Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ hai 25/11/2024 11:49

Doanh nghiệp nào lọt danh sách thương nhân được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo?

Bộ Công Thương vừa công bố danh sách các thương nhân được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo đến ngày 17/8/2023.

Theo danh sách này, khu vực miền Nam và Đồng bằng sông Cửu Long đang tập trung nhiều thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo nhất cả nước. Các địa phương đang tập trung nhiều thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo là TP. Hồ Chí Minh (47 thương nhân); Cần Thơ (42 thương nhân); Long An (25 thương nhân); Đồng Tháp (19 thương nhân); An Giang (18 thương nhân)…

Thành tích xuất khẩu gạo thời gian qua có vai trò rất lớn của các thương nhân kinh doanh, xuất khẩu gạo

Thời gian qua, tình hình xuất khẩu gạo trong nước có nhiều khởi sắc. Trong 7 tháng đầu năm 2023, cả nước đã xuất khẩu 4,83 triệu tấn, còn khoảng 2,67 triệu tấn cho xuất khẩu trong 5 tháng còn lại của năm 2023.

Đặc biệt, giá xuất khẩu gạo đã và đang không ngừng gia tăng. Theo báo cáo của Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA), giá chào xuất khẩu gạo của Việt Nam đối với gạo 5% tấm hôm 17/8 tăng 5 đô la Mỹ/tấn so với ngày trước đó, lên mức 628-632 đô la Mỹ/tấn. Giá gạo 25% tấm cũng từ mức 603-607 đô la/tấn vọt lên mức 608-612 đô la/tấn.

Trong khi đó, đối với Thái Lan, sau khi giảm 28 đô la Mỹ/tấn vào ngày 16/8 so với ngày 10/8 với cả gạo 5% và 25% tấm thì mức giá vào ngày 17/8 so với ngày trước đó tiếp tục giảm thêm 10 đô la/tấn đối với gạo 5% tấm và 7 đô la/tấn đối với gạo 25% tấm.

Như vậy, giá gạo 5% tấm ngày 17/8 của Thái Lan chỉ còn 613-617 đô la Mỹ/tấn, trong khi giá gạo 25% là 561-565 đô la/tấn.

Với mặt bằng giá mới được thiết lập vào ngày 17/8, gạo 5% tấm của Việt Nam cao hơn của Thái Lan 15 đô la Mỹ/tấn và gạo 25% tấm cao hơn 47 đô la/tấn.

Những thành tích xuất khẩu gạo thời gian qua có sự nỗ lực và đóng góp lớn của cộng đồng thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo.

Để tạo điều kiện nhất cho hoạt động xuất khẩu gạo, hiện nay, Bộ Công Thương đang khẩn trương lấy ý kiến để sửa đổi, bổ sung Nghị định số 107/2018/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo.

Bên cạnh đó, ông Trần Quốc Toản – Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương thông tin, nhằm tiếp tục triển khai thực hiện những nhiệm vụ được giao tại Công điện số 610/CĐ-TTg và Chỉ thị số 24/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia và thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu gạo bền vững trong giai đoạn hiện nay, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành Chỉ thị số 07/CT-BCT ngày 15/8/2023 về tăng cường công tác thông tin thị trường, xúc tiến thương mại, phát triển thị trường xuất khẩu gạo và bình ổn thị trường trong nước trong giai đoạn hiện nay.

Theo đó, giao nhiệm vụ cho các đơn vị chức năng thuộc Bộ Công Thương, Sở Công Thương các địa phương, Hiệp hội Lương thực Việt Nam và thương nhân tập trung triển khai các nhóm giải pháp.

Cụ thể, về hoàn thiện thể chế, khẩn trương rà soát, hoàn thiện Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 107/2018/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý cho cơ chế xuất khẩu gạo, tạo môi trường kinh doanh minh bạch, công bằng và thuận lợi cho các thương nhân xuất khẩu gạo.

Đối với công tác tìm kiếm, thông tin và phát triển thị trường, tiếp tục theo dõi sát tình hình thị trường thương mại gạo thế giới, động thái của các nước sản xuất, xuất khẩu lớn và kịp thời thông tin tới các bộ, ngành, Hiệp hội Lương thực Việt Nam, thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo để chủ động, điều tiết hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu gạo, bảo đảm phù hợp, hiệu quả.

Đồng thời, chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai các chương trình, hoạt động giao thương, quảng bá sản phẩm, xúc tiến thương mại gạo phù hợp với tình hình mới để nâng cao giá trị sản phẩm gạo của Việt Nam. Phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khai thác tốt cơ chế ưu đãi của các FTA mà nước ta là thành viên để chủ động đàm phán với các đối tác nhằm đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, chiếm lĩnh các thị trường mới, tiềm năng và nâng cao tính cạnh tranh cho ngành hàng gạo Việt Nam.

Ngoài ra, hướng dẫn, hỗ trợ thương nhân kinh doanh, xuất khẩu gạo nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh; khả năng đàm phán, ký kết, thực hiện hợp đồng xuất khẩu và xử lý có hiệu quả tranh chấp thương mại quốc tế…

Xem danh sách thương nhân được cấp chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo tại đây.

Bảo Ngọc
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu gạo

Tin cùng chuyên mục

Khai mạc Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Chính sách xanh đang tác động đến dòng chảy thương mại và đầu tư

Việt Nam và Nhật Bản tìm hướng thúc đẩy giao thương nông sản

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Nông sản Việt Nam sắp xuất hiện trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc

Tháng 10/2024, Ukraine là thị trường cung cấp lúa mì nhiều nhất cho Việt Nam

Hàng Việt Nam rộn ràng xuất khẩu ra thế giới qua kênh phân phối

Việt Nam thu về 52,6 triệu USD từ xuất khẩu hoa hồi trong 10 tháng năm 2024

Tính đến 15/11, xuất khẩu hồ tiêu thu về gần 1,2 tỷ USD

Nông sản: Điểm sáng trong xuất khẩu hàng hóa

Sẽ tiếp tục xuất khẩu vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi sang Philippines

Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

Cơ hội nào cho xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2025?

Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tăng trưởng trung bình 16% mỗi năm

Xuất khẩu tăng trưởng 2 con số, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng vào diễn biến mới

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo triển khai nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt trên 647 tỷ USD

Xuất khẩu phân bón sang Hàn Quốc tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt trên 950 triệu USD, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ chính