Các doanh nghiệp, địa phương cần tạo dựng và phát triển tài sản trí tuệ, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm. Trong ảnh là vải thiều Lục Ngạn, một đặc sản của tỉnh Bắc Giang đã được cấp văn băng bảo hộ chỉ dẫn địa lý.
CôngThương - Tuy nhiên thông qua Chương trình hỗ trợ và phát triển tải sản trí tuệ (Chương trình 68), việc đưa SHTT đến với cộng đồng và doanh nghiệp, biến SHTT thành công cụ phát triển kinh tế - xã hội đã không còn khó như trước đây” Cục trưởng Cục SHTT Tạ Quang Minh cho biết.
- Xin ông cho biết một cách ngắn gọn về kết quả triển khai Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ ( Chương trình 68) trong giai đoan 2011-2015?
Cục trưởng Cục SHTT Tạ Quang Minh |
Cục trưởng Tạ Quang Minh: - Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2011-2015 được phê duyệt theo Quyết định số 2204/QĐ-TTg ngày 06/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ. Ngay sau khi được phê duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ đã giao Cục SHTT khẩn trương tiến hành các công tác chuẩn bị để đưa Chương trình vào triển khai ngay từ năm 2011 với tất cả 8 nội dung.
Đặc biệt lần đầu tiên trong Chương trình có nội dung tổ chức SHTT trong Viện Nghiên cứu và hỗ trợ thực thi quyền SHTT.
Có thể nói, sau hơn 2 năm triển khai, Chương trình đã có những tác động tích cực, tạo ra giá trị gia tăng và hiệu quả kinh tế, xã hội thiết thực, cụ thể: Góp phần đưa hoạt động SHTT tới mọi miền tổ quốc, xã hội hóa công tác đầu tư cho hoạt động bảo hộ và phát triển tài sản trí tuệ; Nâng cao nhận thức và thúc đẩy hoạt động sáng tạo khoa học, công nghệ; Huy động sự tham gia của đông đảo các nhà sản xuất, kinh doanh sản phẩm, đặc biệt là sản phẩm nông nghiệp; Nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, góp phần phát triển bền vững kinh tế, xã hội; Đưa các kết quả nghiên cứu, sáng chế vào áp dụng thực tiễn đời sống, phục vụ lợi ích dân sinh; Tạo động lực cho các địa phương và xã hội huy động các nguồn lực để xây dựng và phát triển tài sản trí tuệ dùng cho các sản phẩm, dịch vụ đặc thù của mình..
-Vậy cụ thể, sở hữu trí tuệ có vai trò như thế nào đối với sự phát triển khoa học, công nghệ? Thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã có những chủ trướng và chính sách gì để khuyến khích, hỗ trợ bảo hộ, phát triển tài sản trí tuệ?
SHTT có vài trò quan trọng góp phần thúc đẩy các hoạt động sáng tạo. Bằng cơ chế bảo hộ SHTT dành cho chủ sở hữu các đối tượng SHTT độc quyền sử dụng, quyền ngăn cấm người khác sử dụng đối tượng SHTT của mình, nhờ đó các chủ sở hữu đối tượng SHTT có cơ hội thu hồi vốn đã đầu tư và tiếp tục đầu tư trở lại cho hoạt động sáng tạo ra các tài sản trí tuệ mới.
Thứ 2 là SHTT khuyến khích các hoạt động đầu tư, chuyển giao công nghệ vào Việt Nam. Nếu Việt Nam có hệ thống bảo hộ SHTT một cách hiệu quả, bảo đảm quyền SHTT được thực thi một cách nghiêm chỉnh thì các tổ chức, cá nhân nước ngoài có những sáng chế, công nghệ được bảo hộ SHTT sẵn sàng chuyển giao vào Việt Nam mà không lo ngại bị đánh cắp.
Thứ ba là bảo hộ tài sản trí tuệ tạo ra nguồn thông tin SHTT quý giá, có giá trị đối với xã hội, đặc biệt là đối với hoạt động nghiên cứu triển khai. Hơn nữa bảo hộ tài sản SHTT góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Điều này thể hiện rõ khi các sản phẩm của địa phương được bảo hộ SHTT, quản lý và đưa ra thị trường có giá bán hơn hẳn so với sản phẩm cùng loại nhưng không được bảo hộ SHT.
Với vai trò quan trọng của SHTT đối với việc phát triển kinh tế, xã hội, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã và đang có những chủ trương, chính sách tương đối đầy đủ, toàn diện và cụ thể nhằm khuyến khích, hỗ trợ hoạt động bảo hộ, phát triển tài sản trí tuệ.
-Theo ông, hiện nay nhận thức về việc phát triển tài sản trí tuệ đối của cộng đồng và các cơ quan ban ngành, địa phương của chúng ta đang ở mức độ nào?
Với sự nỗ lực của các cơ quan quản lý về SHTT, các đơn vị truyền thông, các cơ sở giáo dục đào tạo và từ chính đòi hỏi của quá trình hội nhập kinh tế đất nước, nhận thức của cộng đồng và các địa phương đối với hoạt động SHTT nói chung và bảo hộ, quản lý và phát triển tài sản tri tuệ nói riêng đã được cải thiện và nâng lên đáng kể.
