Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Doanh nghiệp “bắt tay” hợp tác thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Với cam kết hợp tác chặt chẽ cùng kế hoạch hành động cụ thể, sự bắt tay của các doanh nghiệp hướng đến mục tiêu thu gom và tái chế 30.000 tấn rác thải nhựa.
Thụy Sĩ cam kết hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn Quy hoạch khoáng sản phải tiết kiệm, hiệu quả, đa mục đích theo hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

Theo báo cáo Nghiên cứu thị trường cho Việt Nam - Cơ hội và thách thức đối với tuần hoàn nhựa do Công ty Tài chính quốc tế (IFC) và Ngân hàng Thế giới thực hiện cho thấy, mỗi năm có đến 2,62 tấn rác thải nhựa không được tái chế, dẫn đến hao hụt 75% giá trị vật liệu của nhựa, tương đương 2,2 - 2,9 tỉ USD mỗi năm.

Ký kết hợp tác giữa Unilever Việt Nam và Tái Chế Duy Tân
Ký kết hợp tác giữa Unilever Việt Nam và Tái Chế Duy Tân

Ngành công nghiệp tái chế tại Việt Nam có nguồn nguyên liệu phong phú nhưng chưa phát triển với tỷ lệ tái chế nhựa chỉ đạt mức 33%. Nguyên nhân chính là do nhu cầu về nhựa tái sinh (PCR) chưa cao khi việc sử dụng nhựa nguyên sinh luôn dễ dàng và chi phí thấp hơn.

Vì vậy, chất lượng nhựa PCR luôn là thử thách với các tập đoàn áp dụng tiêu chuẩn quốc tế đối với sản phẩm như Unilever. Đây cũng là “nút thắt” trong việc thúc đẩy kinh tế tuần hoàn về nhựa tại Việt Nam.

Nhằm thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, ngày 14/3, Unilever Việt Nam và Tái Chế Duy Tân vừa tổ chức “Lễ ký kết biên bản ghi nhớ Chương trình Hợp tác thu gom và tái chế nhựa”.

Chương trình được hiện thực hóa bắt đầu từ bước thiết lập hệ thống phân loại tại nguồn và thu gom rác thải nhựa, tiếp đến tận dụng thế mạnh chuyên môn và công nghệ của Tái Chế Duy Tân để tối ưu hóa nguồn rác thải nhựa được thu gom thông qua việc tái chế, sản xuất hạt nhựa tái sinh (PCR) để quay lại phục vụ cho hoạt động sản xuất bao bì của Unilever Việt Nam.

Với cam kết hợp tác chặt chẽ cùng kế hoạch hành động cụ thể, trong giai đoạn hợp tác 5 năm từ nay đến 2027, Unilever Việt Nam và Tái Chế Duy Tân sẽ hướng đến mục tiêu thu gom và tái chế 30.000 tấn rác thải nhựa.

Song song với mục tiêu xây dựng vòng tuần hoàn về nhựa để bảo vệ môi trường, hợp tác này còn góp phần thực hiện những mục tiêu xã hội thông qua cải thiện điều kiện làm việc, vệ sinh và sức khỏe; đào tạo nâng cao nhận thức và năng lực, đồng thời cải thiện sinh kế và các yếu tố an toàn xã hội cho lực lượng thu gom rác thải tại hơn 100 trạm thu gom trong chuỗi giá trị của Tái Chế Duy Tân. Đây là đội ngũ thường dễ bị tổn thương khi đa phần là nữ giới và hầu như chưa được đảm bảo về an sinh – xã hội.

Đồng thời, Unilever Việt Nam và Tái Chế Duy Tân còn thực hiện các chương trình tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức cho mọi người về việc bảo vệ môi trường thông qua thói quen phân loại rác tại hộ gia đình, từ đó tạo ra tác động mạnh mẽ và sự lan tỏa trên toàn quốc.

