Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Doanh nghiệp xuất khẩu cà phê: Cần mạnh tay đầu tư cho công nghệ!

Chật vật vì thị trường cà phê Việt Nam đang bị các doanh nghiệp ngoại tranh thu mua nguyên liệu, nay các doanh nghiệp Việt lại gặp khó khăn hơn khi nhiều đối tác nhập khẩu chậm thanh toán hợp đồng. Phải làm sao để vượt khó khăn và tránh sự thao túng của các doanh nghiệp ngoại?

CôngThương - Theo Hiệp hội cà phê Việt Nam (Vicofa), từ tháng 7/2010 đến nay, giá cà phê xuất khẩu tăng vượt mức 2.000 USD/tấn, có lúc đạt đến 2.600 USD/tấn. Đây là mức giá cao trong vòng mấy năm trở lại đây. Tuy nhiên, trong tháng 2 và tháng 3/2011, các quỹ đầu tư thế giới đã tung vốn để một số doanh nghiệp nước ngoài trực tiếp thành lập nhiều cơ sở thu mua cà phê ngay tại các địa phương thuộc tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông . Đến nay, họ đã mua khoảng 60% lượng cà phê xuất khẩu của cả nước. Bối cảnh này đưa các doanh nghiệp cà phê Việt Nam lâm vào thế yếu.

Ngay tại thời điểm đó, Vicofa và nhóm 20 doanh nghiệp xuất khẩu cà phê hàng đầu Việt Nam đã có văn bản thông báo rằng các doanh nghiệp nước ngoài làm trái luật và có thể gây nhiều hệ lụy. Các doanh nghiệp trong nước sẽ bị “bức tử” vì doanh nghiệp nước ngoài có nhiều lợi thế về vốn hơn, trong khi doanh nghiệp nội khó tiếp cận nguồn vốn do lãi suất quá cao (18-20%/năm). Nhiều ý kiến còn lo ngại rằng, một khi đã thao túng được thị trường thì các doanh nghiệp nước ngoài sẽ thỏa sức ép giá nông dân và gây khó khăn cho việc điều tiết thị trường nội địa.

Tuy nhiên, đi sâu vào phân tích tình hình kinh doanh xuất khẩu cà phê của các doanh nghiệp Việt Nam có thể thấy việc “đổ hết tội” cho các doanh nghiệp nước ngoài có phần chưa thỏa đáng. Khó khăn của các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê trong nước chủ yếu xuất phát từ thực trạng yếu thế về tài chính và thiếu sự liên kết giữa các doanh nghiệp với nhau cũng như liên kết giữa doanh nghiệp với người trồng cà phê. Do yếu về tài chính nên trong thời điểm đáo hạn ngân hàng, hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu đều phải chấp nhận bán hàng để có cơ sở vay tiền. Hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu chọn phương thức bán cà phê giao sau hoặc bán trừ lùi. Khoản trừ lùi trong hợp đồng mua bán với các nhà nhập khẩu vô tình khiến chính các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước cạnh tranh và hạ giá bán của nhau. Chẳng hạn, nếu công ty A trừ lùi 50 USD/tấn, lập tức công ty B trừ lùi 60 USD/tấn. Cứ thế mức trừ lùi tăng dần gây thiệt hại không chỉ cho doanh nghiệp, nông dân mà cả hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam. Thực tế nhiều năm qua cho thấy, do thói quen làm ăn độc lập nên các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê ít “thỏa thuận với nhau” để tạo được mặt bằng giá ổn định mà thường vẫn kinh doanh chủ yếu theo kiểu mạnh ai nấy làm.

Đồng thời, việc liên kết với người trồng cà phê vẫn chưa được chặt chẽ. Hiện nay trong số gần 150 doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu cà phê chỉ có một số doanh nghiệp lớn đầu tư phát triển vùng nguyên liệu còn đa phần vẫn chỉ làm thương mại thuần túy. Do vậy, các nhà nhập khẩu nước ngoài nắm được sản lượng cà phê của các doanh nghiệp trong nước và lại biết doanh nghiệp trong nước cần bán được hàng để có vốn xoay vòng nên việc ép giá trở thành câu chuyện hàng năm, không tránh khỏi.

