Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Chủ nhật 24/11/2024 03:38

Doanh nghiệp gỗ gặp khó vì thị trường suy giảm

Xuất khẩu gỗ được nhận định khó lạc quan trong các tháng còn lại của năm. Để ứng phó, các doanh nghiệp đang thực hiện nhiều giải pháp khác nhau.

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường truyền thống vẫn gặp khó

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan cho biết xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong tháng 9 đạt 1,41 tỷ USD, giảm 21% so với tháng 8, nhưng tăng 56,5% so với tháng 9/2021. Trong đó, xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 734,8 triệu USD, giảm 17% so với tháng 8/2022, nhưng tăng 71,5% so với tháng 9/2021.

Tính chung 9 tháng đầu năm 2022, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 12,3 tỷ USD, tăng 10,2% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, trị giá xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 8,6 tỷ USD, tăng 1,5%.

"Trong tháng 9, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới các thị trường đều có trị giá tăng mạnh so với tháng 9/2021 bởi sự gián đoạn của hoạt động sản xuất và xuất khẩu trong giai đoạn dịch COVID-19 bùng phát nên trị giá xuất khẩu trong tháng 9/2021 ở mức thấp", Cục Xuất nhập khẩu lý giải.

Thực tế, tình hình xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đang gặp khó và tiếp tục giảm tốc ở một số thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu (EU)...

Cụ thể, tại Mỹ, thị trường tiêu thụ lớn nhất của ngành gỗ, chiếm hơn 55% trong tổng giá trị xuất khẩu của ngành hàng trong 9 tháng đầu năm, tiếp tục diễn biến sụt giảm. Đây cũng là yếu tố chính khiến ngành gỗ dù ghi nhận tăng trưởng nhưng vẫn khó lạc quan trong các tháng còn lại của năm.

Số liệu thống kê cho thấy, trong tháng 9, xuất khẩu sang thị trường này giảm 16,3% so với tháng 8. Đây cũng là tháng sụt giảm thứ 7 liên tiếp từ đầu năm đến nay và nếu không tính tháng 2 với kim ngạch thường thấp do rơi vào dịp Tết Nguyên đán, thì tháng 9 này có thể là tháng có trị giá xuất khẩu thấp nhất trong 9 tháng qua.

Chia sẻ tại triển lãm Vietnamwood 2022 diễn ra mới đây, ông Nguyễn Quốc Khanh - Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP. Hồ Chí Minh (HAWA), cho biết kim ngạch xuất khẩu tăng nhưng do lạm phát đã ảnh hưởng lớn đến tác động tăng trưởng xuất khẩu của ngành chế biến gỗ trong những tháng cuối năm 2022.

Chẳng hạn, bên cạnh Mỹ, lạm phát vẫn đang gia tăng tại các thị trường xuất khẩu chính của nhóm hàng là các nước EU, cùng với tác động từ cuộc xung đột Nga - Ukraine khiến cho người dân ở các quốc gia này có xu hướng duy trì việc thắt chặt chi tiêu.

Do đó, nhu cầu đối với các mặt hàng không thiết yếu như sản phẩm gỗ khó tăng mạnh như trước kia, đồng nghĩa việc ký kết và thực hiện đơn hàng của các doanh nghiệp cũng bị tác động trực tiếp.

Ông Nguyễn Liêm - Tổng Giám đốc Công ty CP Lâm Việt cho hay, theo thông lệ, những tháng cuối năm xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ thường cao hơn so với đầu năm do nhu cầu hoàn thiện, sửa sang, trang trí lại nội thất tăng cao vào cuối năm tại nhiều thị trường xuất khẩu chính. Tuy nhiên, tình hình năm nay không mấy khả quan bởi ngành gỗ đang phải đối mặt với nhiều yếu tố bất lợi.

“Đơn hàng quý III của các doanh nghiệp chỉ còn khoảng 40-50%, sang quý IV còn sụt giảm hơn và hiện vẫn chưa có đơn hàng cho năm mới” - Tổng Giám đốc Công ty CP Lâm Việt chia sẻ.

Doanh nghiệp ứng phó như thế nào?

Ông Phùng Quốc Cường - Giám đốc Công ty TNHH Bảo Hưng, cho biết thời gian gần đây, công ty đang tìm cách đẩy mạnh xuất khẩu đồ gỗ nội thất sang các thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc, hai thị trường này ít bị ảnh hưởng bởi biến động lạm phát kinh tế từ các quốc gia EU và Mỹ. Dù đây là giải pháp tình thế nhưng giúp doanh nghiệp duy trì sản xuất, nhà máy và giữ chân người lao động trong ngành chế biến gỗ.

