôn thoát nghèo và chuyển đổi việc làm ra khỏi khu vực nông nghiệp…

Trong chính trị, tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội khóa XIV (2016-2021) đạt 26,8%, đưa Việt Nam tiếp tục là một trong số ít nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương có tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội đạt trên 25%. Số nữ đại biểu giữ các trọng trách quan trọng trong các cơ quan của Quốc hội đã tăng lên trong những khóa gần đây, đặc biệt lần đầu tiên Việt Nam có nữ Chủ tịch Quốc hội. Còn trong gia đình, khoảng cách về thời gian làm việc không được trả công (làm việc gia đình) của lao động nữ và lao động nam ở Việt Nam đang ngày càng được rút ngắn, thấp hơn một số quốc gia khác trên thế giới.

Bình đẳng giới cần được tiếp cận theo hướng công bằng

Tuy nhiên, dù có những kết quả tích cực trong thực hiện mục tiêu bình đẳng giới, nhưng thực tế phụ nữ Việt Nam vẫn chịu nhiều thua thiệt so với nam giới.

Bà Bùi Thị Hòa - Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam - cho hay, Việt Nam được đánh giá là điểm sáng của thực hiện bình đẳng giới, là quốc gia xóa bỏ khoảng cách giới nhanh nhất trong 20 năm qua và được xếp ở nhóm các quốc gia có khung luật pháp, chính sách về bình đẳng giới tốt trên thế giới. Cùng với sự phát triển của xã hội, phụ nữ Việt Nam ngày càng tiến bộ và phát triển. Bên cạnh gia đình, phụ nữ đã có tiếng nói, sự phát triển trong tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội. Song theo bà Bùi Thị Hòa, bất bình đẳng giới, định kiến giới vẫn tồn tại, đặc biệt là tư tưởng “trọng nam hơn nữ” trong xã hội, quan điểm “nam trưởng, nữ phó” còn tồn tại, ảnh hưởng đến sự phát triển của phụ nữ.

Mặt khác, nhận thức về bình đẳng giới trong xã hội và bản thân người phụ nữ còn hạn chế. Không ít người vẫn coi bình đẳng giới là ưu tiên cho phụ nữ. Chính cách tiếp cận như vậy đã đặt người phụ nữ luôn ở vị trí yếu thế hơn nam giới. “Để cải thiện tình trạng này, nâng cao nhận thức về bình đẳng giới cho toàn xã hội là rất quan trọng. Bình đẳng giới cần được tiếp cận theo hướng công bằng, tạo cơ hội cho cả hai giới cùng phát triển chứ không phải ưu tiên cho phụ nữ” - bà Hòa cho hay.

Tuy vậy, để thực hiện bình đẳng giới, bà Bùi Thị Hòa cho rằng, hiện còn nhiều khó khăn, thách thức, trong đó: Vị trí của Việt Nam trong bảng xếp hạng thế giới về chỉ số khoảng cách giới (GGI) không ổn định và đang có xu hướng tụt giảm liên tục những năm gần đây; thách thức từ biến đổi khí hậu, trong đó, người nghèo, phụ nữ và trẻ em là những người dễ bị tổn thương nhất; cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ đưa đến những cơ hội cho phụ nữ nhưng nhiều dự báo cho thấy lao động nữ làm những công việc giản đơn, trong những nghề có tiền lương thấp sẽ chịu nhiều tác động bất lợi, dễ bị mất việc làm do sự thay thế công nghệ nhất; thiếu số liệu thống kê có tách biệt giới…

Bên cạnh những thách thức đó, khó khăn lớn nhất của quá trình này vẫn là vấn đề nâng cao nhận thức về bình đẳng giới cho toàn xã hội. Bà Bùi Thị Hòa nhấn mạnh: Định kiến giới, tư tưởng trọng nam hơn nữ vẫn còn tồn tại dai dẳng trong xã hội đã tạo ra những rào cản đối với sự phát triển và tiến bộ của phụ nữ; còn một bộ phận phụ nữ, nhất là phụ nữ nông thôn vẫn tự ti, cam chịu; trong gia đình, phụ nữ vẫn được trông đợi là người thực hiện công việc chăm sóc con cái, người thân; các dịch vụ hỗ trợ gia đình chưa được quan tâm phát triển đúng mức là khó khăn, thách thức lớn đối phụ nữ để có thể đảm nhiệm được các vai trò trong gia đình và ngoài xã hội…

Bên cạnh hoàn thiện hệ thống luật pháp quốc gia, Việt Nam đã và đang tích cực tham gia các công ước quốc tế liên quan đến quyền con người và bình đẳng giới; Chính phủ Việt Nam luôn nhận thức, thực hiện nghiêm túc các cam kết quốc tế và được cộng đồng quốc tế đánh giá cao về những kết quả đạt được.
Hoa Quỳnh

Tin cùng chuyên mục

Nhân sự 20/11: Bộ Chính trị bổ nhiệm nhân sự; Bộ Công an bổ nhiệm hai lãnh đạo tại tỉnh Bình Dương

Nhân sự 19/11: Quốc hội ban hành nghị quyết nhân sự; Bộ Công Thương bổ nhiệm Phó Vụ trưởng

Nhân sự 18/11: Bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Y tế; Nghệ An có tân Chủ tịch HĐND tỉnh

Nhân sự Trung ương tuần qua: Bộ Chính trị điều động cán bộ từ địa phương

Nhân sự địa phương: Hà Nội, Nam Định bổ nhiệm cán bộ; tân Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An là ai?

Nhân sự 15/11: Ông Nguyễn Xuân Ký, Bùi Văn Cường bị kỷ luật cảnh cáo; Ban Dân vận có nhân sự mới

Bắt người mẫu An Tây, ca sĩ Chi Dân: Lời xin lỗi muộn màng và bài học đắt giá cho nghệ sĩ

Nhân sự 14/11: Bộ Giao thông Vận tải điều động Vụ trưởng; Ninh Bình, Trà Vinh bổ nhiệm lãnh đạo chủ chốt

Nhân sự ngày 13/11: Công bố lí do đề nghị kỷ luật đối với nguyên Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải

Trường Đại học Điện lực thông báo tuyển dụng viên chức năm 2024

Nhân sự 12/11: Bộ Chính trị điều động lãnh đạo; Thái Bình, Trà Vinh, Đắk Nông bổ nhiệm Giám đốc Sở

Nhân sự 11/11: Thủ tướng ký quyết định nhân sự Bộ Quốc phòng, tân Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An là ai?

Bộ Nội vụ thông tin về lệ phí thi tuyển, xét tuyển công chức

Nhân sự Trung ương: Bộ Công an, Bộ Y tế, Bộ Thông tin và Truyền thông điều động nhân sự lãnh đạo

Luật Việc làm (sửa đổi): Kỳ vọng cho thị trường lao động bền vững

Hỗ trợ việc làm cho người lao động ngoài nước trở về

4 công việc phổ biến dành cho tân sinh viên muốn có thêm thu nhập

Nhân sự 8/11: Bộ Quốc phòng sáp nhập hai Cục; Ban Tuyên giáo Trung ương bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Nhân sự 7/11: Công bố lý do đề nghị kỷ luật Đảng đối với hai cựu cán bộ tỉnh Kiên Giang

Nhân sự 6/11: Bộ Công an điều động Giám đốc Công an tỉnh; Thứ trưởng Bộ Y tế nhận nhiệm vụ mới