Ông Đoàn Triệu Nhạn, nguyên Chủ tịch Vicofa cho rằng, từ trước đến nay chủ yếu Việt Nam xuất khẩu cà phê hạt nên những trường hợp các doanh nghiệp trong ngành cà phê mạnh tay đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến được khuyến khích rất nhiều. Cụ thể, vào tháng 9/2010, Công ty Trung Nguyên tiến hành mua lại một nhà máy chế biến cà phê của Công ty Vinamilk với công suất 1.500 tấn cà phê hòa tan và 2.600 tấn cà phê rang xay mỗi năm, thêm vào số lượng 4 nhà máy chế biến Trung Nguyên hiện có. Gần đây nhất, vào giữa tháng 12/2010, Công ty Vinacafe Biên Hòa, đã đầu tư 500 tỷ đồng xây dựng nhà máy chế biến có công suất chế biến 3.200 tấn cà phê hòa tan nguyên chất/năm. Lĩnh vực chế biến cà phê cũng ghi nhận sự góp mặt của nhiều nhà đầu tư nước ngoài đến xây dựng nhà máy chế biến, tập trung gần các vùng nguyên liệu như Công ty TNHH Olam đầu tư xây dựng nhà máy chế biến cà phê công suất 4.000 tấn tại Long An. ..

Mặc dù hiện nay các doanh nghiệp trong nước đang ở vị trí bất lợi khi canh trạnh với các doanh nghiệp nước ngoài vì họ vay được nguồn vốn với lãi suất thấp từ nước ngoài, nhưng theo ông Nhạn, thay vì kêu gọi sự hỗ trợ từ phía Nhà nước để “chữa cháy” nhất thời, các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê trong nước cần phải bắt tay nhau để tổ chức liên kết thành một tập đoàn lớn, đủ sức cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài.

Theo phân tích của các chuyên gia ngành cà phê, nếu tính toàn bộ chuỗi giá trị của ngành này thì lợi nhuận thu được qua phát triển công nghiệp chế biến cà phê lớn hơn rất nhiều so với  xuất khẩu cà phê nhân. Thực tế cho thấy, trong những năm giá cà phê thế giới lên cao thì giá mua cà phê nhân cũng chỉ bằng khoảng 35-36% giá cà phê hòa tan trên thị trường thế giới. Bình quân 10 năm trở lại đây, giá cà phê nhân thô xuất khẩu chỉ đạt khoảng 29-30% giá cà phê hoà tan. Do vậy, việc khuyến khích gia tăng mạnh vốn đầu tư, kể cả vốn đầu tư nước ngoài vào phát triển công nghiệp chế biến cà phê chính hướng đi chủ đạo của Việt Nam, bởi lợi ích mà nó đem lại rất lớn. Làm được việc này không những giải quyết được bài toán giá xuất khẩu cà phê quá “bèo bọt” hiện nay mà còn góp phần nâng cao giá trị gia tăng cho các sản phẩm cà phê “Made in Vietnam” trên thị trường thế giới, khắc phục được tình trạng nhập siêu vẫn còn khá nghiêm trọng ở Việt Nam thời điểm này.

Mai Ca

baocongthuong.com.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Tìm giải pháp tăng cường xuất khẩu điện tử đi châu Âu, châu Mỹ

Tìm giải pháp tăng cường xuất khẩu điện tử đi châu Âu, châu Mỹ

Hội thảo Tăng cường năng lực DN điện tử Việt Nam trong chuỗi cung ứng: Cập nhật các quy định xuất khẩu điện tử đi các thị trường Âu - Mỹ diễn ra chiều 4/11.
Kim ngạch xuất nhập khẩu gần chạm mốc 650 tỷ USD, thặng dư 23,31 tỷ USD

Kim ngạch xuất nhập khẩu gần chạm mốc 650 tỷ USD, thặng dư 23,31 tỷ USD

Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đã đạt 647,87 tỷ USD, tăng 15,8%; cán cân thương mại thặng dư 23,31 tỷ USD.
Điểm tên 5 khó khăn mà doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đang đối mặt

Điểm tên 5 khó khăn mà doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đang đối mặt

Hiện, các doanh nghiệp trong ngành chế biến và xuất khẩu thủy sản đang đối diện 5 khó khăn lớn liên quan đến cơ chế, chính sách và thủ tục hành chính.
Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ - Bài 1: Lúng túng trong triển khai

Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ - Bài 1: Lúng túng trong triển khai

Việc phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, tuy nhiên, doanh nghiệp lúng túng trong triển khai.
Xuất khẩu gừng, nghệ và gia vị khác giảm 28,3% về lượng, tăng 9,9% về kim ngạch

Xuất khẩu gừng, nghệ và gia vị khác giảm 28,3% về lượng, tăng 9,9% về kim ngạch

9 tháng, Việt Nam đã xuất khẩu được 21.841 tấn gừng, nghệ và gia vị với kim ngạch đạt gần 45 triệu USD, giảm 28,3% về lượng nhưng tăng 9,9% về kim ngạch.

Tin cùng chuyên mục

Ông Đặng Phúc Nguyên: Xuất khẩu rau quả có thể sớm đạt 10 tỷ USD

Ông Đặng Phúc Nguyên: Xuất khẩu rau quả có thể sớm đạt 10 tỷ USD

Ông Đặng Phúc Nguyên – Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho biết, kim ngạch xuất khẩu rau quả có thể đạt 7 tỷ USD năm 2024 và đạt 10 tỷ USD thời gian tới.
Nhập khẩu đậu tương từ Campuchia tăng gần 8 lần

Nhập khẩu đậu tương từ Campuchia tăng gần 8 lần

Trong số các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ Campuchia, đậu tương ghi nhận mức tăng kỷ lục, tăng 799,4% tương đương gần 8 lần trong 9 tháng năm 2024.
Thuế xuất nhập khẩu phân bón, thuốc lá thay đổi ra sao từ 16/12/2024?

Thuế xuất nhập khẩu phân bón, thuốc lá thay đổi ra sao từ 16/12/2024?

Thuế xuất khẩu, nhập khẩu một số mặt hàng như: Phân bón, kẽm, thiếc, thuốc lá… sẽ có sự thay đổi từ ngày 16/12/2024 theo Nghị định số 144/2024/NĐ-CP.
Brazil, Indonesia và Campuchia là 3 nguồn cung hồ tiêu chính của Việt Nam

Brazil, Indonesia và Campuchia là 3 nguồn cung hồ tiêu chính của Việt Nam

Giá hồ tiêu trong nước liên tục đứng ở mức cao đẩy các doanh nghiệp phải tăng nhập khẩu hồ tiêu từ 3 thị trường chính gồm Brazil, Indonesia và Campuchia.
Việt Nam giữ vững

Việt Nam giữ vững 'ngôi vương' xuất khẩu gạo vào thị trường Philippines

Gạo Việt Nam chiếm gần 80% trong tổng lượng gạo nhập khẩu của Philippines trong 10 tháng năm 2024 và vẫn giữ vững "ngôi vương" xuất khẩu gạo vào thị trường này.
Long An: 10 tháng, kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt 10,6 tỷ USD

Long An: 10 tháng, kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt 10,6 tỷ USD

Sở Công Thương tỉnh Long An cho biết, kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024 ước đạt 1,1 tỷ USD, lũy kế 10 tháng năm 2024 ước đạt 10,6 tỷ USD.
Tháng 10, xuất khẩu thủy sản Việt Nam trở lại mốc 1 tỷ USD

Tháng 10, xuất khẩu thủy sản Việt Nam trở lại mốc 1 tỷ USD

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam ước đạt hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái, lần đầu tiên sau 27 tháng (kể từ tháng 6/2022).
Bộ Công Thương sắp tổ chức Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024

Bộ Công Thương sắp tổ chức Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024

Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024 do Bộ Công Thương phối hợp với UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ diễn ra vào đầu tháng 12/2024.
Xuất khẩu nông sản: Gạo, cà phê, rau quả đón kỷ lục mới

Xuất khẩu nông sản: Gạo, cà phê, rau quả đón kỷ lục mới

10 tháng năm nay, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành nông, lâm, thủy ước đạt 51,74 tỷ USD, trong đó, gạo, cà phê, rau quả lập đỉnh lịch sử.
Ông Nguyễn Quang Hiếu thông tin về việc nho sữa Trung Quốc có dư lượng thuốc sâu vượt ngưỡng cho phép

