Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Đoàn kết tôn giáo xây dựng đất nước phát triển bền vững

Đoàn kết tôn giáo luôn nằm trong số những vấn đề quan trọng nhất của mỗi quốc gia, là tài sản tinh thần không thể thiếu vắng trong mọi giai đoạn phát triển.
Yêu cầu Hoa Kỳ không đưa Việt Nam vào danh sách theo dõi đặc biệt về tự do tôn giáo Đề nghị Hoa Kỳ đánh giá khách quan tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam Chủ tịch nước Tô Lâm: Trà Vinh cần chú trọng công tác dân tộc, tôn giáo, tránh bị lợi dụng kích động

Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo và các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Thống kê tính đến năm 2023 cho biết, Việt Nam có trên 26,5 triệu tín đồ tôn giáo, chiếm 27% dân số. Trong đó, Phật giáo với trên 14 triệu tín đồ, sau đó là Công giáo với trên 7 triệu giáo dân.

Vấn đề tôn giáo nói chung cũng như đoàn kết tôn giáo nói riêng luôn nằm trong các trọng điểm đánh phá của các thế lực thù địch, các tổ chức phản động tự cho mình cái quyền được phán xét, đơm đặt luận điệu bịa đặt theo kiểu “ăn không nói có”, “gắp lửa bỏ tay người”. Trắng trợn hơn, ngang ngược hơn là các báo cáo về cái gọi là tình hình tôn giáo ở Việt Nam trong đó có những luận điểm sặc mùi phản động như “Việt Nam gây khó dễ cho hoạt động tôn giáo”, “Việt Nam đàn áp những người theo tôn giáo” (!)

Không chỉ xuyên tạc, bịa đặt và bóp méo về tình hình hoạt động, chính sách tôn giáo ở Việt Nam, các luận điệu phản động đó còn đi xa hơn với việc kích động, gây chia rẽ tôn giáo này với tôn giáo kia, cùng những rêu rao rằng chỉ có tôn giáo này mới thật đáng theo, tôn giáo kia đã đến thời kỳ “mạt”, thậm chí kêu gọi từ bỏ tôn giáo này, tôn giáo kia, kích hoạt cái gọi là “cải cách, chấn hưng tôn giáo”.

Tiếp sức cho các luận điệu đó còn có không ít các tài khoản mạng xã hội với vô số các clip có nội dung gây hiểu lầm, mất lòng tin, cố tình hạ thấp, bôi nhọ sự cao cả, lương thiện, trí tuệ, nhân văn trong tinh thần của các tôn giáo được Nhà nước Việt Nam công nhận.

Ở đây không loại trừ việc bên cạnh một chiến lược lâu dài chống phá, xuyên tạc hoạt động tôn giáo ở Việt Nam của các tổ chức phản động là cả việc có những hành động theo những kịch bản được lên sẵn để kích động, gây chia rẽ tôn giáo ở Việt Nam, gây mất ổn định xã hội.

Bài học về sự xung đột giữa các tôn giáo lúc âm ỉ, lúc bùng phát ngay cả ở một số quốc gia có nền kinh tế phát triển quanh chúng ta nhắc nhở chúng ta không thể không tỉnh táo, không thể không cương quyết bác bỏ các mưu đồ gây chia rẽ giữa các tôn giáo, chia rẽ ngay trong nội bộ một tôn giáo như đã thấy trong thời gian gần đây.

Đoàn kết theo Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê) được định nghĩa là kết thành một khối thống nhất, cùng hoạt động vì mục đích chung. Từ góc nhìn đó có thể thấy, ở Việt Nam, dù thời kỳ nào, ở bất cứ đâu, đồng bào theo tôn giáo ở Việt Nam luôn được nuôi dưỡng, bao bọc bởi truyền thống ngàn năm văn hiến của dân tộc. Bởi vậy, họ không chỉ có đức tin và sự cố kết với tôn giáo của mình, mà luôn đoàn kết, gắn bó, đồng hành cùng dân tộc trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước theo tinh thần như Nguyễn Trãi đã tổng kết từ thế kỷ XV: “Đem đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân để thay cường bạo”.

