Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Doanh nghiệp ngành gỗ nỗ lực lấy lại đà tăng trưởng

Trong bối cảnh thị trường bị thu hẹp, đơn hàng sụt giảm, nhiều doanh nghiệp ngành gỗ đã nỗ lực làm mới mình, tìm thêm thị trường, đảm bảo duy trì hoạt động.
Đơn hàng của doanh nghiệp ngành gỗ giảm mạnh Thị trường nội địa trở thành “điểm sáng” trong bức tranh của ngành gỗ

Đủ cách xoay đơn hàng

Ông Đỗ Xuân Lập - Chủ tịch Hiệp Hội Gỗ và Lâm Sản Việt Nam (Vifores) cho biết, hiện hoạt động xuất khẩu của ngành gỗ đang rất khó khăn, nhất là tại các thị trường lớn do đơn hàng sụt giảm. Số liệu thống kê sơ bộ cho thấy, trong tháng 2, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 1,61 tỉ USD giảm 34,8% so với cùng kỳ năm trước.

Trong bối cảnh thị trường thu hẹp, đơn hàng sụt giảm, các doanh nghiệp cho biết xoay xở mọi cách để duy trì sản xuất và hạn chế để lực lượng lao động mất việc. Bà Đỗ Thị Kim Loan - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và sản xuất Sao Nam, cho biết Mỹ là thị trường xuất khẩu chính, chiếm khoảng 90% lượng xuất khẩu của công ty nhưng nhu cầu từ quốc gia này tiếp tục giảm mạnh trong các tháng đầu năm 2023 khiến lượng đơn hàng chỉ đạt khoảng 60-65% của cùng kỳ năm ngoái.

Ngay khi thị trường Mỹ chững lại, lãnh đạo công ty Sao Nam đã chuyển sang các thị trường khác như Úc, Canada… để bù đắp phần nào lượng sụt giảm từ thị trường chính.

“Khi thị trường khó khăn chung, chúng tôi tìm kiếm thị trường Canada và chấp nhận làm gia công cho khách hàng ở Úc. Hiện có các nhà nhập khẩu ván gỗ Úc chuyển nguyên liệu sang cho công ty theo hình thức tạm nhập tái xuất, chúng tôi sẽ thực hiện các công đoạn gia công để thành phẩm, đóng gói và xuất trở lại cho họ. Tỷ trọng tham gia vào các sản phẩm này chỉ khoảng 40-50% nhưng đây là sự thích nghi với thời điểm thị trường Mỹ quá khó”, bà Loan chia sẻ.

Doanh nghiệp ngành gỗ nỗ lực lấy lại đà tăng trưởng
Doanh nghiệp ngành gỗ tìm nhiều giải pháp để duy trì hoạt động

Ông Lê Minh Nghị - Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần xây dựng, kiến trúc AA cho biết, trong bối cảnh đơn hàng tại thị trường Mỹ sụt giảm, doanh nghiệp đã chuyển hướng sang các thị trường khác như Mexico, Chile hay bán đảo ở Caribbean… đây là những thị trường sẽ mở ra nhiều triển vọng tốt về xuất khẩu cho doanh nghiệp.

Cũng theo ông Nghị, để có được sự chuyển hướng này, ngay từ năm 2022 khi tình hình thị trường Mỹ có dấu hiệu chững lại, doanh nghiệp đã hoạch định chiến lược xuất khẩu mới. Theo đó, doanh nghiệp đã liên tục xây dựng mối quan hệ và theo sát các bạn hàng lớn, thường xuyên giữ liên hệ chia sẻ thông tin thị trường. Từ đó giữ được đơn hàng, vừa trong ổn định trong nước vừa phát triển xuất khẩu.

Hướng tới sản phẩm chất lượng cao

Theo các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ, mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn nhưng không phải không có cơ hội để phát triển. Điều quan trọng là các doanh nghiệp phải nỗ lực để xoay chuyển tình thế, thay vì làm các mặt hàng truyền thống, giá trị thấp thì cần tính đến mặt hàng phân khúc cao cấp hơn. Dù đơn hàng bán ra có thể không được như trước song giá trị mang lại sẽ cao hơn.

