Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Doanh nghiệp kiến nghị không kiểm tra thực tế hàng quá cảnh còn niêm phong

Đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp kinh doanh hàng quá cảnh Việt Nam - ASEAN tỉnh Lạng Sơn (Hiệp hội), phản ánh: việc cơ quan hải quan tại các cửa khẩu kiểm tra thực tế hàng hóa kinh doanh quá cảnh đã làm phát sinh nhiều chi phí, làm hạn chế phát triển lĩnh vực logistics Việt Nam. Các doanh nghiệp kinh doanh quá cảnh kiến nghị, không thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa quá cảnh còn nguyên niêm phong hải quan...

Liên quan đến các doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa quá cảnh, được biết, kể từ tháng 7/2018 đến nay, theo đề nghị của Cục Điều tra chống buôn lậu - Tổng cục Hải quan, cơ quan hải quan tại các cửa khẩu đã tiến hành kiểm tra thực tế các lô hàng quá cảnh của các doanh nghiệp thành viên Hiệp hội Doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa quá cảnh Việt Nam - ASEAN tỉnh Lạng Sơn.

Theo phản ánh từ phía các doanh nghiệp thì việc kiểm tra thực tế này có tính bất thường. Bởi lẽ, cơ quan hải quan kiểm tra thực tế ngay sau khi các doanh nghiệp quá cảnh vừa nhận hàng từ phương tiện vận tải của chủ hàng nước ngoài ở trong khu vực giám sát của hải quan và có sự chứng kiến, giám sát của cán bộ hải quan. Hàng hóa quá cảnh sau khi chuyển sang phương tiện của doanh nghiệp quá cảnh Việt Nam, cũng được kẹp chì niêm phong của cơ quan hải quan cửa khẩu.

Quá trình kiểm tra thực tế hàng hóa quá cảnh của hải quan cho thấy, có những container vi phạm (chủ yếu là vi phạm không khai tên và số lượng hàng hóa, vi phạm về hàng hóa giả mạo nhãn hiệu), nhưng rất nhiều container khi kiểm tra hải quan không phát hiện ra vi phạm. Quá trình kiểm tra thực tế được hải quan thực hiện theo phương pháp thủ công, các container chứa hàng phải dỡ niêm phong, nên thời gian bị kéo dài nhiều ngày. Hàng hóa của doanh nghiệp hay bị mất, bị lấy trộm do thiếu nhân lực giám sát và thiếu cơ sở hạ tầng tại một số cửa khẩu; hoặc hàng hóa sau khi kiểm tra đã bị hỏng, bao bì không còn nguyên vẹn. Sau khi kiểm tra thực tế, hàng hóa phải xếp lại vào container thì bị thừa, điều này đã dẫn đến việc hải quan phía Lào, Campuchia, Thái Lan nghi ngờ các doanh nghiệp kinh doanh quá cảnh buôn lậu và xử lý vi phạm phát sinh chi phí lớn.

Doanh nghiệp kiến nghị không kiểm tra thực tế hàng quá cảnh còn niêm phong
Hải quan Lạng Sơn kiểm tra hàng hóa nhập khẩu tại Cửa khẩu Cốc Nam. Ảnh NQ

Các doanh nghiệp kinh doanh hàng quá cảnh ở Lạng Sơn, cho rằng, việc kiểm tra thực tế hàng hóa quá cảnh đã làm mất uy tín của doanh nghiệp Việt Nam, làm hạn chế phát triển của ngành logistic Việt Nam. Cùng với việc, hiện nay phía Trung Quốc đang khuyến khích hàng hóa vận chuyển theo tuyến Vân Nam - Poten - Viên Chăn - Băng Cốc, đồng thời áp dụng chặt chẽ hàng rào phi thuế quan và các biện pháp kỹ thuật khác trên tuyến Quảng Tây - Việt Nam (Lạng Sơn) khiến cho hàng hóa lưu thông luôn bị tắc nghẽn. Một số khách hàng vì vậy đã lựa chọn chuyển hướng đi theo đường biển quá cảnh vào Băng Cốc (Thái Lan) rồi đi tiếp sang Malaysia - Singapore.

