Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ bảy 16/11/2024 04:24

Doanh nghiệp cần lưu ý, tránh rủi ro khi xuất khẩu sang châu Phi

Trong thanh toán xuất nhập khẩu, nhiều khách hàng ở châu Phi nói chung và Nam Phi nói riêng thường đề nghị thanh toán theo hình thức TT hoặc D/P trả chậm, giao thành tại cảng đến và không mở L/C. Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam thường ngại giao dịch với các đối tác này vì sợ rủi ro.
Ảnh minh họa

Nếu sử dụng hình thức thanh toán D/P, doanh nghiệp Việt Nam cần phải kèm theo điều khoản tiền đặt cọc (deposit). Tùy từng mặt hàng, DN cần đưa ra các mức % deposit để bảo đảm an toàn cho các đơn hàng của mình (tốt nhất là 30% trở lên).

Để tránh rủi ro, doanh nghiệp nên đề nghị đối tác sử dụng L/C không hủy ngang mở tại các ngân hàng uy tín, đồng thời hạn chế cho khách hàng trả chậm. Tuyệt đối không nên sử dụng hình thức thanh toán D/A (Document Acceptance - nhờ thu chấp nhận chứng từ) đối với các khách hàng ở châu Phi bởi một khi khách hàng đề nghị hình thức thanh toán này, rất có thể doanh nghiệp xuất khẩu sẽ bị mất hàng.

Vấn đề lừa đảo thương mại qua mạng Internet: Trong những năm gần đây, Bộ Công Thương cũng như Thương vụ Việt Nam tại các nước khu vực châu Phi đã nhiều lần hỗ trợ xử lý các sự vụ lừa đảo trong mua bán với các đối tác qua mạng Internet, liên tiếp đưa ra những cảnh báo về hiện tượng lừa đảo thương mại trên mạng đồng thời nêu đích danh các tổ chức, cá nhân lừa đảo ở khu vực này. Tuy nhiên, do tâm lý chủ quan, hám lợi, nghiệp vụ ngoại thương hạn chế nên vẫn có một số doanh nghiệp Việt Nam bị lừa mất tiền.

Để tránh những rủi ro và tìm kiếm cơ hội kinh doanh tại thị trường châu Phi, doanh nghiệp cần chú ý những vấn đề sau: Thứ nhất, tích cực tham gia các đoàn nghiên cứu chính sách, khảo sát thị trường do Bộ Công Thương và các cơ quan XTTM tổ chức; tham dự các hội chợ, triển lãm quốc tế, các cuộc hội thảo, diễn đàn doanh nghiệp song phương. Đây là dịp để các doanh nghiệp tìm hiểu thông tin thị trường, gặp gỡ đối tác một cách trực tiếp. Thứ hai, chủ động tìm kiếm thông tin thị trường, cơ hội kinh doanh trên các trang web chính thức như trang www.vietnamexport.com, trang www.moit.gov.vn của Bộ Công Thương Việt Nam, trang www.vinafrica.com của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), qua Vụ Thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công Thương) cũng như các Thương vụ, Đại sứ quán Việt Nam tại châu Phi và Nam Phi. Hết sức hạn chế việc tìm kiếm và giao dịch với khách hàng qua các trang mạng quốc tế.

Thiếu thông tin về quy định XNK, tập quán kinh doanh, hàng rào kỹ thuật: Nhiều doanh nghiệp Việt Nam gặp khó khăn khi làm việc với các đối tác Nam Phi do không hiểu văn hóa kinh doanh, dẫn đến những hiểu lầm không đáng có, chậm cập nhật thông tin về các chính sách, tiêu chuẩn, yêu cầu kỹ thuật, làm giảm tính cạnh tranh của hàng Việt Nam tại nước sở tại.