Ông Huỳnh Thanh Vạn, Chủ tịch HĐQT Công ty CP S furniture (Bình Dương) chia sẻ, từ khi dịch Covid-19 bùng phát, thị trường gỗ toàn cầu sụt giảm sâu, ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp ngành gỗ. Để trụ vững, công ty đã có sự chuyển hướng tập trung vào phân khúc cao cấp để bán qua thị trường Mỹ, Canada. Tuy giảm số lượng sản phẩm nhưng doanh thu vẫn tăng. Sản xuất sản phẩm chất lượng cao, doanh nghiệp ký được hợp đồng lâu dài, góp phần xây dựng thương hiệu.

Đầu tư công nghệ, hướng tới phân khúc chất lượng cao cũng là giải pháp mà nhiều doanh nghiệp đang thực hiện. Bà Đỗ Thị Kim Loan - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và sản xuất Sao Nam chia sẻ, hiện nay công ty đang đầu tư thêm từ 30 – 35% vốn để trang bị các máy móc, thiết bị hiện đại hơn. “Muốn theo kịp thị trường, chúng tôi phải liên tục đầu tư, cải tiến. Nếu không cải tiến, doanh nghiệp sẽ bị loại khỏi cuộc chơi”, bà Loan cho hay.

Ngoài việc đầu tư cho sản phẩm, ông Lê Minh Nghị - Phó tổng Giám đốc Công ty AA cho rằng, doanh nghiệp cần thường xuyên tham dự các chương trình xúc tiến thương mại trong nước và nước ngoài đã mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp. Thông qua các hội chợ, doanh nghiệp đã kết nối được nhiều đơn hàng. Điển hình như thị trường Campuchia, khách hàng của công ty rất ổn định.

Theo Hiệp hội gỗ và thủ công mỹ nghệ Đồng Nai, bên cạnh nâng cao chất lượng thì doanh nghiệp cũng tái cấu trúc lại mô hình hoạt động của mình. Theo đó, việc xuất khẩu các mặt hàng gỗ yêu cầu rất cao, về nguyên liệu phải có nguồn gốc xuất xứ, đặc biệt là những khách hàng lớn ở những nước phát triển. Việc nhập khẩu trực tiếp nguyên liệu gỗ để cung ứng cho các nhà sản xuất là hướng đi và cũng là cơ hội tái cấu trúc trong tình hình khó khăn.

Hà Duyên
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu gỗ

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Xuất khẩu hàng hóa năm 2024 hy vọng duy trì mức tăng trưởng 2 con số

Xuất khẩu hàng hóa năm 2024 hy vọng duy trì mức tăng trưởng 2 con số

Xuất khẩu tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh chung của nền kinh tế. Nếu điều kiện thuận lợi, xuất khẩu cả năm 2024 có thể duy trì mức tăng trưởng 2 con số.
Thương mại hai chiều Việt Nam – Hoa Kỳ tiến gần mốc 90 tỷ USD

Thương mại hai chiều Việt Nam – Hoa Kỳ tiến gần mốc 90 tỷ USD

8 tháng đầu năm 2024, thương mại hai chiều Việt Nam – Hoa Kỳ đã đạt 87,7 tỷ USD, tăng trưởng mạnh cả ở chiều xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá.
Dự báo mới nhất về giá gạo từ nay đến cuối năm

Dự báo mới nhất về giá gạo từ nay đến cuối năm

Không dễ để có thể đưa ra được nhận định về giá gạo từ nay đến cuối năm, tuy nhiên, xu hướng giá giảm là rất khó.
8 tháng năm 2024, xuất khẩu cao su của Việt Nam thu về hơn 1,7 tỷ USD

8 tháng năm 2024, xuất khẩu cao su của Việt Nam thu về hơn 1,7 tỷ USD

8 tháng năm 2024, xuất khẩu cao su đạt khoảng 1,12 triệu tấn, trị giá 1,76 tỷ USD, giảm 7,2% về lượng, nhưng tăng 8,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.
Thái Lan là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong khối ASEAN

Thái Lan là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong khối ASEAN

Thái Lan là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong khối ASEAN với giá trị 5,23 tỷ USD, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm trước.

