Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ ba 26/11/2024 11:35

Doanh nghiệp dệt may phải chủ động gắn kết chuỗi cung ứng

Doanh nghiệp (DN) xuất khẩu dệt may cần chủ động tìm đến DN sản xuất nguyên liệu nhằm giảm tối đa tình trạng nhập khẩu. Điều  này vừa giúp đảm bảo quy tắc xuất xứ nguyên liệu, vừa giúp đảm bảo tính cạnh tranh về giá cả.

Tại tọa đàm “Các giải pháp tăng cường chuỗi cung ứng dệt may khi gia nhập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)” diễn ra chiều 30/3, 100% ý kiến đưa ra đều đồng tình với quan điểm các doanh nghiệp (DN) dệt may cần nhanh chóng bắt tay tạo thành chuỗi liên kết nhằm tận dụng tối đa nguyên liệu sản xuất trong nước.

Muốn chủ động được nguyên liệu, các DN dệt may phải bắt tay nhau để tạo thành chuỗi liên kết

Dù là đơn vị có sản phẩm nổi tiếng về chất lượng với trăm cửa hàng trên toàn quốc song Công ty may An Phước vẫn phải nhập khẩu 100% nguyên liệu để đáp ứng nhu cầu sản xuất. Về thực tế này, bà Nguyễn Thị Điền - Tổng Giám đốc Công ty may An Phước - cho biết, công ty đang phải nhập 100% nguyên liệu nước ngoài và chỉ có riêng phần phụ liệu công ty sử dụng sản phẩm của các DN có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Ông Nguyễn Văn Hùng - Tổng Giám đốc Tổng công ty 28 - cho hay, hiện nay dệt may trong nước đang nhập khẩu 60% nguyên liệu của Trung Quốc. Dù trong nước sản xuất được 40% nguyên liệu nhưng chủ yếu là hàng dệt kim, công nghệ đơn giản, còn đối với dệt thoi thì 70 – 80% là nhập khẩu.

Nguyên nhân dệt may nhập khẩu nguyên liệu kéo dài là do DN Việt Nam chủ yếu làm gia công hoặc sản xuất theo chỉ định của các DN nước ngoài nên không thể quyết định nguyên liệu sản xuất. Thêm đó, nhiều DN cho hay, đầu tư sản xuất nguyên liệu đòi hỏi số vốn lớn nên nhiều DN không thể thực hiện. Chưa kể việc các DN Việt đang thua xa DN những nước lân cận về năng suất sản xuất, dẫn đến giá thành sản phẩm khó cạnh tranh.

Tuy nhiên, theo đánh giá của ông Trương Văn Cẩm - Tổng thư ký Hiệp hội dệt may Việt Nam, nếu xét trên diện rộng thì dệt may Việt Nam không hẳn yếu. Lý giải cụ thể, ông Cẩm thông tin, trung bình 1 năm cũng sản xuất được 1 tỷ mét vải rồi xuất khẩu trong khi có nhiều DN sản xuất khác lại nhập khẩu vải nguyên liệu. Đối với mặt hàng sợi, một năm sản xuất khoảng 1,2 triệu tấn và xuất khẩu từ 700-800 ngàn tấn. Nghịch lý ở chỗ, số nhập khẩu sợi tương đương số xuất.

Theo Bộ Công Thương, nhập khẩu dệt may năm 2015 là 16,6 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ, trong đó nhập khẩu bông là 1,6 tỷ USD, xơ sợi các loại là 1,5 tỷ USD, vải 10,2 tỷ USD, nguyên phụ liệu dệt may là 3,2 tỷ USD. Theo tính toán, Việt Nam phải nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu là 13,2 tỷ USD, tăng 6,9% so với cùng kỳ; như vậy tỷ lệ giá trị gia tăng của năm là 51,1%.

Ông Cẩm còn trấn an các doanh nghiệp rằng khi tham gia TPP, quy tắc xuất xứ hàng hóa của dệt may không quá khó khăn vì có những mặt hàng chỉ yêu cầu từ cắt may không đòi hỏi xuất xứ nguyên liệu. Ngoài ra, TPP có độ trễ cho dệt may Việt Nam thực hiện quy tắc xuất xứ cũng như tạo điều kiện để DN dệt may trong nước cơ cấu lại thượng nguồn (xuất xứ nguyên liệu).

Qua những phân tích và thông tin nêu trên, Hiệp hội Dệt may Việt Nam khuyến cáo các DN dệt may cần phải chú trọng liên kết chuỗi với nhau. Theo đó, DN xuất khẩu chủ động tìm đến DN sản xuất nguyên liệu nhằm giảm tối đa tình trạng nhập khẩu. Đây chính là hình thức vừa đảm bảo quy tắc xuất xứ nguyên liệu, vừa đảm bảo tính cạnh tranh về giá cả.

Mai Ca

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp da giày chịu nhiều sức ép trong 'xanh hóa' sản xuất

Hàn Quốc đầu tư 6 tỷ USD vào ngành dệt may Việt Nam

Hội thảo ngành dệt may Việt Nam năm 2045: Nơi tăng trưởng xanh gặp năng suất

Doanh nghiệp dệt may bắt nhịp chuyển đổi số

Bộ Công Thương tiếp tục lấy ý kiến đóng góp cho Chiến lược phát triển ngành sữa

Tình hình quản lý, phát triển cụm công nghiệp tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay ra sao?

Dồi dào đơn hàng, doanh nghiệp dệt may lại lo thiếu lao động

Cách nào phát triển thời trang Việt?

Sản xuất công nghiệp của Nam Định “chạy nước rút”

Bộ Công Thương dự kiến cắt giảm, đơn giản hoá nhiều thủ tục hành chính lĩnh vực công nghiệp nhẹ

Chính phủ giao Bộ Công Thương tăng cường đối thoại để triển khai Cơ chế CBAM

Giải pháp căn cơ cho ngành Công Thương 'chắc chân' trước biến động thị trường

Ngày 27/9, sẽ diễn ra Ngày hội Cotton Day Việt Nam 2024

Xung đột tại Bangladesh có làm chuyển hướng chuỗi cung ứng dệt may?

Phát triển thị trường ngách cho ngành dệt may: Cuộc chơi của các “ông lớn”

Ngành dệt may: Nâng cao năng suất, hóa giải sức ép chi phí nhân công

Dệt may Việt Nam có bao nhiêu thị trường xuất khẩu tỷ USD?

Doanh nghiệp dệt may lo đơn hàng, đơn giá quý IV/2024

Ứng phó với quy định mới tại EU: Doanh nghiệp dệt may lưu ý gì?

Doanh nghiệp dệt may kiến nghị “mềm hóa” quy tắc xuất xứ trong CPTPP