Vấn đề đoàn kết tôn giáo ngay từ ngày thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (nay là nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam) đã được đặt lên hàng đầu như một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của đất nước. Còn nhớ trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ngày 3/9/1945 bàn về những nhiệm vụ cấp bách nhất lúc bấy giờ, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Thực dân và phong kiến thi hành chính sách chia rẽ đồng bào giáo và đồng bào lương, để dễ thống trị. Tôi đề nghị Chính phủ ta tuyên bố: Tín ngưỡng tự do và lương giáo đoàn kết”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một mẫu mực về thực hiện đoàn kết tôn giáo. Người luôn coi việc lấy lợi ích, quốc gia dân tộc làm mẫu số chung giữa các tôn giáo bởi lợi ích của từng tôn giáo gắn chặt với lợi ích của cả cộng đồng dân tộc, muốn đoàn kết được đồng bào tôn giáo vào trong khối đại đoàn kết dân tộc thì phải đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên hết.

Đoàn kết tôn giáo xây dựng đất nước phát triển bền vững

Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với các đại biểu tôn giáo trong Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (năm 1960).

Người cũng chỉ rõ, lòng yêu nước và đức tin tôn giáo không có gì mâu thuẫn, trái lại còn gắn bó chặt chẽ với nhau. Một người dù theo tôn giáo nào thì trước hết người đó phải là công dân, có nghĩa vụ với dân tộc, đất nước.

Cùng đó Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần nhấn mạnh, nguyên tắc cơ bản để có thể đoàn kết được đồng bào tôn giáo vào khối đại đoàn kết chung của dân tộc chính là tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân.

Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo trong điều kiện mới, Đảng Cộng sản Việt Nam đã tiếp tục nêu cao điểm tương đồng giữa cách mạng với tôn giáo, giữa lý tưởng xã hội chủ nghĩa với lý tưởng tôn giáo, coi đó là một trong những cơ sở quan trọng thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc.

Trong Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2021 – 2030, Đảng ta xác định, thực hiện tốt mục tiêu đoàn kết tôn giáo, đại đoàn kết toàn dân tộc. Bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người theo quy định của pháp luật. Phát huy giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo vào giữ gìn và nâng cao đạo đức truyền thống xã hội, xây dựng đời sống văn hóa ở các khu dân cư, góp phần ngăn chặn các tệ nạn xã hội.

Văn kiện tại Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng khẳng định sự chủ động nhằm giải quyết đồng thời hai nhiệm vụ: Giúp đỡ, giải quyết các nhu cầu hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, tâm linh của quần chúng; phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh với những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Hai nhiệm vụ này cần được tiến hành song song, đề cao tính chủ động của hệ thống chính trị, nhất là các cơ quan chức năng là hết sức cần thiết.

Có thể thấy Đảng ta từ khi ra đời trong quá trình lãnh đạo cách mạng, lãnh đạo chính quyền luôn coi vấn đề đoàn kết tôn giáo, đưa tôn giáo gắn bó mật thiết với tiến trình phát triển như một vấn đề có tính chiến lược của đất nước. Đó không chỉ là sự tiếp nối truyền thống văn hoá, văn hiến từ trong lịch sử dân tộc mà còn phù hợp với xu thế của thời đại, coi trọng phát triển nhu cầu tinh thần của nhân dân để từ đó tạo thêm gốc rễ cho sự đoàn kết, ổn định xã hội hướng tới phát triển bền vững, đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định, Đảng ta là đạo đức, là văn minh.

Tinh thần đó, nỗ lực đó là không thể phủ nhận, không thể bị xuyên tạc, bóp méo. Những luận điệu, hành vi phá hoại đoàn kết, gây chia rẽ tôn giáo ở Việt Nam cần phải được lôi ra ánh sáng để không còn đất sống, không còn được cổ vũ, tiếp tay.

Quang Lộc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: chính sách tôn giáo

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Đào tạo, phát triển cán bộ trẻ - lực lượng nòng cốt trong công tác xây dựng Đảng

Đào tạo, phát triển cán bộ trẻ - lực lượng nòng cốt trong công tác xây dựng Đảng

Thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã chú trọng phát triển đội ngũ cán bộ trẻ, tạo điều kiện đào tạo bài bản cả trong và ngoài nước.
Bảo vệ nền tảng tư tưởng hướng tới mục tiêu 100 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng

Bảo vệ nền tảng tư tưởng hướng tới mục tiêu 100 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng

VietnamPlus trân trọng giới thiệu nội dung bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại Lễ trao giải Cuộc thi Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Tư, năm 2024.
Kỳ 2: Nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp khắc phục căn bệnh “sợ trách nhiệm”

