Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Doanh nghiệp ứng phó thế nào với lạm phát cao?

Mức tăng lạm phát cuối năm 2011 nhiều khả năng sẽ trên dưới 15% so với cùng kỳ năm trước, tức gấp đôi mức dự kiến đặt ra đầu năm.

CôngThương - Đồng thời, lãi suất tín dụng bằng VND của hệ thống ngân hàng được cho là sẽ còn tiếp tục giữ ở mức như hiện nay, ít nhất đến hết quý 3/2011.

Trong điều kiện lãi suất vay trên 20%, chắc chắn các doanh nghiệp - đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa - sẽ phải đối mặt với áp lực ngày càng căng thẳng về trả lãi, cũng như thanh toán các khoản nợ đến hạn, duy trì hoạt động, lợi nhuận và cả bộ máy sản xuất. Nguy cơ thu hẹp quy mô hoạt động và giãn nợ có thể đậm hơn, nếu sự căng thẳng và lãi suất cao kéo dài quá lâu, quá sức chịu đựng của doanh nghiệp.

Những giải pháp nào có thể giúp các doanh nghiệp vượt qua bối cảnh khó khăn này? Dưới đây là tổng hợp ý kiến của một số chuyên gia và doanh nhân.

Doanh nghiệp bán lẻ tìm cách giữ sức mua

TS. Đinh Thị Mỹ Loan, Phó chủ tịch - Tổng Thư ký Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam

"Lạm phát 4 tháng đầu năm của Việt Nam đã lên đến 9,64% so với đầu năm và 17,51% so với cùng kỳ năm trước. Riêng mức lạm phát của tháng 4/2011 đã lên mức kỷ lục trong vòng 3 năm qua.

Tác động của lạm phát đối với các doanh nghiệp phân phối bán lẻ đã được nhìn thấy rõ, mặc dù tăng trưởng tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ khá cao nhìn từ con số đơn thuần, khoảng 605,608 nghìn tỷ đồng, tăng 22,7% so cùng kỳ, nhưng mức tăng thực chất chỉ còn khoảng 7,6%!

 

Các nhà bán lẻ Việt Nam đang phải vật lộn với tình trạng leo thang của giá nhiên liệu, chi phí sản xuất hàng hoá, giá hàng hóa, dịch vụ, giá cước vận chuyển hàng hoá từ trung tâm phân phối đến cửa hàng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp bán lẻ chủ yếu là doanh nghiệp vừa, nhỏ và rất nhỏ... nên gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận vốn, nhất là khi Chính phủ chủ trương thắt chặt tiền tệ.

Lạm phát chính là “lửa thử vàng” cho nên, việc đầu tiên, doanh nghiệp cần xác định, đánh giá các tác động của lạm phát đến doanh nghiệp và ngành công nghiệp bán lẻ từ nhiều góc độ. Trên cơ sở đó, xây dựng kế hoạch ứng phó và hành động.

Một số biện pháp đang được các doanh nghiệp bán lẻ thực hiện để ứng phó với lạm phát là thu hẹp hoạt động, thận trọng trong đầu tư mới, tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm tối đa chi phí, có kế hoạch thu mua và lưu kho hàng hoá linh hoạt, đồng thời đưa ra nhiều ưu đãi, chương trình khuyến mãi thu hút khách hàng. Bởi mục tiêu lớn nhất của các nhà bán lẻ là giữ sức mua bình ổn.

Cho nên, cần phải có sự phối hợp giữa các nhà phân phối-bán lẻ và sản xuất trong các chương trình hợp tác khuyến mãi, cũng như cần có sự chia sẻ khó khăn giữa người sản xuất-nhà bán lẻ-người tiêu dùng.

Với người tiêu dùng, doanh nghiệp cần phải giải thích bằng cách nào mà nhà bán lẻ đang cố gắng giữ cho giá cả xuống thấp (ví dụ về đàm phán với nhà cung cấp...) và tại sao giá cả lại chưa thể kiểm soát được".

