Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ hai 25/11/2024 04:47

Doanh nghiệp thủy sản mong được tiếp cận vắc xin sớm

Theo phản ánh của các doanh nghiệp thủy sản, hiện đơn hàng xuất khẩu của doanh nghiệp đang phục hồi tích cực. Để không ảnh hưởng tiến độ giao hàng, các doanh nghiệp mong được tiếp cận nguồn vắc xin Covid-19 sớm.

Trong 5 tháng đầu năm nay, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản như Thuận Phước, Nam Việt, Sao Ta, Sông Tiền… đã ghi nhận tín hiệu tích cực trong xuất khẩu. Trong đó Thực phẩm Sao Ta đạt doanh số 5 tháng đầu năm khoảng 75 triệu USD, tăng 32% so với cùng kỳ, Thuận Phước ghi nhận tăng khoảng 25% doanh thu so với cùng kỳ, còn Vĩnh Hoàn doanh số tăng tới 61%…

Bà Nguyễn Thị Ánh - Giám đốc Công ty Thủy sản Sông Tiền (SOTICO) - chia sẻ, so với năm 2020 các đơn hàng xuất khẩu của SOTICO đã cải thiện đáng kể. Đáng mừng hơn là các thị trường truyền thống như EU, Trung Quốc đều có tín hiệu tốt hơn sau khi các quốc gia này mở rộng tiêm chủng vắc xin cho người dân.

“Mặc dù đơn hàng tăng nhưng chúng tôi lại phải đối mặt với làn sóng dịch mới nên buộc phải chia ca hoạt động để đảm bảo an toàn chống dịch. Việc này dẫn tới hiệu quả sản xuất bị chậm lại, ảnh hưởng tới quá trình giao hàng, đó là chưa kể nguy cơ lây nhiễm sẽ khó tránh khỏi nếu xuất hiện ca F0, F1… trong nhà máy. Với những áp lực này, chúng tôi đang chủ động liên hệ với doanh nghiệp cung ứng vắc xin để tìm nguồn tiêm cho công nhân” - bà Ánh cho biết.

Cũng như SOTICO, bà Nguyễn Thị Thủy - Giám đốc Kinh doanh Công ty CP Nam Việt - cho biết, công ty hiện có 6.000 công nhân hoạt động tại các nhà máy ở Cần Thơ, An Giang. Để đảm bảo an toàn sản xuất và sức khỏe cho người lao động, lãnh đạo công ty đã thường xuyên khích lệ và yêu cầu họ thực hiện đúng các quy định 5K của Bộ Y tế, đồng thời thực hiện giãn cách trong nhà máy cho công nhân. Tuy vậy, đây chỉ là giải pháp tình thế nên Nam Việt đang trông chờ sự hỗ trợ của Chính phủ trong việc tiếp cận nguồn vắc xin nhanh chóng.

Mong muốn của hai doanh nghiệp nói trên cũng là ý kiến chung của nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản hiện nay. Bởi lẽ theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), toàn ngành thủy sản Việt Nam có hơn 4 triệu lao động trên toàn chuỗi, riêng khu vực chế biến là hàng trăm ngàn lao động, tập trung phần lớn tại đồng bằng sông Cửu Long, Nam bộ và Nam Trung bộ. Nhiều nhà máy sử dụng từ 500 - 3.000 người, một số nhà máy lớn sử dụng 5.000 - 10.000 lao động, mật độ lao động cao. Trong 3 năm trở lại đây, ngành thủy sản đã góp phần đảm bảo việc làm và sinh kế cho nông-ngư dân tại nhiều địa phương, đóng góp quan trọng về kim ngạch xuất khẩu của đất nước với khoảng 8,5 - 8,8 tỷ USD/năm. Song hiện nay với diễn biến khó lường của dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng nặng tới hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt tại các khu công nghiệp và các nhà máy có sử dụng nhiều lao động.

