Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ tư 06/11/2024 20:39

Doanh nghiệp FDI tại Bắc Ninh: Mong muốn tăng tỷ lệ nội địa hóa

Ngày 13/5, Đoàn công tác của Bộ Công Thương do Thứ trưởng Trần Tuấn Anh dẫn đầu đã có buổi làm việc với một số doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của tỉnh Bắc Ninh. Tại buổi làm việc, các doanh nghiệp (DN) FDI đều mong muốn tăng tỷ lệ nội địa hóa tại Việt Nam.
Đoàn công tác Bộ Công Thương làm việc với các doanh nghiệp FDI tỉnh Bắc Ninh

Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Trần Tuấn Anh đánh giá cao những đóng góp của các DN FDI nói chung và DN FDI trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh nói riêng, đặc biệt là những đóng góp của các DN FDI tiêu biểu như Canon, Samsung- hai DN FDI lớn, có đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế và xuất khẩu tại Việt Nam. Cụ thể, năm 2014, Canon đóng góp 2%, Samsung đóng góp hơn 17% vào kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.

Thứ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh, sự hiện diện của Samsung và Canon tại Việt Nam không chỉ góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, gia tăng xuất khẩu mà còn giải quyết việc làm cho người lao động Việt Nam. Đặc biệt, những DN này liên tục mở rộng đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, coi Việt Nam là “cứ điểm” sản xuất trên toàn cầu, cho thấy sức hấp dẫn lớn của môi trường đầu tư tại Việt Nam.

Phát biểu tại buổi gặp gỡ, ông Han Myong-Sup- Tổng giám đốc Samsung Việt Nam- đánh giá cao môi trường đầu tư của Việt Nam, đồng thời khẳng định, trong quá trình đầu tư tại Việt Nam, Tập đoàn Samsung đã nhận được sự ủng hộ rất nhiều của các bộ, ngành, trong đó có lãnh đạo Bộ Công Thương. Thời gian tới, Samsung đang có kế hoạch mở rộng đầu tư, đóng góp nhiều hơn nữa cho kinh tế Việt Nam. Để thực hiện mục tiêu đó, Samsung sẽ tập trung đầu tư công nghệ, phát triển nguồn nhân lực và có kế hoạch tăng tỷ lệ nội địa hóa tại thị trường Việt Nam. Đặc biệt, để tăng tỷ lệ nội địa hóa, Samsung sẽ tổ chức các cuộc triển lãm trưng bày, giới thiệu các sản phẩm của Samsung, từ đó kêu gọi các đối tác Việt Nam tham gia vào sản xuất linh kiện cho Samsung.

Ông Soma Katsuyoshi- Tổng giám đốc Canon Việt Nam- cho biết: Có mặt tại Việt Nam từ năm 2001, đến nay, Canon đã nhận thấy những thay đổi tích cực trong môi trường đầu tư của Việt Nam, đơn cử như tình trạng thiếu điện, hay những khó khăn trong cơ sở hạ tầng đã dần được giải quyết. Tuy nhiên, vấn đề phát triển công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam vẫn chưa được cải thiện, dẫn đến những khó khăn cho Canon trong việc nhập nguyên phụ liệu cho sản xuất, làm tăng chi phí và giảm giá trị gia tăng cho hàng hóa sản xuất tại Việt Nam. Canon bày tỏ mong muốn Việt Nam tập trung phát triển mạnh công nghiệp hỗ trợ, giúp tăng tỷ lệ nội địa hóa của DN.

Thứ trưởng Trần Tuấn Anh:

Tăng tỷ lệ nội địa hóa sẽ giúp DN cắt giảm chi phí sản xuất và nâng cao giá trị gia tăng cho các sản phẩm sản xuất tại Việt Nam.

Chia sẻ với mong muốn của các DN FDI, Thứ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết, Chính phủ Việt Nam nói chung và Bộ Công Thương nói riêng nhất trí với quan điểm Việt Nam cần phát triển công nghiệp hỗ trợ. Theo đó, để phát triển công nghiệp hỗ trợ, Bộ Công Thương đã soạn thảo Nghị định mới về công nghiệp hỗ trợ và đã qua 2 vòng lấy ý kiến, hiện đang trình Chính phủ xem xét. Nghị định mới về công nghiệp hỗ trợ có những chính sách ưu đãi về tín dụng, thuế, đào tạo nhân lực… tạo nhiều cơ hội phát triển công nghiệp hỗ trợ.

Ngoài ra, để công nghiệp hỗ trợ phát triển, Việt Nam cũng mong muốn các DN trong và ngoài nước, nhất là các DN FDI cùng tham gia tích cực bằng cách đưa ra những danh mục linh kiện cụ thể để tạo thuận lợi cho DN tham gia sản xuất, cung ứng sản phẩm...

Nguyễn Hòa
Bài viết cùng chủ đề: Doanh nghiệp nước ngoài

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương: Phổ biến quy chuẩn sản xuất, kinh doanh hóa chất với cơ quan quản lý, doanh nghiệp

Bình Thuận: Sở Công Thương hỗ trợ gỡ khó cho cụm công nghiệp Hầm Sỏi - Võ Xu

Cải tiến mẫu mã để tăng cạnh tranh cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ

Ngành chế biến, chế tạo đẩy mạnh tăng trưởng công nghiệp 10 tháng của Nam Định

Viện Nghiên cứu Cơ khí: Tích cực tham gia chuyển đổi năng lượng xanh, giao thông xanh

PMI Việt Nam tăng trưởng trở lại, tạo lực đẩy cho sản xuất công nghiệp tăng tốc cuối năm

TP. Hồ Chí Minh: Tìm giải pháp thiết lập hệ sinh thái ngành công nghiệp bán dẫn

Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Thay vì ‘than vãn’ hãy tìm phương pháp

Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Doanh nghiệp cần chuyển đổi nhanh để nắm bắt cơ hội

Việt Nam khẳng định vị thế trong ngành nam châm vĩnh cửu, đất hiếm

Cần cơ chế đột phá phát triển ngành công nghiệp hoá dược

igus® mang đến giải pháp bền vững cho phòng sạch và tự động hóa tại triển lãm VIMF Bắc Ninh 2024

Đoàn doanh nghiệp Hồng Kông (Trung Quốc) tìm kiếm cơ hội đầu tư tại HANSSIP

Để lĩnh vực hóa chất trở thành ngành công nghiệp nền tảng

Doanh nghiệp dệt may chủ động chuyển đổi xanh

Đà Nẵng: Doanh nghiệp sản xuất lạc quan về đích năm 2024 vượt 40% kế hoạch

Sắp diễn ra Triển lãm ngành gốm sứ và đá khu vực Đông Nam Á

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội cho công nghiệp chế tạo tự chủ sản xuất

Triển lãm công nghiệp Việt Nam 2024 sẽ diễn ra vào tháng 11 tại Bắc Ninh

Doanh nghiệp da giày chịu nhiều sức ép trong 'xanh hóa' sản xuất