Nên bán hàng theo phương thức chủ động

Ông Bùi Tường Anh, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Công ty Omega Việt Nam

"Các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa lâu nay chủ yếu bán hàng theo phương thức bán hàng thụ động. Theo phương thức này, nhà sản xuất chỉ làm nhiệm vụ sản xuất, khâu bán hàng hoàn toàn do các nhà bán buôn thực hiện, lấy hàng gì, bao nhiêu, vào lúc nào đều do nhà bán buôn chủ động. Nhà sản xuất chỉ biết gửi hàng cho nhà bán buôn, ghi số tiền và chờ. Nhà bán buôn sẽ giao hàng cho nhà bán lẻ và cũng lại... chờ.

Bao giờ nhà bán lẻ bán hết hàng, thu hết tiền, sẽ thanh toán cho nhà bán buôn, nhà bán buôn thu hết tiền của các nhà bán lẻ sẽ thanh toán cho nhà sản xuất. Về nguyên tắc, giá bán buôn, giá bán lẻ là do các nhà tự đặt, nhà sản xuất không có quyền chi phối.

Với phương thức này, động tác “bán hàng” thật ra là đem hàng gửi ở kho nhà bán buôn, tiền bán hàng sẽ được thanh toán khi nào... bán xong hàng.

Gần đây, một số doanh nghiệp nhỏ và vừa đã mạnh dạn chuyển sang phương thức bán hàng chủ động -  bán hàng qua hệ thống nhà phân phối. Đây là một phương thức bán hàng hiện đại với tâm điểm là ở mỗi vùng (thường là mỗi tỉnh) có một (hoặc 2-3) nhà phân phối là đối tác bình đẳng của nhà sản xuất, cùng bỏ tiền ra đầu tư để chia sẻ lợi nhuận với nhà sản xuất.

Tất nhiên, để phương thức này mang lại thành công, nhà phân phối phải kiên quyết đoạn tuyệt với phương thức bán hàng thụ động, tương đối có tiềm lực tài chính để thanh toán trước mỗi khi lấy hàng của nhà sản xuất, có kho để chứa hàng cho một chu kỳ lấy hàng, có phương tiện thích hợp để vận chuyển hàng tới các nhà bán lẻ, có sổ sách và máy tính để hàng ngày cập nhật tình hình bán hàng và hàng tháng kiểm kê hàng hoá tồn kho...

Nhà phân phối cần là người có quyết tâm cao, hiểu rõ nhà sản xuất là đối tác của mình, là cơ hội cùng chia sẻ lợi nhuận và trách nhiệm, cùng chung lưng đấu cật trên thị trường.

Với phương thức bán hàng chủ động, từ nhà phân phối đến các nhà bán lẻ đều không được tự ý định đoạt giá bán. Giá bán là do nhà sản xuất đưa ra. Nhà phân phối và các đại lý chỉ hưởng một tỷ lệ % nhất định cho mỗi khâu và cũng có một tỷ lệ % nhất định cho những phần công việc cần khuyến khích tuỳ theo tương quan cung cầu và cạnh tranh ở từng thời kỳ.

Vì nhà phân phối và các nhà bán lẻ đều đã trả tiền trước nên không có chuyện bán cầm chừng, được sao hay vậy, càng không có chuyện họ găm hàng của nhà sản xuất lại để bán hàng của đối thủ cạnh tranh. Đây là phương thức đã được các hãng Coca-Cola, Pepsi-Cola, Orion, Vinamilk... áp dụng từ lâu.

Trong cơn lạm phát phi mã hiện nay, các doanh nghiệp nhỏ và vừa càng nên tranh thủ áp dụng phương thức bán hàng chủ động với tư cách là một phương thức cơ cấu lại doanh nghiệp, để góp phần hạn chế ảnh hưởng của tình trạng thiếu vốn".

Nên tái cấu trúc để nâng hiệu quả

Ông Nguyễn Thanh Hoàn, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Xây dựng công trình ngầm (Vinavico)

"Lạm phát cao dẫn đến những triệu chứng bên ngoài của doanh nghiệp là doanh thu giảm sút, lúng túng mỗi khi có sự thay đổi, chất lượng sản phẩm dịch vụ không ổn định, khách hàng phàn nàn...

Còn triệu chứng bên trong liên quan đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như hoạt động sản xuất kinh doanh không hiệu quả (tồn kho cao, tồn nhiều công nợ...), chi phí sản xuất kinh doanh cao, nhiều điểm chốt trong quá trình sản xuất kinh doanh, mất kiểm soát, sự phối hợp giữa các bộ phận trong chuỗi sản xuất yếu kém, lệch lạc.