Tác động ảnh hưởng từ việc kiểm tra thực tế và xử lý vi phạm hàng hóa quá cảnh của hải quan Việt Nam, khiến nhiều chủ hàng nước ngoài đã không trả tiền thuê vận chuyển cho các doanh nghiệp quá cảnh thuộc Hiệp hội Doanh nghiệp kinh doanh hàng quá cảnh Việt Nam - ASEAN tỉnh Lạng Sơn, đồng thời yêu cầu doanh nghiệp Việt Nam bồi thường thiệt hại và chuyển tuyến không vận chuyển quá cảnh qua Việt Nam.

Hiệp hội Doanh nghiệp kinh doanh hàng quá cảnh Việt Nam - ASEAN tỉnh Lạng Sơn cho rằng, nếu tình trạng nêu trên tiếp tục kéo dài, nhiều doanh nghiệp thành viên của Hiệp hội sẽ bị thiệt hại hàng trăm tỷ đồng, có nguy cơ bị phá sản. Do vậy, Hiệp hội kiến nghị các bộ, ngành chức năng và hải quan, cho phép hàng hóa kinh doanh quá cảnh còn nguyên kẹp chì niêm phong của hải quan được miễn kiểm tra thực tế, hải quan chỉ kiểm tra thực tế khi có bằng chứng rõ ràng có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Hải quan Việt Nam cần có cơ chế phối hợp với hải quan các nước láng giềng để xử lý vi phạm không khai tên hàng và số lượng hàng hóa, hàng hóa giả mạo nhãn hiệu của các chủ hàng nước ngoài. Áp dụng thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa quá cảnh theo mô hình kiểm tra “một cửa, một lần dừng” tại tất cả các cửa khẩu để tạo thuận lợi thương mại.

Do hàng hóa quá cảnh niêm phong, chịu sự giám sát hải quan và tuân thủ thời gian cũng như tuyến đường quá cảnh, không tiêu thụ tại thị trường Việt Nam, nên sẽ không gây ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong nước, các doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa quá cảnh kiến nghị, cần sửa đổi, bãi bỏ các quy định kiểm tra không phù hợp, hướng dẫn các tiêu chí cụ thể, rõ ràng xác định “dấu hiệu vi phạm pháp luật về hải quan” trong việc tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa quá cảnh. Cải thiện các điều kiện cơ sở vật chất, dịch vụ logistics tại các cửa khẩu (kho, bãi…) và trang bị cho hải quan các thiết bị công nghệ hiện đại hỗ trợ kiểm tra hàng hóa nhằm hạn chế kiểm tra thủ công, hạn chế tháo gỡ niêm phong container.

Do bị kiểm tra thực tế hàng hóa quá cảnh khiến phát sinh nhiều chi phí, trong khi đó, doanh nghiệp kinh doanh quá cảnh Việt Nam lại không thể yêu cầu phía khách hàng nước ngoài thanh toán khoản này được, Hiệp hội Kinh doanh hàng quá cảnh Việt Nam - ASEAN tỉnh Lạng Sơn, kiến nghị, cần chia sẻ và hỗ trợ chi phí phát sinh (chi phí kho bãi, bốc dỡ, lưu xe…) trong trường hợp cơ quan hải quan cửa khẩu thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa nhưng không phát hiện ra vi phạm.

Ngọc Quỳnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2024 có thể vượt 60 tỷ USD

Xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2024 có thể vượt 60 tỷ USD

Với tốc độ tăng trưởng hiện nay, xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2024 có thể đạt 60 đến 61 tỷ USD.
Infographic | Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ 9 tháng sát mốc 100 tỷ USD

Infographic | Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ 9 tháng sát mốc 100 tỷ USD

Trong 9 tháng, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Hoa Kỳ đạt 99,12 tỷ USD. Có thể khẳng định năm 2024, thương mại giữa 2 nước sẽ vượt mốc 100 tỷ USD.
9 tháng năm 2024, xuất khẩu chè sang thị trường Trung Quốc tăng hơn 2 lần

9 tháng năm 2024, xuất khẩu chè sang thị trường Trung Quốc tăng hơn 2 lần

Xuất khẩu chè sang thị trường Trung Quốc tăng mạnh 245,6% về lượng và tăng 108,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.
Xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 55,29 tỷ USD

Xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 55,29 tỷ USD

Tính đến hết ngày 15/10, xuất khẩu nhóm hàng máy tính điện tử và linh kiện của Việt Nam đạt 55,29 tỷ USD, tương ứng tăng 26,72% so với cùng kỳ năm ngoái.
Chuyên gia Vũ Vinh Phú: Thành tích xuất nhập khẩu có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Chuyên gia Vũ Vinh Phú: Thành tích xuất nhập khẩu có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Chuyên gia Vũ Vinh Phú cho rằng, các thành tích xuất nhập khẩu thời gian qua có đóng góp lớn của Bộ Công Thương.