Theo Ellen Macarthur Foundation, đến năm 2040, mô hình kinh tế tuần hoàn về nhựa có tiềm năng tạo ra nhiều kết quả tích cực, như giúp cắt giảm 80% lượng nhựa thải ra đại dương hàng năm, giảm 25% lượng khí thải nhà kính gây biến đổi khí hậu, giúp tiết kiệm lên đến 200 tỷ USD mỗi năm, và tạo thêm 700.000 việc làm mới.

Tiên phong về quản lý rác thải nhựa tại Việt Nam, Unilever Việt Nam đã đẩy mạnh nhiều kế hoạch hành động mang tính dài hạn và toàn diện. Trong đó, cắt giảm, đổi mới và tạo vòng tuần hoàn là ba hoạt động chính được doanh nghiệp thúc đẩy.

Mang sứ mệnh “Góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ rác thải nhựa tại Việt Nam”, Tái Chế Duy Tân đã lên kế hoạch, nghiên cứu công nghệ từ năm 2017-2018, và chính thức xây dựng nhà máy tái chế vào năm 2019. Năm 2020, doanh nghiệp tiến hành sản xuất thử nghiệm trước khi đưa nhà máy vào vận hành chính thức từ năm 2021.

Nhà máy của Tái Chế Duy Tân hiện đang hoạt động theo các quy chuẩn quốc tế về chất lượng, môi trường, an toàn và sức khoẻ, với năng lực sản xuất lên đến 100.000 tấn/năm. Công ty áp dụng công nghệ hiện đại “Bottles to Bottles” – từ một chai nhựa đầu vào, công ty sẽ xử lý và sản xuất ra các hạt nhựa tái sinh đảm bảo đầy đủ các điều kiện lý hóa về an toàn thực phẩm. Những hạt nhựa này có thể được thổi thành chai nhựa mới.

Với những thế mạnh này, hợp tác giữa hai doanh nghiệp sẽ tạo động lực to lớn giúp hoàn thiện mô hình kinh tế tuần hoàn trong quản lý rác thải nhựa của Unilever. Đây cũng là cơ hội để truyền cảm hứng cho các doanh nghiệp gia tăng sử dụng nhựa PCR trong sản xuất bao bì, đồng thời kì vọng có được sự hướng dẫn và hỗ trợ từ Chính phủ để mở ra thêm nhiều cơ hội phát triển cho ngành công nghiệp tái chế, từ đó đưa kinh tế tuần hoàn trở nên phổ biến rộng khắp trên toàn quốc.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Unilever Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Vùng 4 Hải quân thực hiện ‘Ngày thứ 7 tình nguyện’

Vùng 4 Hải quân thực hiện ‘Ngày thứ 7 tình nguyện’

Vì sao cần giữ quy định tiền cấp quyền khai thác khoáng sản?

Vì sao cần giữ quy định tiền cấp quyền khai thác khoáng sản?

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 21/9/2024: Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ mưa lớn; nhiệt độ giảm từ ngày mai

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 21/9/2024: Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ mưa lớn; nhiệt độ giảm từ ngày mai

Dự báo thời tiết biển ngày 21/9/2024: Do ảnh hưởng không khí lạnh, mưa dông mạnh trên biển

Dự báo thời tiết biển ngày 21/9/2024: Do ảnh hưởng không khí lạnh, mưa dông mạnh trên biển

Dự báo thời tiết ngày mai 21/9/2024: Bắc Bộ đón gió mùa Đông Bắc đầu tiên; Trung Bộ có mưa lớn

Dự báo thời tiết ngày mai 21/9/2024: Bắc Bộ đón gió mùa Đông Bắc đầu tiên; Trung Bộ có mưa lớn

Đà Nẵng: Hàng chục tấn rác dạt vào bờ biển sau bão số 4

Đà Nẵng: Hàng chục tấn rác dạt vào bờ biển sau bão số 4

Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất do mưa lũ ngày 20/9 các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế

Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất do mưa lũ ngày 20/9 các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 20/9/2024: Mưa lớn từ Thanh Hóa đến Quảng Bình có nơi trên 250mm

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 20/9/2024: Mưa lớn từ Thanh Hóa đến Quảng Bình có nơi trên 250mm

Dự báo thời tiết biển ngày 20/9/2024: Mưa dông lớn, biển động mạnh do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 4

Dự báo thời tiết biển ngày 20/9/2024: Mưa dông lớn, biển động mạnh do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 4

Tin chiều ngày 19/9, áp thấp nhiệt đới từ bão số 4 suy yếu và sẽ tan trên khu vực Trung Lào

Tin chiều ngày 19/9, áp thấp nhiệt đới từ bão số 4 suy yếu và sẽ tan trên khu vực Trung Lào

Dự báo thời tiết ngày mai 20/9/2024: Áp thấp nhiệt đới từ bão số 4 suy yếu và tan dần

Dự báo thời tiết ngày mai 20/9/2024: Áp thấp nhiệt đới từ bão số 4 suy yếu và tan dần

Tin bão khẩn cấp Cơn bão số 4 ngày 19/9: Bão giật cấp 10-11 hướng vào đất liền Quảng Bình, Quảng Trị

Tin bão khẩn cấp Cơn bão số 4 ngày 19/9: Bão giật cấp 10-11 hướng vào đất liền Quảng Bình, Quảng Trị

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 19/9/2024: Bão số 4 gây mưa dông lớn tại miền Trung, có nơi trên 500mm

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 19/9/2024: Bão số 4 gây mưa dông lớn tại miền Trung, có nơi trên 500mm

Dự báo thời tiết biển ngày 19/9/2024: Bão số 4 giật cấp 10, biển động mạnh

Dự báo thời tiết biển ngày 19/9/2024: Bão số 4 giật cấp 10, biển động mạnh

Tin bão khẩn cấp Cơn bão số 4 ngày 19/9: Sức gió mạnh nhất giật cấp 10 vào miền Trung nước ta

Tin bão khẩn cấp Cơn bão số 4 ngày 19/9: Sức gió mạnh nhất giật cấp 10 vào miền Trung nước ta

Tin áp thấp nhiệt đới mới nhất 16h chiều nay ngày 18/9: Áp thấp nhiệt đới cách TP. Đà Nẵng khoảng 430km

Tin áp thấp nhiệt đới mới nhất 16h chiều nay ngày 18/9: Áp thấp nhiệt đới cách TP. Đà Nẵng khoảng 430km

Dự báo thời tiết ngày mai 19/9/2024: Áp thấp nhiệt đới hướng vào miền Trung, Hà Tĩnh đến Quảng Nam mưa lớn

Dự báo thời tiết ngày mai 19/9/2024: Áp thấp nhiệt đới hướng vào miền Trung, Hà Tĩnh đến Quảng Nam mưa lớn

Tin áp thấp nhiệt đới khẩn cấp mới nhất sáng nay ngày 18/9: Áp thấp cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 180km

Tin áp thấp nhiệt đới khẩn cấp mới nhất sáng nay ngày 18/9: Áp thấp cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 180km

Dự báo thời tiết hôm nay 18/9/2024: Mưa to ở cả 3 miền; vùng tâm bão đi qua gió giật cấp 10

Dự báo thời tiết hôm nay 18/9/2024: Mưa to ở cả 3 miền; vùng tâm bão đi qua gió giật cấp 10

Tin áp thấp nhiệt đới khẩn cấp 4h ngày 18/9:Áp thấp nhiệt đới sẽ thành bão cách quần đảo Hoàng Sa 250km

Tin áp thấp nhiệt đới khẩn cấp 4h ngày 18/9:Áp thấp nhiệt đới sẽ thành bão cách quần đảo Hoàng Sa 250km

Xem thêm