Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ bảy 23/11/2024 19:04

Đoàn kết tôn giáo xây dựng đất nước phát triển bền vững

Đoàn kết tôn giáo luôn nằm trong số những vấn đề quan trọng nhất của mỗi quốc gia, là tài sản tinh thần không thể thiếu vắng trong mọi giai đoạn phát triển.

Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo và các tôn giáođều bình đẳng trước pháp luật. Thống kê tính đến năm 2023 cho biết, Việt Nam có trên 26,5 triệu tín đồ tôn giáo, chiếm 27% dân số. Trong đó, Phật giáo với trên 14 triệu tín đồ, sau đó là Công giáo với trên 7 triệu giáo dân.

Vấn đề tôn giáo nói chung cũng như đoàn kết tôn giáo nói riêng luôn nằm trong các trọng điểm đánh phá của các thế lực thù địch, các tổ chức phản động tự cho mình cái quyền được phán xét, đơm đặt luận điệu bịa đặt theo kiểu “ăn không nói có”, “gắp lửa bỏ tay người”. Trắng trợn hơn, ngang ngược hơn là các báo cáo về cái gọi là tình hình tôn giáo ở Việt Nam trong đó có những luận điểm sặc mùi phản động như “Việt Nam gây khó dễ cho hoạt động tôn giáo”, “Việt Nam đàn áp những người theo tôn giáo” (!)

Không chỉ xuyên tạc, bịa đặt và bóp méo về tình hình hoạt động, chính sách tôn giáo ở Việt Nam, các luận điệu phản động đó còn đi xa hơn với việc kích động, gây chia rẽ tôn giáo này với tôn giáo kia, cùng những rêu rao rằng chỉ có tôn giáo này mới thật đáng theo, tôn giáo kia đã đến thời kỳ “mạt”, thậm chí kêu gọi từ bỏ tôn giáo này, tôn giáo kia, kích hoạt cái gọi là “cải cách, chấn hưng tôn giáo”.

Tiếp sức cho các luận điệu đó còn có không ít các tài khoản mạng xã hội với vô số các clip có nội dung gây hiểu lầm, mất lòng tin, cố tình hạ thấp, bôi nhọ sự cao cả, lương thiện, trí tuệ, nhân văn trong tinh thần của các tôn giáo được Nhà nước Việt Nam công nhận.

Ở đây không loại trừ việc bên cạnh một chiến lược lâu dài chống phá, xuyên tạc hoạt động tôn giáo ở Việt Nam của các tổ chức phản động là cả việc có những hành động theo những kịch bản được lên sẵn để kích động, gây chia rẽ tôn giáo ở Việt Nam, gây mất ổn định xã hội.

Bài học về sự xung đột giữa các tôn giáo lúc âm ỉ, lúc bùng phát ngay cả ở một số quốc gia có nền kinh tế phát triển quanh chúng ta nhắc nhở chúng ta không thể không tỉnh táo, không thể không cương quyết bác bỏ các mưu đồ gây chia rẽ giữa các tôn giáo, chia rẽ ngay trong nội bộ một tôn giáo như đã thấy trong thời gian gần đây.

Đoàn kết theo Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê) được định nghĩa là kết thành một khối thống nhất, cùng hoạt động vì mục đích chung. Từ góc nhìn đó có thể thấy, ở Việt Nam, dù thời kỳ nào, ở bất cứ đâu, đồng bào theo tôn giáo ở Việt Nam luôn được nuôi dưỡng, bao bọc bởi truyền thống ngàn năm văn hiến của dân tộc. Bởi vậy, họ không chỉ có đức tin và sự cố kết với tôn giáo của mình, mà luôn đoàn kết, gắn bó, đồng hành cùng dân tộc trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước theo tinh thần như Nguyễn Trãi đã tổng kết từ thế kỷ XV: “Đem đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân để thay cường bạo”.

Vấn đề đoàn kết tôn giáo ngay từ ngày thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (nay là nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam) đã được đặt lên hàng đầu như một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của đất nước. Còn nhớ trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ngày 3/9/1945 bàn về những nhiệm vụ cấp bách nhất lúc bấy giờ, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Thực dân và phong kiến thi hành chính sách chia rẽ đồng bào giáo và đồng bào lương, để dễ thống trị. Tôi đề nghị Chính phủ ta tuyên bố: Tín ngưỡng tự do và lương giáo đoàn kết”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một mẫu mực về thực hiện đoàn kết tôn giáo. Người luôn coi việc lấy lợi ích, quốc gia dân tộc làm mẫu số chung giữa các tôn giáo bởi lợi ích của từng tôn giáo gắn chặt với lợi ích của cả cộng đồng dân tộc, muốn đoàn kết được đồng bào tôn giáo vào trong khối đại đoàn kết dân tộc thì phải đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên hết.

Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với các đại biểu tôn giáo trong Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (năm 1960).

Người cũng chỉ rõ, lòng yêu nước và đức tin tôn giáo không có gì mâu thuẫn, trái lại còn gắn bó chặt chẽ với nhau. Một người dù theo tôn giáo nào thì trước hết người đó phải là công dân, có nghĩa vụ với dân tộc, đất nước.

Cùng đó Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần nhấn mạnh, nguyên tắc cơ bản để có thể đoàn kết được đồng bào tôn giáo vào khối đại đoàn kết chung của dân tộc chính là tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân.

Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo trong điều kiện mới, Đảng Cộng sản Việt Nam đã tiếp tục nêu cao điểm tương đồng giữa cách mạng với tôn giáo, giữa lý tưởng xã hội chủ nghĩa với lý tưởng tôn giáo, coi đó là một trong những cơ sở quan trọng thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc.

Trong Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2021 – 2030, Đảng ta xác định, thực hiện tốt mục tiêu đoàn kết tôn giáo, đại đoàn kết toàn dân tộc. Bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người theo quy định của pháp luật. Phát huy giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo vào giữ gìn và nâng cao đạo đức truyền thống xã hội, xây dựng đời sống văn hóa ở các khu dân cư, góp phần ngăn chặn các tệ nạn xã hội.

Văn kiện tại Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng khẳng định sự chủ động nhằm giải quyết đồng thời hai nhiệm vụ: Giúp đỡ, giải quyết các nhu cầu hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, tâm linh của quần chúng; phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh với những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Hai nhiệm vụ này cần được tiến hành song song, đề cao tính chủ động của hệ thống chính trị, nhất là các cơ quan chức năng là hết sức cần thiết.

Có thể thấy Đảng ta từ khi ra đời trong quá trình lãnh đạo cách mạng, lãnh đạo chính quyền luôn coi vấn đề đoàn kết tôn giáo, đưa tôn giáo gắn bó mật thiết với tiến trình phát triển như một vấn đề có tính chiến lược của đất nước. Đó không chỉ là sự tiếp nối truyền thống văn hoá, văn hiến từ trong lịch sử dân tộc mà còn phù hợp với xu thế của thời đại, coi trọng phát triển nhu cầu tinh thần của nhân dân để từ đó tạo thêm gốc rễ cho sự đoàn kết, ổn định xã hội hướng tới phát triển bền vững, đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định, Đảng ta là đạo đức, là văn minh.

Tinh thần đó, nỗ lực đó là không thể phủ nhận, không thể bị xuyên tạc, bóp méo. Những luận điệu, hành vi phá hoại đoàn kết, gây chia rẽ tôn giáo ở Việt Nam cần phải được lôi ra ánh sáng để không còn đất sống, không còn được cổ vũ, tiếp tay.

Quang Lộc
Bài viết cùng chủ đề: chính sách tôn giáo

Tin cùng chuyên mục

Đào tạo, phát triển cán bộ trẻ - lực lượng nòng cốt trong công tác xây dựng Đảng

Bảo vệ nền tảng tư tưởng hướng tới mục tiêu 100 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng

Kỳ 2: Nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp khắc phục căn bệnh “sợ trách nhiệm”

Kỳ 1: Nhận diện về những biểu hiện của căn bệnh “sợ trách nhiệm”

Lai Châu: Nhận diện những thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc nhằm xâm phạm an ninh quốc gia

“Tuần lễ Vàng” – dấu ấn của tinh thần đại đoàn kết dân tộc

Di chúc của Bác mãi mãi đồng hành cùng dân tộc

Cán bộ, đảng viên thực hiện chuẩn mực đạo đức cách mạng: Soi chiếu từ Quy định số 144-QĐ/TW

Giải pháp phòng, chống hoạt động ‘xâm lăng văn hóa’ đối với nước ta

Lan tỏa tinh thần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Bộ mặt thật của Việt Tân từ cái gọi là 'hội luận kinh tế thị trường ở Việt Nam'

Bài 5: Đạo pháp bất ly thế gian pháp

Bài 4: Tư cách của tín đồ phải đứng sau nghĩa vụ công dân

Bài 3: Quan điểm của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về Phật giáo

Bài 2: Họ xa rời Phật pháp chân chính, trái đời ngược đạo

Chấn chỉnh những sai lệch để Phật giáo tốt đời đẹp đạo: Bài 1: Khi thuyết giảng xuyên tạc phá hoại đức tin

Không công khai do sợ sai

Tổng Bí thư Trần Phú: Tấm gương ngời sáng về sự kiên trung, tận hiến cho sự nghiệp cách mạng

Bài 3: Hướng tới một nền kinh tế cạnh tranh minh bạch, hiệu quả

Bài 3 (Bài cuối): ''Hoá giải'' thách thức tạo ''đòn bẩy'' cho phát triển công nghiệp