Tin cùng chuyên mục

Bến Tre: Xuất khẩu chính ngạch dừa tươi sang thị trường Trung Quốc

Bến Tre: Xuất khẩu chính ngạch dừa tươi sang thị trường Trung Quốc

Ngày 25/10, tại Bến Tre đã diễn ra Lễ công bố xuất khẩu chính ngạch dừa tươi Bến Tre sang thị trường Trung Quốc.
Xuất khẩu cá tra sang thị trường Trung Quốc giảm tháng thứ 3 kể từ đầu năm 2024

Xuất khẩu cá tra sang thị trường Trung Quốc giảm tháng thứ 3 kể từ đầu năm 2024

Tháng 9/2024, xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc giảm 16% so với cùng kỳ năm 2023. Đây cũng là tháng thứ 3 kể từ đầu năm nay chứng kiến sự sụt giảm này.
Xuất khẩu hàng hóa 9 tháng 2024, Hoa Kỳ là thị trường có mức tăng mạnh nhất

Xuất khẩu hàng hóa 9 tháng 2024, Hoa Kỳ là thị trường có mức tăng mạnh nhất

9 tháng/2024, có 8 thị trường, khu vực thị trường xuất khẩu tăng trên 1 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước, trong đó, Hoa Kỳ là thị trường có mức tăng mạnh nhất.
9 tháng năm 2024, Việt Nam thu về gần 42 tỷ USD từ xuất khẩu điện thoại và linh kiện

9 tháng năm 2024, Việt Nam thu về gần 42 tỷ USD từ xuất khẩu điện thoại và linh kiện

9 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng điện thoại và linh kiện các loại của cả nước đạt trên 41,89 tỷ USD, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm 2023.
Thúc đẩy thương mại biên giới, tăng cường quan hệ thương mại Việt Nam - Lào

Thúc đẩy thương mại biên giới, tăng cường quan hệ thương mại Việt Nam - Lào

Thúc đẩy thương mại biên giới là một trong những giải pháp quan trọng nhằm gia tăng thương mại hai chiều Việt Nam – Lào.
Tiền Giang xuất khẩu lô dừa tươi đầu tiên sang Trung Quốc

Tiền Giang xuất khẩu lô dừa tươi đầu tiên sang Trung Quốc

Sở Công Thương Tiền Giang phối hợp với Công ty Fadoi Export tổ chức “Lễ khởi hành chuyến xe đầu tiên vận chuyển dừa tươi Tiền Giang xuất khẩu sang Trung Quốc”.
Bộ Công Thương: Kết nối giao thương doanh nghiệp Việt Nam và Ả Rập

Bộ Công Thương: Kết nối giao thương doanh nghiệp Việt Nam và Ả Rập

Sáng 24/10, tại Hà Nội, Bộ Công Thương phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức Hội thảo giao thương giữa đoàn doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Ả Rập.
Ấn Độ tiếp tục là thị trường xuất khẩu hoa hồi lớn nhất của Việt Nam

Ấn Độ tiếp tục là thị trường xuất khẩu hoa hồi lớn nhất của Việt Nam

9 tháng, xuất khẩu hoa hồi của Việt Nam đạt 9.822 tấn, đạt gần 47 triệu USD, trong đó Ấn Độ tiếp tục là thị trường xuất khẩu hoa hồi lớn nhất của nước ta.
Gạo Việt đối diện với những ‘cơn sóng’ nhẹ

Gạo Việt đối diện với những ‘cơn sóng’ nhẹ

Xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc giảm mạnh; Indonesia bất ngờ ‘quay xe’ huỷ chào thầu mua 340.000 tấn gạo. Gạo Việt đối diện với những cơn sóng nhẹ.
Giá hạt điều xuất khẩu tháng 9 tăng cao nhất kể từ đầu năm