Kỳ 2: Nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp khắc phục căn bệnh “sợ trách nhiệm”

Cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng: “Sợ trách nhiệm là một khuyết điểm thuộc về ý thức tư tưởng, phẩm chất cách mạng của cán bộ, đảng viên".
Kỳ 1: Nhận diện về những biểu hiện của căn bệnh “sợ trách nhiệm”

Kỳ 1: Nhận diện về những biểu hiện của căn bệnh “sợ trách nhiệm”

Gõ từ khóa “sợ trách nhiệm”, chúng ta sẽ nhận được hàng nghìn kết quả, trong đó có hàng trăm bài viết, phóng sự bàn luận dưới nhiều bàn luận, góc nhìn.
Lai Châu: Nhận diện những thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc nhằm xâm phạm an ninh quốc gia

Lai Châu: Nhận diện những thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc nhằm xâm phạm an ninh quốc gia

Theo Công an tỉnh Lai Châu, cần nhận diện rõ những thủ đoạn của các thế lực thù địch trong việc lợi dụng vấn đề dân tộc nhằm chống phá cách mạng hiện nay.

Tin cùng chuyên mục

“Tuần lễ Vàng” – dấu ấn của tinh thần đại đoàn kết dân tộc

“Tuần lễ Vàng” – dấu ấn của tinh thần đại đoàn kết dân tộc

"Tuần lễ Vàng" kêu gọi các tầng lớp nhân dân tình nguyện ủng hộ xây dựng "Quỹ Độc Lập" do Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động vẫn nguyên giá trị.
Di chúc của Bác mãi mãi đồng hành cùng dân tộc

Di chúc của Bác mãi mãi đồng hành cùng dân tộc

Di chúc của Bác là một văn kiện lịch sử cực kỳ quan trọng, đã làm "rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta" và mãi mãi đồng hành cùng dân tộc.
Cán bộ, đảng viên thực hiện chuẩn mực đạo đức cách mạng: Soi chiếu từ Quy định số 144-QĐ/TW

Cán bộ, đảng viên thực hiện chuẩn mực đạo đức cách mạng: Soi chiếu từ Quy định số 144-QĐ/TW

Chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới được nêu rõ tại Quy định số 144-QĐ/TW được xem là kim chỉ nam cho mỗi hành động, việc làm.
Giải pháp phòng, chống hoạt động ‘xâm lăng văn hóa’ đối với nước ta

Giải pháp phòng, chống hoạt động ‘xâm lăng văn hóa’ đối với nước ta

‘Xâm lăng văn hóa’ là một thủ đoạn mà các thế lực thù địch đã ráo riết triển khai nhằm thực hiện chiến dịch phá hoại tư tưởng đối với nước ta.
Lan tỏa tinh thần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Lan tỏa tinh thần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Cuộc thi chính luận “Về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng” lần thứ tư, năm 2024 đã được sự quan tâm đặc biệt của các cấp ủy Đảng trên địa bàn TP. Hải Phòng.
Bộ mặt thật của Việt Tân từ cái gọi là

Bộ mặt thật của Việt Tân từ cái gọi là 'hội luận kinh tế thị trường ở Việt Nam'

Tổ chức phản động Việt Tân đã nhanh chóng lợi dụng việc Hoa Kỳ chưa công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường để xuyên tạc thô bạo tình hình Việt Nam.
Bài 5: Đạo pháp bất ly thế gian pháp

Bài 5: Đạo pháp bất ly thế gian pháp

Suốt hơn 2000 năm lịch sử, Phật giáo Việt Nam luôn lấy phương châm nhập thế và phát huy tinh thần "Đạo pháp bất ly thế gian pháp" làm giá trị cốt lõi.
Bài 4: Tư cách của tín đồ phải đứng sau nghĩa vụ công dân

Bài 4: Tư cách của tín đồ phải đứng sau nghĩa vụ công dân

Lợi dụng sự phong phú, bao dung của giới luật Phật giáo để thủ lợi...thì cần phải lên án và có sự điều chỉnh của pháp luật ở tư cách công dân của người tu hành.
Bài 3: Quan điểm của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về Phật giáo

Bài 3: Quan điểm của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về Phật giáo

Nhằm giải quyết vấn đề tôn giáo trong chủ nghĩa xã hội, Đảng và Nhà nước ta đã có chính sách đúng đắn về Phật giáo ở Việt Nam.
Bài 2: Họ xa rời Phật pháp chân chính, trái đời ngược đạo