Điều này thể hiện qua số lượng đơn đăng ký sở hữu trí tuệ của người Việt Nam (VN) tăng rõ rệt: Ví dụ đối với đơn nhãn hiệu, năm 2010, người Việt Nam nộp 21.204 đơn thì đến năm 2012, số lượng đơn đã là 22.838 đơn…
Bên cạnh đó các doanh nghiệp Việt Nam đã có sự quan tâm lớn đến việc khai thác, chuyển giao quyền SHTT: Ví dụ, số lượng đơn đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp (SHCN) giữa người Việt Nam với người Việt Nam của năm 2012 là 136 đơn, tăng gấp hơn 2 lần so sới năm 2009 (có 66 đơn). Đặc biệt hơn, số lượng đối tượng sở hữu công nghiệp được chuyển giao quyền sử dụng của người VN với người VN năm 2012 là 309 đối tượng, tăng hơn 3 lần so với năm 2009 (96 đối tượng);
Đồng thời, trong khuôn khổ Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ, nhu cầu hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ tăng lên đáng kể theo từng năm, nếu như trong cả giai đoạn 2005-2010, Cục SHTT chỉ nhận được hơn 400 dự án đề xuất thì chỉ trong giai đoạn 2011-2013 đã có 579 dự án được đề xuất đề nghị hỗ trợ. Điều này chứng tỏ các cơ quan, ban ngành, địa phương, doanh nghiệp ngày càng nhận thức rõ vai trò và có nhu cầu bảo hộ, phát triển tài sản trí tuệ.
Các doanh nghiệp ngày càng nhận thức rõ vai trò và có nhu cầu bảo hộ, phát triển tài sản trí tuệ. |
-Sau khi gia nhập WTO, việc xây dựng, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ ngày càng tỏ rõ vai trò quan trọng, được coi là một trong những công cụ hữu hiệu để phát triển bền vững kinh tế, xã hội. Thời gian qua, với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước thông qua những chủ trương, chính sách cụ thể, đồng thời với sự nỗ lực của các doanh nghiệp, địa phương, hoạt động xây dựng, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ đã được triển khai nhưng chưa đạt được kết quả như mong muốn. Nguyên nhân là do đâu?
Như tôi đã nói ở trên, SHTT là lĩnh vực mới, đặc thù, khó đối với cộng đồng, doanh nghiệp. Với chủ trương, chính sách hỗ trợ của Đảng và Nhà nước, hoạt động xây dựng, quản lý và phát triên tài sản trí tuệ đã được các địa phương, doanh nghiệp triển khai thông qua các dự án được hỗ trợ kinh phí từ Ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, hoạt động này chưa đạt được hiệu quả như mong đợi.
Lý do là: Nhận thức của chúng ta còn hạn chế; chúng ta chưa có kinh nghiệm thực tiễn để triển khai các hoạt động này.
Có những loại tài sản trí tuệ - như chỉ dẫn địa lý- để hoạt động xây dựng và phát triển nó có hiệu quả đòi hỏi tổ chức, cá nhân liên quan không chỉ phải có nhận thức về SHTT mà còn phải tự chuyển đổi mô hình sản xuất nhỏ lẻ, buôn bán sản phẩm thô... sang mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn, kinh doanh sản phẩm có bao gói, thương hiệu và sản phẩm lưu thông trên thị trường phải được quản lý và truy xuất nguồn gốc.
-Trong quá trình tổ chức triển khai Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ, Cục Sở hữu trí tuệ đã nhận được sự phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn và các ban ngành, địa phương có liên quan như thế nào, thưa ông?
Chương trình 68 trong giai đoạn vừa qua đã nhận được sự phối hợp chặc chẽ của các Bộ, các địa phương trong việc triển khai các nội dung của Chương trình. Điều này thể hiện ở số lượng các dự án, các đơn đề xuất tham gia Chương trình tăng so với giai đoạn trước cá lĩnh vực triển khai của Chương trình ngày càng phong phú.
Tuy nhiên, để nâng cao hơn nữa hiệu quả triển khai Chương trình, chúng tôi mong muốn tiếp tục nhận được sự phối hợp chặt chẽ từ các Bộ, ngành, địa phương, đặc biệt là trong hoạt động quản lý và phê duyệt dự án Trung ương ủy quyền cho địa phương quản lý.
Trong đó, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Cục SHTT và các sở KH&CNtrong việc tiến hành các thủ tục thẩm định phê duyệt các dự án, thanh quyết toán các dự án nhằm mục tiêu Chương trình được triển khai một cách nhanh chóng và thuận lợi nhất cho các đơn vị, cá nhân chủ trì dự án.
Ngoài ra cần có sự phối hợp chặt chẽ trong việc tuyên truyền và phổ biến hướng dẫn các DN tham gia nắm vững được các nội dung của Chương trình để tham gia một cách thuận lợi./.
-Xin cảm ơn ông!