Để thành công, doanh nghiệp Việt Nam cần có sự đầu tư nghiên cứu thị trường, tìm hiểu quy định XNK, văn hoá kinh doanh, tuyển cán bộ thạo ngoại ngữ và phải kiên trì. Do ảnh hưởng của tình trạng quan liêu nên tác phong làm việc ở Nam Phi và nhiều nước ở khu vực châu Phi thường chậm trễ, thủ tục hành chính rườm rà, thiếu chuyên nghiệp. Doanh nghiệp cần xác định tâm lý, để đi đến ký kết một hợp đồng, cần mất khoảng thời gian từ vài tháng đến nửa năm, thậm chí lâu hơn. Với các đối tác, cần gặp mặt trực tiếp, thiết lập quan hệ thân thiết trước khi tiến hành kinh doanh.

Khoảng cách địa lý: Thời gian vận chuyển hàng hóa từ Việt Nam sang châu Phi bằng đường biển thường mất từ 1 tháng đến 1,5 tháng, dẫn đến chi phí vận tải cao. Ngoài r,a việc thiếu các tuyến đường hàng không trực tiếp dẫn đến giá vé máy bay đi châu Phi cũng cao và thời gian kéo dài.

Để giảm chi phí vận chuyển, doanh nghiệp nên kết hợp giữa xuất khẩu và nhập khẩu để nâng cao hiệu quả kinh tế. Có thể thấy, việc gắn xuất khẩu với nhập khẩu từ thị trường khu vực chưa được như mong muốn trong khi châu Phi là nơi cung ứng nhiều loại nguyên liệu đầu vào quan trọng cho các hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam. Nhiều mặt hàng các doanh nghiệp có thể kết hợp nhập khẩu từ khu vực này, trong đó đáng chú ý là gỗ, bông, hạt điều sẽ giúp giảm giá cước vận chuyển.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể nghiên cứu đầu tư sản xuất hàng hóa, hoặc chế biến tại nước sở tại để tận dụng nguồn nhân công và nguyên liệu dồi dào, phục vụ tiêu dùng tại chỗ và xuất khẩu sang các nước trong khu vực, sang EU, Hoa Kỳ nơi mà hàng hóa có xuất xứ từ Nam Phi được hưởng ưu đãi về thuế suất.

ĐT (nguồn Thương vụ Việt Nam tại Nam Phi)

Tin cùng chuyên mục

Liên minh châu Âu công bố danh sách cấp chứng nhận hữu cơ cho sản phẩm nhập từ Việt Nam

Xelex Việt Nam ra mắt mẫu laptop và máy tính bảng Latimer tại thị trường Hoa Kỳ

Đa dạng hóa hàng xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng thương mại Việt Nam - Philippines

Không có gạo Việt Nam trong số gạo bị tạm giữ tại Thuỵ Điển do nghi ngờ gian lận chất lượng

Doanh nghiệp Việt kiều làm 'cầu nối' đưa hàng Việt Nam ra thế giới

Hàng trăm tấn gạo bị tạm giữ tại Thuỵ Điển do nghi ngờ gian lận chất lượng

Liên kết Việt - cầu nối đưa hàng Việt Nam dần tiếp cận chuỗi phân phối tại Bỉ

Xuất khẩu thủy sản duy trì thị phần tốt tại Singapore

Tình hình kinh tế Gambia và quan hệ thương mại với Việt Nam

Cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường Senegal

Xuất khẩu gạo toàn cầu năm 2025 dự báo đạt 56,3 triệu tấn

Tuần hàng Việt Nam tại Pháp - nền tảng để doanh nghiệp phát triển, xây dựng thương hiệu tại châu Âu

Algeria cấm nhập khẩu một số sản phẩm sắt thép

Senegal thị trường tiềm năng cho hàng nông sản, thực phẩm

EU thay đổi quy định kiểm dịch động thực vật, an toàn thực phẩm đối với hàng nhập khẩu

Đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thương mại, du lịch với bang Uttar Pradesh Ấn Độ

Thúc đẩy cơ hội hợp tác giữa Việt Nam và Ấn Độ trong ngành lụa tơ tằm

Tăng cường đưa sản phẩm dệt may, OCOP, thuỷ sản, gỗ vào Thuỵ Điển và Bắc Âu

Đẩy mạnh hợp tác thương mại Việt Nam-Tunisia

Hiệp định EVFTA - 'đại lộ' đưa hàng hóa Việt Nam tiến sâu vào thị trường Pháp