Giá hạt điều xuất khẩu tháng 9 tăng cao nhất kể từ đầu năm

Giá hạt điều xuất khẩu tháng 9 năm 2024 đạt 6.560 USD/tấn, tăng 22,5% so với cùng kỳ. Đây là mức giá cao nhất trong năm 2024, cao hơn giá của các tháng trước đó
Tăng cường giao thương, xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Móng Cái khởi sắc

Tăng cường giao thương, xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Móng Cái khởi sắc

Nhờ hoạt động giao thương qua cửa khẩu Móng Cái khởi sắc, kim ngạch xuất nhập khẩu với Trung Quốc 9 tháng qua đã tăng 23% so với cùng kỳ năm 2023.
Sầu riêng đông lạnh - động lực mới cho xuất khẩu trái cây thời gian tới

Sầu riêng đông lạnh - động lực mới cho xuất khẩu trái cây thời gian tới

Sầu riêng đông lạnh là động lực mới cho xuất khẩu trái cây thời gian tới. Để phát triển thị trường, doanh nghiệp cần tuân thủ quy định của nước nhập khẩu.
9 tháng, xuất nhập khẩu hàng hoá khởi sắc và đạt kết quả tích cực

9 tháng, xuất nhập khẩu hàng hoá khởi sắc và đạt kết quả tích cực

Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá của nước ta trong 9 tháng năm 2024 đã có những khởi sắc và đạt được những kết quả tích cực.
Xuất khẩu cá ngừ sang thị trường Israel tăng trưởng mạnh

Xuất khẩu cá ngừ sang thị trường Israel tăng trưởng mạnh

Tính đến hết tháng 9/2024, xuất khẩu cá ngừ sang thị trường Israel vẫn tăng 52% so với cùng kỳ, đạt gần 53 triệu USD.
An Giang: Liên kết vùng để nâng cao năng lực xuất khẩu gạo

An Giang: Liên kết vùng để nâng cao năng lực xuất khẩu gạo

Theo đại diện Sở Công Thương tỉnh An Giang, cần xây dựng liên kết tạo thành vùng nguyên liệu để chế biến xuất khẩu gạo luôn được đảm bảo nguồn cung ổn định.
Việt Nam thu về 20 triệu USD từ loại gia vị đắt thứ 3 thế giới

Việt Nam thu về 20 triệu USD từ loại gia vị đắt thứ 3 thế giới

Xuất khẩu nhóm hàng bạch đậu khấu – nhục đậu khấu của Việt Nam trong 9 tháng năm 2024 đạt 2.501 tấn, kim ngạch đạt hơn 20 triệu USD.
Hợp tác năng lượng, dầu khí - trụ cột quan trọng hàng đầu trong quan hệ Việt Nam - Nga

Hợp tác năng lượng, dầu khí - trụ cột quan trọng hàng đầu trong quan hệ Việt Nam - Nga

Hợp tác trên lĩnh vực năng lượng, dầu khí là trụ cột quan trọng hàng đầu trong quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Nga.
Nhập khẩu sắt thép của Việt Nam tăng mạnh trong 9 tháng năm 2024

Nhập khẩu sắt thép của Việt Nam tăng mạnh trong 9 tháng năm 2024

9 tháng năm 2024, Việt Nam nhập khẩu gần 12,3 triệu tấn sắt thép, trị giá trên 8,97 tỷ USD, tăng 31,7% về lượng và tăng 19% kim ngạch so với 9 tháng năm 2023.
Bình Dương: Xuất khẩu 9 tháng đầu năm cán mốc gần 27 tỷ USD, thặng dư thương mại 8,4 tỷ USD

Bình Dương: Xuất khẩu 9 tháng đầu năm cán mốc gần 27 tỷ USD, thặng dư thương mại 8,4 tỷ USD

Để mở rộng thị trường xuất khẩu, tỉnh Bình Dương tiếp tục phối hợp Bộ Công Thương triển khai các nhóm giải pháp, hỗ trợ doanh nghiệp khai thác thị trường FTA.
Bàn giải pháp

Bàn giải pháp 'mở cánh cửa' thị trường Halal cho nông sản Việt

Với quy mô nền kinh tế Halal toàn cầu dự kiến sẽ tăng lên 10.000 tỷ USD vào năm 2028, đây được nhận định là thị trường đầy tiềm năng cho nông sản Việt.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động