Ông Nguyễn Quang Hiếu thông tin về việc nho sữa Trung Quốc có dư lượng thuốc sâu vượt ngưỡng cho phép

Ông Nguyễn Quang Hiếu - Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật cho biết, năm 2024, không phát hiện vi phạm an toàn thực phẩm đối với nho sữa Trung Quốc nhập khẩu.
Đầu tư vào công nghệ xanh để xuất khẩu: Không thể chậm trễ

Đầu tư vào công nghệ xanh để xuất khẩu: Không thể chậm trễ

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang chuyển đổi mạnh mẽ sang phát triển bền vững, Đầu tư vào công nghệ xanh để xuất khẩu là yêu cầu tất yếu.
Indonesia là thị trường nhập khẩu quế lớn nhất của Việt Nam

Indonesia là thị trường nhập khẩu quế lớn nhất của Việt Nam

Indonesia là thị trường nhập khẩu quế lớn nhất của Việt Nam trong tháng 9 năm 2024 với 107 tấn, chiếm tỷ trọng gần 50% trong cơ cấu nhập khẩu của Việt Nam.
Xuất khẩu gỗ và lâm sản: Vì sao vẫn đối diện với bài toán thiếu bền vững?

Xuất khẩu gỗ và lâm sản: Vì sao vẫn đối diện với bài toán thiếu bền vững?

10 tháng năm 2024, xuất khẩu gỗ và lâm sản đạt 14,05 tỷ USD, tăng 19,9%, tuy nhiên, ngành hàng tỷ USD này vẫn đối diện với "bài toán" thiếu bền vững.
Châu Á tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của nông - lâm - thủy sản Việt Nam

Châu Á tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của nông - lâm - thủy sản Việt Nam

Châu Á là thị trường xuất khẩu lớn nhất các mặt hàng nông lâm thủy sản của Việt Nam trong 10 tháng năm 2024, với thị phần chiếm 48,2% tổng kim ngạch xuất khẩu.
​​​​Ngành logistics Việt Nam còn nhiều tiềm năng phát triển mạnh mẽ

​​​​Ngành logistics Việt Nam còn nhiều tiềm năng phát triển mạnh mẽ

Ngày 31/10, tại TP. Hồ Chí Minh diễn ra Hội nghị Logistics Việt Nam lần thứ 2 - năm 2024 với chủ đề “Chuyển đổi để bứt phá” do Báo Đầu tư tổ chức.
Nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu sang Ả rập Xê út tăng trưởng 2 con số

Nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu sang Ả rập Xê út tăng trưởng 2 con số

9 tháng năm 2024, nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực sang Ả rập Xê út tăng trưởng mạnh, trong đó, rau quả, gạo, hồ tiêu ghi nhận tăng trưởng 2 con số.
Việt Nam chi hơn 1,54 tỷ USD nhập khẩu khí đốt hóa lỏng trong 9 tháng năm 2024

Việt Nam chi hơn 1,54 tỷ USD nhập khẩu khí đốt hóa lỏng trong 9 tháng năm 2024

9 tháng năm 2024, Việt Nam nhập khẩu gần 2,39 triệu tấn khí đốt hóa lỏng, trị giá trên 1,54 tỷ USD, tăng 24,73% về lượng, tăng 33,79% về kim ngạch so cùng kỳ.
Bộ Tài chính triển khai đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh

Bộ Tài chính triển khai đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh

Bộ Tài chính triển khai Đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh thuộc cặp cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Việt Nam) – Hữu Nghị Quan (Trung Quốc).
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân làm Tổ trưởng Tổ công tác về xuất xứ hàng hóa của Bộ Công Thương

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân làm Tổ trưởng Tổ công tác về xuất xứ hàng hóa của Bộ Công Thương

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân làm Tổ trưởng Tổ công tác về xuất xứ hàng hóa của Bộ Công Thương, theo Quyết định số 2836 QĐ-BCT của Bộ Công Thương.
Lý do cá ngừ Việt Nam giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới?

Lý do cá ngừ Việt Nam giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới?

Không chỉ gặp khó do mức thuế suất cao khi xuất khẩu sang thị trường EU, cá ngừ Việt Nam còn đối mặt với tình trạng thiếu nguyên liệu cho sản xuất và xuất khẩu.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động