Tin cùng chuyên mục

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản đạt hơn 16 tỷ USD

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản đạt hơn 16 tỷ USD

8 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản đạt 16,01 tỷ USD, tăng 4,8% so với cùng kỳ năm trước.
Động lực thúc đẩy doanh nghiệp xuất khẩu xanh, xuất khẩu bền vững

Động lực thúc đẩy doanh nghiệp xuất khẩu xanh, xuất khẩu bền vững

Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hoá đến năm 2030 đưa ra những mục tiêu cụ thể để thúc đẩy doanh nghiệp xuất khẩu bền vững.
Cung giảm, cầu tăng, giá cà phê sẽ vẫn duy trì ở mức cao

Cung giảm, cầu tăng, giá cà phê sẽ vẫn duy trì ở mức cao

Tháng 8/2024, giá cà phê xuất khẩu trung bình đạt 5.293 USD/tấn, cao nhất trong lịch sử. Cung giảm, cầu tăng, giá cà phê được nhận định sẽ vẫn duy trì ở mức cao
Xuất khẩu điều, kỳ vọng lấy lại đà tăng trưởng

Xuất khẩu điều, kỳ vọng lấy lại đà tăng trưởng

Xuất khẩu hạt điều 8 tháng năm 2024 đạt 486.470 tấn, tương đương gần 2,78 tỷ USD, tăng 22,9% về lượng, tăng 21,8% về kim ngạch nhưng giảm về giá so với cùng kỳ.
Xuất khẩu thực phẩm vào thị trường Hoa Kỳ: Doanh nghiệp Việt cần làm gì?

Xuất khẩu thực phẩm vào thị trường Hoa Kỳ: Doanh nghiệp Việt cần làm gì?

Để chinh phục được thị trường Hoa Kỳ, doanh nghiệp cần nắm rõ và tận dụng tất cả những ưu đãi, chính sách trong Luật Hiện đại hóa An toàn thực phẩm của Hoa Kỳ.
Tới nửa đầu tháng 8, xuất khẩu cá tra sang Anh đạt 38 triệu USD

Tới nửa đầu tháng 8, xuất khẩu cá tra sang Anh đạt 38 triệu USD

Tính đến ngày 15/8/2024, xuất khẩu cá tra sang thị trường Anh đạt 38 triệu USD, giảm 8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thương mại Việt Nam – Trung Quốc vượt 130 tỷ USD

Thương mại Việt Nam – Trung Quốc vượt 130 tỷ USD

8 tháng năm 2024, thương mại hai chiều Việt Nam – Trung Quốc đã đạt 130,78 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu từ thị trường này đều tăng.
Xuất khẩu nông - lâm - thủy sản sang Hoa Kỳ tăng gần 31%

Xuất khẩu nông - lâm - thủy sản sang Hoa Kỳ tăng gần 31%

Trong 8 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt 8,5 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ 2023.
Dầu thô là mặt hàng xuất khẩu có mức giảm lớn nhất

Dầu thô là mặt hàng xuất khẩu có mức giảm lớn nhất

Trong những mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam nửa cuối tháng 8/2024, dầu thô là mặt hàng có mức giảm lớn nhất với 73% so với cùng kỳ, đạt 28 triệu USD.
Xuất khẩu dừa tươi: Kỳ vọng thu về tỷ USD

Xuất khẩu dừa tươi: Kỳ vọng thu về tỷ USD

Trung Quốc đã mở cửa cho trái dừa tươi của Việt Nam. Với sức tiêu thụ hơn 4 tỷ quả dừa mỗi năm, đây được cho là thị trường đầy tiềm năng cho doanh nghiệp Việt.
Nguồn cung tại Việt Nam khan hiếm, giá cà phê xuất khẩu vượt đỉnh