“Thế giới đánh giá Việt Nam là quốc gia điển hình về thành công trong phòng chống dịch và giữ vững sản xuất ổn định. Tuy nhiên, nếu chúng ta không tiếp tục duy trì được điều này, thành quả của cả hệ thống chính trị, của nền kinh tế, của doanh nghiệp và người lao động sẽ có nguy cơ bị phá vỡ. Khi một doanh nghiệp chỉ cần bị giãn cách, cách ly không sản xuất từ 14-21 ngày thì coi như kế hoạch sản xuất, kinh doanh một năm tan vỡ, hậu quả vô cùng to lớn. Doanh nghiệp đứng trước nguy cơ đóng cửa, phá sản và người lao động bị mất việc làm. Nếu rủi ro, thiệt hại toàn ngành có thể lên tới hàng tỷ USD và ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình kinh tế cũng như uy tín ngành hàng của Việt Nam”- VASEP phân tích.

Trong bối cảnh đó, cuối tháng 5 vừa qua, VASEP đã gửi công văn đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép VASEP - đại diện cho các doanh nghiệp thủy sản thành viên được đăng ký mua 500.000 liều vắc xin mà Chính phủ đang đặt mua theo kế hoạch, chương trình của Chính phủ. Toàn bộ chi phí mua 500.000 liều vắc xin và tổ chức tiêm, Hiệp hội cùng các doanh nghiệp thành viên sẽ chủ động đóng góp đầy đủ ngay theo kế hoạch của Chính phủ.

Trong 5 tháng đầu năm 2021 xuất khẩu thủy sản đạt 3,27 tỷ USD, tăng 14% so với cùng kỳ. Đáng chú ý, Mỹ, EU và các thị trường khối Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đang chi phối sự tăng trưởng xuất khẩu của các mặt hàng thủy sản. Hiện các doanh nghiệp đều ghi nhận đơn hàng đến giữa tháng 8/2021.

(Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ)

Mai Ca

Tin cùng chuyên mục

ACCA và PwC Việt Nam 'bắt tay' cùng phát triển bền vững ngành kế toán

VSMCamp và CSMOSummit 2024: Đón đầu xu hướng phát triển bền vững

PV GAS tổ chức Hội nghị định hướng đầu tư, hợp tác kinh doanh sản phẩm khí khu vực Bắc Bộ

JTI Việt Nam tiếp tục tỏa sáng trong bảng xếp hạng 100 nơi làm việc tốt nhất của Anphabe

VSMCamp và CSMOSummit 2024: Xây dựng chiến lược sales và marketing trong kỷ nguyên phát triển bền vững

Công ty Cổ phần Thủy điện A Vương thăm, chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Bảo hiểm Quân đội ra mắt giao diện website mới, nâng tầm dịch vụ khách hàng

GreenYellow và LOTTE Mart hợp tác thúc đẩy giải pháp năng lượng trong lĩnh vực bán lẻ

ROX Group được vinh danh 'Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam' năm thứ hai liên tiếp

PC Thừa Thiên Huế: Trao giải, giấy chứng nhận Hộ gia đình tiết kiệm điện năm 2024

Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam

DNP Water thu về gần 1.600 tỷ đồng từ thoái vốn, đầu tư vào dự án Sông Tiền 1

PC Thừa Thiên Huế: Tiết kiệm điện nơi công sở - Nét đẹp trong văn hóa doanh nghiệp

PC Thừa Thiên Huế: Tự động xử lý mất kết nối thiết bị đóng cắt có điều khiển xa

Sữa Cô Gái Hà Lan thăng hạng vượt bậc trong sáng kiến tiếp cận dinh dưỡng toàn cầu.

Colos IgGold: Thêm lựa chọn chăm sóc sức khỏe chủ động của Care For Việt Nam

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam giành cú đúp giải thưởng tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết năm 2024

Chiến lược hợp tác quốc tế hướng đến phát triển bền vững của Tập đoàn Bamboo Capital

AEONMALL Việt Nam mang đến những cảm xúc chân thành với Cuộc thi Nhập vai 2024

J&T Express xử lý hơn 100 triệu bưu kiện trong một ngày sau đợt sale 11.11