Kèm theo đó là các triệu chứng liên quan đến con người và các mối quan hệ, chẳng hạn như cán bộ công nhân viên làm việc thụ động, chậm đổi mới và kém sáng tạo, không có mục tiêu rõ ràng, thiếu chia sẻ thông tin và các nguồn tài nguyên, làm việc không kế hoạch, thiếu đồng bộ, chặt chẽ trong công việc, luôn sa vào giải quyết sự vụ, các cá nhân tụ tập thành nhóm có những mục tiêu và lợi ích riêng, tỷ lệ nhân sự ra vào tăng.

Do đó, cần đánh giá tổng thể và phát hiện ra những yếu kém hoặc rủi ro trong quản lý và điều hành doanh nghiệp. Đó là những hoạt động cần thiết cho mỗi doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay.

Từ đó, doanh nghiệp đưa ra một chương trình tái cấu trúc toàn diện bao trùm các lĩnh vực cơ cấu tổ chức, nguồn nhân lực, cơ chế quản lý, điều hành; các hoạt động và các quá trình các nguồn lực khác của doanh nghiệp nhằm đạt mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động của các bộ phận.

Nội dung việc tái cấu trúc bao gồm: thay đổi tư duy lãnh đạo và quản lý; xây dựng một hệ thống xuyên suốt từ tầm nhìn - sứ mệnh - chiến lược - mục tiêu dài hạn, ngắn hạn; kế hoạch thực hiện và đánh giá việc thực hiện mục tiêu đã định.

Đồng thời, tái cấu trúc lại toàn bộ quá trình kinh doanh nhằm hợp lý hóa các công việc, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả làm việc của từng bộ phận phù hợp với định hướng kinh doanh của doanh nghiệp.

Song song với đó là xây dựng hệ thống các chỉ số đánh giá các hoạt động của doanh nghiệp, nhằm kịp thời theo dõi tình trạng "sức khỏe", phát hiện những nút thắt để giải quyết kịp thời; xây dựng hệ thống quản lý nhân sự, xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn, yêu cầu, năng lực vị trí, định kỳ đánh giá trên cơ sở mục tiêu được giao, qua đó xây dựng các chương trình đào tạo nâng cao năng lực cho mỗi vị trí này.

Một công việc cần thiết nữa là xây dựng hệ thống thông tin quản lý giúp lãnh đạo luôn có đầy đủ thông tin về tính hiệu lực cũng như hiệu quả của các hoạt động trong doanh nghiệp nhằm đưa ra những quyết định kịp thời chính xác.

Trên thực tế, giải pháp này cũng được rất nhiều tập đoàn đa quốc gia lớn như Sony, Microsoft, Apple, Huyndai... áp dụng trong từng giai đoạn để đổi mới, phục hồi hay phát triển. Các doanh nghiệp Việt Nam không phải là một ngoại lệ, nên việc học hỏi kinh nghiệm của các tập đoàn lớn đi trước là một cách rút ngắn con đường dẫn đến thành công".

Theo Vneconomy

baocongthuong.com.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

VCCI đề nghị gỡ vướng cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

VCCI đề nghị gỡ vướng cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Gỡ vướng cho nhà đầu tư nước ngoài trong việc xác định “nhà đầu tư” khi họ là cá nhân thành lập tổ chức kinh tế để thực hiện dự án đầu tư.
Công ty CP Vietnox tăng cường chuyển đổi số

Công ty CP Vietnox tăng cường chuyển đổi số

Công ty CP Vietnox cho rằng, các doanh nghiệp chuyển đổi số sớm đều đã đạt được những thành công, thể hiện tầm nhìn và sự quyết tâm của doanh nghiệp.
Ông Andrew Khan làm Tổng Giám đốc Carlsberg Việt Nam

Ông Andrew Khan làm Tổng Giám đốc Carlsberg Việt Nam

Ông Andrew Khan đã được bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc của Carlsberg Việt Nam từ ngày 1/9/2024, kỳ vọng mở ra chương mới đầy hứa hẹn cho công ty này.
Công ty Điện lực Quảng Bình lên đường hỗ trợ khắc phục sau bão số 3

Công ty Điện lực Quảng Bình lên đường hỗ trợ khắc phục sau bão số 3

Đội xung kích Công ty Điện lực Quảng Bình khẩn trương lên đường tăng cường hỗ trợ tỉnh Quảng Ninh trong việc khôi phục lưới điện bị hư hại.
Tập đoàn Hóa chất Việt Nam: Phát động ủng hộ người dân bị thiệt hại do bão lụt

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam: Phát động ủng hộ người dân bị thiệt hại do bão lụt

Hưởng ứng lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam vừa phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra.