Nguồn cung tại Việt Nam khan hiếm, giá cà phê xuất khẩu vượt đỉnh

Giá cà phê xuất khẩu trung bình trong tháng 8/2024 đạt 5.260 USD/tấn (cao hơn 2.211 USD/tấn so với đầu năm 2024; cao hơn 2.206 USD/tấn so với cùng kỳ năm 2023).
Nhập khẩu gạo tăng mạnh

Nhập khẩu gạo tăng mạnh

8 tháng đầu năm, các doanh nghiệp Việt chi ra 843 triệu USD để nhập khẩu gạo các loại, tăng mạnh 43,6% so với cùng kỳ năm 2023.
Giảm chi phí logistics, đưa hàng Việt tiến sâu thị trường EU

Giảm chi phí logistics, đưa hàng Việt tiến sâu thị trường EU

Việc ký bản ghi nhớ (MOU) giữa Tân Cảng Sài Gòn và Cảng Gothenburg giúp giảm chi phí logistics, giảm giá thành, tạo điều kiện cho hàng Việt vào thị trường EU.
Gỡ

Gỡ 'rào cản' để kịp 'xanh hóa' ngành logistics

Theo các chuyên gia, Việt Nam cần nhanh chóng tháo gỡ các nút thắt về hạ tầng, chính sách ngành logistics để bắt kịp xu thế "xanh hóa" lĩnh vực này.
Xuất nhập khẩu vượt 512 tỷ USD, xuất siêu gần 19 tỷ USD

Xuất nhập khẩu vượt 512 tỷ USD, xuất siêu gần 19 tỷ USD

Hết tháng 8, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt hơn 512 tỷ USD, cán cân thương mại thặng dư 18,57 tỷ USD.
Xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc và Mỹ tiếp tục phục hồi

Xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc và Mỹ tiếp tục phục hồi

Trung Quốc và Mỹ là 2 thị trường nhập khẩu nhiều nhất cá thịt trắng trên thế giới. Việt Nam là nguồn cung lớn thứ 2 cho cả 2 thị trường này (chủ yếu là cá tra).
Lạng Sơn: Giao thương hàng hoá, thông tin liên lạc đã hoạt động bình thường sau bão số 3

Lạng Sơn: Giao thương hàng hoá, thông tin liên lạc đã hoạt động bình thường sau bão số 3

Các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đang nỗ lực triển khai các giải pháp đảm bảo lưu thông hàng hoá, thông tin liên lạc, khắc phục thiệt hại sau bão.
Lào Cai: Khôi phục hoạt động xuất nhập cảnh qua cửa khẩu Kim Thành

Lào Cai: Khôi phục hoạt động xuất nhập cảnh qua cửa khẩu Kim Thành

Cửa khẩu quốc tế đường bộ số II (Kim Thành) sẽ khôi phục hoạt động xuất nhập cảnh đối với người và phương tiện qua cửa khẩu kể từ 11h00 ngày 11/9.
Tăng nhà cung ứng Việt Nam tham gia sâu vào chuỗi giá trị của Hoa Kỳ

Tăng nhà cung ứng Việt Nam tham gia sâu vào chuỗi giá trị của Hoa Kỳ

Tọa đàm “Phát triển hệ thống các nhà cung ứng tham gia sâu vào chuỗi giá trị của Hoa Kỳ” thúc đẩy trao đổi thương mại song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.
Xuất khẩu hàng công nghiệp: Cách nào tận dụng hiệu quả nhất lợi thế từ các FTA?

Xuất khẩu hàng công nghiệp: Cách nào tận dụng hiệu quả nhất lợi thế từ các FTA?

Các doanh nghiệp cần lưu ý những liên quan đến mã HS, thị trường xuất khẩu, cũng như các FTA mà thị trường các nước đó là thành viên.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động