Bên cạnh việc chuyển dịch sang Nhật Bản, Hàn Quốc thì Trung Quốc cũng là thị trường được các doanh nghiệp trong nước cố gắng khai thác dư địa tăng trưởng bởi là một trong 5 thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam và trong những năm gần đây luôn đứng ở vị trí thứ 2 hoặc thứ 3 về kim ngạch.

Số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy, 9 tháng đầu năm, xuất khẩu gỗ của Việt Nam sang Trung Quốc chiếm tỷ trọng 13,2%, tăng 3,1 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhiều doanh nghiệp gỗ đang có xu hướng quay lại nội địa

Theo ông Nguyễn Chánh Phương - Phó Chủ tịch HAWA, lâu nay, doanh nghiệp xuất khẩu vẫn tập trung vào một số thị trường chủ lực nên mỗi khi các thị trường này có biến động, hoạt động sản xuất, kinh doanh ngay lập tức bị ảnh hưởng. Do đó, doanh nghiệp cần đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, đồng thời cần đẩy mạnh đổi mới công nghệ, nâng cao hiệu quả quản trị… để tăng sức cạnh tranh hàng hóa.

Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng đang có xu hướng quay về thị trường nội địa bởi nhu cầu tiêu dùng của thị trường này vẫn còn bỏ trống. Hiện người tiêu dùng nội địa ngày càng có nhu cầu lớn trong trang trí nhà cửa, văn phòng.

HAWA ước tính khoảng 30% doanh nghiệp ngành gỗ đang phục vụ thị trường trong nước. Thị trường này được cho là tiềm năng vì các dự án xây dựng khởi động lại sau dịch, sẽ phần nào bù đắp cho xuất khẩu chậm lại.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Liêm, việc quay về thị trường nội địa là giải pháp ngắn hạn và không phải doanh nghiệp nào cũng thực hiện được bởi thị hiếu tiêu dùng nội địa khác thị trường xuất khẩu, dây chuyền sản xuất cho hàng xuất khẩu cũng có sự khác biệt với các đơn hàng nội địa.

“Nhu cầu thị trường nội đia tuy lớn nhưng sản phẩm nhỏ lẻ, thị hiếu mỗi người khác nhau nên khi chuyển về thị trường nội địa không thể "một sớm một chiều" là làm ngay được”, Tổng Giám đốc Công ty CP Lâm Việt chia sẻ, đồng thời cho hay với riêng doanh nghiệp, giải pháp lúc này là thuyết phục khách hàng duy trì đơn hàng, dù sụt giảm nhưng vẫn thực hiện để giữ chân người lao động và nhà máy hoạt động.

Cũng theo ông Liêm, doanh nghiệp dang tìm thêm khách hàng tại các hội chợ trong và ngoài nước, ký kết các đơn hàng dù nhỏ lẻ và nhu cầu khác nhau nhưng doanh nghiệp vẫn phải chấp nhận trong giai đoạn này.

Ngọc Thùy
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu gỗ

Tin cùng chuyên mục

Chính sách xanh đang tác động đến dòng chảy thương mại và đầu tư

Việt Nam và Nhật Bản tìm hướng thúc đẩy giao thương nông sản

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Ký kết biên bản ghi nhớ về xúc tiến thương mại giữa Việt Nam và Malaysia

Sáng nay diễn ra tọa đàm ‘Thương mại điện tử - Đưa hàng Việt vươn mình trong kỷ nguyên số’

Hơn 200 đơn vị từ 63 tỉnh, thành tham gia Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam 2024

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Bộ Công Thương đóng vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế số quốc gia

Triển lãm CLEANFACT và RHVAC Vietnam 2024: Điểm đến công nghệ cao cho doanh nghiệp

Hỗ trợ chuyển đổi số lĩnh vực bán buôn, bán lẻ: Nâng sức cạnh tranh cho nền kinh tế

10 doanh nghiệp dệt may Việt Nam tham gia Global Sourcing Expo Australia 2024

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài: Thương mại điện tử là điểm sáng của phát triển kinh tế - xã hội

Tổng cục Hải quan cảnh báo các chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép

Sự kiện thương mại điện tử thúc đẩy phát triển kinh tế số ngành Công Thương 2024

Nông sản Việt Nam sắp xuất hiện trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc

Hoa Kỳ khởi xướng điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp vỏ viên nhộng cứng từ Việt Nam

Diễn đàn Xúc tiến nông sản Việt Nam – Mông Cổ: Thương mại song phương tăng gấp 2-3 lần

256 gian hàng tham gia Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế AgroViet 2024

Tháng 10/2024, Ukraine là thị trường cung cấp lúa mì nhiều nhất cho Việt Nam

Toyar và Realsee hợp tác chiến lược đột phá, tiên phong số hóa không gian tại Việt Nam qua nền tảng Fidovn