Tin cùng chuyên mục

Doanh nhân Hán Thành Tuấn gây dựng khối tài sản

Doanh nhân Hán Thành Tuấn gây dựng khối tài sản 'khủng' như thế nào?

Doanh nhân Hán Thành Tuấn được mệnh danh là người giàu có bậc nhất huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
Cán bộ, nhân viên, người lao động EVNCPC ủng hộ gần 4,7 tỷ đồng gửi đồng bào vùng bão lũ

Cán bộ, nhân viên, người lao động EVNCPC ủng hộ gần 4,7 tỷ đồng gửi đồng bào vùng bão lũ

Sáng 13/9 tại TP. Đà Nẵng, Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) phát động quyên góp hỗ trợ đồng bào các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ.
Hòa Phát xếp thứ 16 trong Top 100 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam

Hòa Phát xếp thứ 16 trong Top 100 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam

Hòa Phát xếp thứ 16 trong Top 100 thương hiệu giá trị nhất và là năm thứ 9 liên tiếp Hòa Phát được vinh danh trong bảng xếp hạng.
Bảo mật thông tin của người tiêu dùng - vấn đề sống còn của doanh nghiệp

Bảo mật thông tin của người tiêu dùng - vấn đề sống còn của doanh nghiệp

Việc bảo mật tốt thông tin sẽ giúp gia tăng lòng tin của người tiêu dùng, từ đó nâng cao uy tín, vị thế của doanh nghiệp.
Bảo hiểm Bảo Việt khẩn trương triển khai các phương án bồi thường do bão Yagi

Bảo hiểm Bảo Việt khẩn trương triển khai các phương án bồi thường do bão Yagi

Bảo hiểm Bảo Việt đang khẩn trương triển khai công tác giám định và phương án tạm ứng bồi thường cho các thiệt hại nghiêm trọng do bão Yagi.
PC Quảng Trị: Hỗ trợ khắc phục sự cố lưới điện do bão số 3 tại Quảng Ninh

PC Quảng Trị: Hỗ trợ khắc phục sự cố lưới điện do bão số 3 tại Quảng Ninh

Sáng ngày 12/9/2024, PC Quảng Trị xuất đội quân xung kích hỗ trợ Công ty Điện lực Quảng Ninh khắc phục hậu quả do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra.
Bảo Việt ủng hộ 5 tỷ đồng gửi đến đồng bào bị thiệt hại do bão số 3 gây ra

Bảo Việt ủng hộ 5 tỷ đồng gửi đến đồng bào bị thiệt hại do bão số 3 gây ra

Bảo Việt đã trích quỹ an sinh xã hội của Tập đoàn và các đơn vị thành viên để ủng hộ 5 tỷ đồng cho các tỉnh bị ảnh hưởng cơn bão số 3.
Công ty bảo hiểm ước tính thiệt hại do bão Yagi là hàng nghìn tỷ đồng

Công ty bảo hiểm ước tính thiệt hại do bão Yagi là hàng nghìn tỷ đồng

Theo số liệu thống kê từ các công ty bảo hiểm, số lượng khách hàng yêu cầu bồi thường tăng vọt sau cơn bão với tổng giá trị ước tính lên đến hàng nghìn tỷ đồng.
Apple cần thời gian để thu lợi từ iPhone AI

Apple cần thời gian để thu lợi từ iPhone AI

Giới đầu tư tại Phố Wall dự báo doanh số iPhone sẽ có mức tăng trưởng vừa phải trong hai năm tới, chủ yếu bởi sự triển khai từng bước của các tính năng AI mới.
Delta Group khánh thành và bàn giao điểm trường Mầm non thôn Suối Trà