Bài 2: Họ xa rời Phật pháp chân chính, trái đời ngược đạo

Thay vì hướng tới việc xiển dương chính pháp, một số chư tôn tịnh đức đã lạc lối vào việc truyền bá các hành vi mê tín, thương mại hóa các nghi lễ tôn giáo.
Chấn chỉnh những sai lệch để Phật giáo tốt đời đẹp đạo: Bài 1: Khi thuyết giảng xuyên tạc phá hoại đức tin

Chấn chỉnh những sai lệch để Phật giáo tốt đời đẹp đạo: Bài 1: Khi thuyết giảng xuyên tạc phá hoại đức tin

Nhiều chức sắc tôn giáo và cả những người mạo danh nhà tu hành đã có các việc làm trái đời ngược đạo, gây tổn hại tới thanh danh Phật giáo…
Không công khai do sợ sai

Không công khai do sợ sai

Công khai, minh bạch là một giải pháp quan trọng của Đảng và Nhà nước ta trong lãnh đạo, quản lý điều hành để khắc phục tình trạng quan liêu, tham nhũng.
Tổng Bí thư Trần Phú: Tấm gương ngời sáng về sự kiên trung, tận hiến cho sự nghiệp cách mạng

Tổng Bí thư Trần Phú: Tấm gương ngời sáng về sự kiên trung, tận hiến cho sự nghiệp cách mạng

Tinh thần bất khuất, những cống hiến to lớn của đồng chí Trần Phú để lại cho các thế hệ mai sau tấm gương ngời sáng của một người chiến sĩ cách mạng kiên trung.
Bài 3: Hướng tới một nền kinh tế cạnh tranh minh bạch, hiệu quả

Bài 3: Hướng tới một nền kinh tế cạnh tranh minh bạch, hiệu quả

Quyền lợi người tiêu dùng bị xâm phạm không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của nhân dân, mà còn suy giảm năng lực cạnh tranh quốc gia và nền kinh tế.
Bài 3 (Bài cuối):

Bài 3 (Bài cuối): ''Hoá giải'' thách thức tạo ''đòn bẩy'' cho phát triển công nghiệp

Luật Công nghiệp trọng điểm được kỳ vọng sẽ chắp cánh cho mục tiêu Việt Nam trở thành nền kinh tế mạnh, phát triển bền vững, có ngành công nghiệp hiện đại.
Bài 2: Chuyển biến tích cực từ trung ương đến địa phương

Bài 2: Chuyển biến tích cực từ trung ương đến địa phương

Những năm qua, các cơ quan quản lý Nhà nước từ trung ương đến địa phương đã phát huy hiệu quả vai trò trong sự nghiệp bảo vệ người tiêu dùng.
Bài 2: Vì sao Bộ Công Thương phải xây dựng Luật Công nghiệp trọng điểm?

Bài 2: Vì sao Bộ Công Thương phải xây dựng Luật Công nghiệp trọng điểm?

Những quyết sách quan trọng của Đảng về phát triển công nghiệp đã mang đến gam màu sáng cho nền kinh tế, tuy nhiên ngành này phát triển chưa như kỳ vọng.
Phòng vệ thương mại thời hội nhập: Mệnh lệnh thị trường và tiếng gọi trưởng thành

Phòng vệ thương mại thời hội nhập: Mệnh lệnh thị trường và tiếng gọi trưởng thành

Phòng vệ thương mại đã góp phần xứng đáng vào hoạt động xuất khẩu, với bước đi mạnh mẽ trong chính sách đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa.
Bài 2: Giữ vững đà xuất khẩu và uy tín cho hàng hoá Việt Nam trên sân chơi kinh tế toàn cầu

Bài 2: Giữ vững đà xuất khẩu và uy tín cho hàng hoá Việt Nam trên sân chơi kinh tế toàn cầu

Để giữ vững đà xuất khẩu hàng hoá, công tác đấu tranh ngăn chặn các hành vi gian lận xuất xứ, lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại sẽ được đẩy mạnh.
Bài 1: Từ khái niệm đến luật hóa công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Bài 1: Từ khái niệm đến luật hóa công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Tại Việt Nam, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không chỉ được luật hoá mà còn là vấn đề luôn nhận được sự quan tâm của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động