Delta Group khánh thành và bàn giao điểm trường Mầm non thôn Suối Trà

Khẳng định vị thế Top đầu trên thị trường xây dựng Việt Nam, Tập đoàn Xây dựng Delta – Delta Group luôn chung vai thực hiện trách nhiệm xã hội với cộng đồng.
PC Thừa Thiên Huế hỗ trợ ngành điện tỉnh Quảng Ninh

PC Thừa Thiên Huế hỗ trợ ngành điện tỉnh Quảng Ninh

PC Thừa Thiên Huế cử đội xung kích lên đường hỗ trợ Công ty điện lực tỉnh Quảng Ninh để khắc phục sự cố lưới điện do bão số 3 (Yagi) gây ra.
T&T Golf thực hiện khát vọng đưa sân golf Văn Lang đạt tiêu chuẩn quốc tế qua việc hợp tác cùng 54

T&T Golf thực hiện khát vọng đưa sân golf Văn Lang đạt tiêu chuẩn quốc tế qua việc hợp tác cùng 54

Công ty T&T Golf – thành viên Tập đoàn T&T Group và Tập đoàn 54 đã chính thức ký thỏa thuận hợp tác tư vấn quản lý vận hành dự án Văn Lang Empire T&T Golf club
Tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp tư nhân

Tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp tư nhân

Dự kiến, thời gian tới sẽ diễn ra Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp tư nhân lớn.
Hàng trăm lãnh đạo toàn cầu tham dự diễn đàn tri thức thế giới 2024

Hàng trăm lãnh đạo toàn cầu tham dự diễn đàn tri thức thế giới 2024

Diễn đàn Tri thức Thế giới (World Knowledge Forum - WKF) lần thứ 25 – một trong những diễn đàn kinh tế lớn nhất thế giới – vừa diễn ra tại Incheon, Hàn Quốc
Nhiệt điện Phả Lại giữ máy, bám lưới quyết tâm ổn định sản xuất trong tâm bão Yagi

Nhiệt điện Phả Lại giữ máy, bám lưới quyết tâm ổn định sản xuất trong tâm bão Yagi

Mặc dù ảnh hưởng rất lớn từ tâm bão Yagi nhưng, Nhiệt điện Phả Lại vẫn giữ máy, bám lưới quyết tâm ổn định sản xuất.
Petrolimex ủng hộ 12 tỷ đồng khắc phục thiệt hại mưa lũ sau bão số 3 (Yagi)

Petrolimex ủng hộ 12 tỷ đồng khắc phục thiệt hại mưa lũ sau bão số 3 (Yagi)

Tập đoàn Xăng dầu Việt nam (Petrolimex) đã ủng hộ các tổ chức, địa phương bị thiệt hại do cơn bão số 3 (Yagi) và mưa lũ kéo dài với tổng số tiền là 12 tỷ đồng.
TKV chia sẻ, hỗ trợ kịp thời các gia đình bị thiệt hại do bão số 3

TKV chia sẻ, hỗ trợ kịp thời các gia đình bị thiệt hại do bão số 3

Bên cạnh việc chỉ đạo khắc phục bão số 3, Tập đoàn và Công đoàn Than khoáng sản Việt Nam (TKV) còn kịp thời hỗ trợ các gia đình công nhân bị thiệt hại.
PV GAS vận chuyển thành công LNG bằng đường sắt, giữ vững hoạt động cung ứng năng lượng sau bão số 3

PV GAS vận chuyển thành công LNG bằng đường sắt, giữ vững hoạt động cung ứng năng lượng sau bão số 3

Việc PV GAS vận chuyển thành công khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Nam ra Bắc bằng đường sắt đã góp phần giữ vững hoạt động cung ứng năng lượng sau bão số 3 Yagi
MB ký kết hợp tác với Công đoàn Y tế Việt Nam

MB ký kết hợp tác với Công đoàn Y tế Việt Nam

Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) và Công đoàn Y tế Việt Nam ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện về triển khai “Chương trình phúc lợi”.
Phát triển bền vững: Doanh nghiệp cần hành động mạnh mẽ

Phát triển bền vững: Doanh nghiệp cần hành động mạnh mẽ

Hành trình chuyển đổi xanh, hướng tới phát triển bền vững chưa bao giờ dễ dàng, đòi hỏi doanh nghiệp phải có những hành động mạnh mẽ để đạt được mục tiêu.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động