Đó là một trong những xu hướng chính từ kết quả nghiên cứu “Khảo sát thị trường về nhu cầu tiêu dùng ngành ẩm thực Việt Nam”, do Gojek, công ty mẹ của GoViet thực hiện với sự phối hợp của Kantar một tập đoàn hàng đầu thế giới về lĩnh vực tư vấn chiến lược kinh doanh, khảo sát thị trường và dữ liệu.
Ngày 12/3, GoViet tiếp tục thông tin phần 2 của kết quả nghiên cứu “Khảo sát thị trường về nhu cầu tiêu dùng ngành ẩm thực Việt Nam”. Theo đó, phần 2 liên quan hành vi của người dùng trong việc đặt món trực tuyến tại TP. HCM và Hà Nội, là những thị trường còn nhiều dư địa để phát triển. Hành vi người dùng trong việc đặt món trực tuyến tại TP. HCM và Hà Nội có các xu hướng chính sau:
1. Tổng lượng đơn hàng trên thị trường đặt món trực tuyến tại TP. HCM nhiều gấp 6 lần Hà Nội
Theo kết quả khảo sát, tính đến cuối năm 2019, tổng lượng đơn hàng đặt món trực tuyến được thực hiện hàng ngày tại TP. HCM cao hơn 6 lần so với Hà Nội. Chi tiêu trung bình dành cho đặt món ăn trực tuyến tại TP. HCM cũng cao hơn 10% so với Hà Nội.
2. Phụ nữ văn phòng dưới 30 tuổi chiếm phần lớn trong nhóm những người sử dụng dịch vụ đặt món ăn trực tuyến
Khảo sát cho thấy tại cả hai thành phố, trong nhóm người dùng có sử dụng dịch vụ đặt đồ ăn trực tuyến, người trẻ dưới 30 tuổi, phụ nữ, thuộc giới văn phòng chiếm tỉ lệ cao nhất. Tỉ lệ người dùng là phụ nữ đặt món ăn trực tuyến nhiều gấp đôi nam giới ở cả hai thành phố. Đặc biệt, việc có con không làm ảnh hưởng nhiều đến thói quen đặt đồ ăn trực tuyến, khi tỷ lệ người có con đặt đồ ăn trực tuyến cũng xấp xỉ tỷ lệ người chưa có con.
3. Người dùng dịch vụ đặt đồ ăn trực tuyến có xu hướng sử dụng nhiều ứng dụng
Khảo sát cũng cho thấy người dùng có xu hướng sử dụng kết hợp nhiều ứng dụng cho việc đặt món trực tuyến. Dường như trong mảng đặt đồ ăn trực tuyến, người dùng ưu ái sử dụng nhiều app để tận dụng hết thế mạnh riêng về sự đa dạng món ăn của từng ứng dụng đặt món.
4. Đa số người dùng dịch vụ đặt món ăn trực tuyến sử dụng dịch vụ này ít nhất một lần trong một tuần
Hơn 60% người được khảo sát cho biết đã từng sử dụng dịch vụ đặt món trực tuyến để mua đồ ăn. Và tại cả hai thành phố, hơn 3/4 số người này có dùng dịch vụ đặt món trực tuyến ít nhất một lần một tuần. Gần 30% người dùng đặt đồ ăn trực tuyến 2-3 lần mỗi tuần, và khoảng 5-6% người dùng đặt đồ ăn trực tuyến hơn 10 lần trong 1 tuần.
5. Cứ 10 bữa ăn thì có một bữa đặt trực tuyến, thường là cho bữa trưa và bữa ăn vặt
Trong tất cả các hình thức chuẩn bị cho một bữa ăn, tự nấu ăn, ăn tại nhà hàng và đặt món trực tuyến là ba hình thức được sử dụng nhiều nhất tại cả hai thành phố. Cứ 10 bữa ăn thì lại có một bữa được đặt hàng trực tuyến, thường cho bữa trưa và các bữa ăn vặt.
6. Dịch vụ đặt món trực tuyến được ưa chuộng nhờ sự tiện lợi và đa dạng món ăn và khuyến mãi
Trong khi hơn 40% những người nấu ăn ở nhà tìm kiếm sự an toàn và chất lượng thực phẩm, còn những người ăn tại chỗ hay mua mang đi (take-away) là vì sự tiện đường (hơn 40%), phần lớn người dùng chọn đặt đồ ăn trực tuyến là vì sự tiện lợi, tính đa dạng của món ăn, và các chương trình khuyến mãi. Với loại hình dịch vụ đặt món ăn trực tuyến, sự tiện lợi và đa dạng món thể hiện ở việc người dùng có thể lựa chọn món ăn yêu thích giữa hàng triệu lựa chọn sẵn có bất kể ngày đêm hay khoảng cách xa gần.
Dịch vụ đặt món trực tuyến được ưa chuộng nhờ sự tiện lợi và đa dạng món ăn và khuyến mãi |
Theo Tập đoàn nghiên cứu thị trường Euromonitor International, thị trường giao nhận đồ ăn trực tuyến ở Việt Nam được kỳ vọng đạt hơn 38 triệu USD vào năm 2020 và tốc độ tăng trưởng trung bình 11% một năm.
Được biết, “Khảo sát thị trường về nhu cầu tiêu dùng ngành ẩm thực Việt Nam" do Gojek và Kantar thực hiện là một trong những khảo sát chuyên sâu đầu tiên được thực hiện trong lĩnh vực ẩm thực trên thị trường, giúp cung cấp những thông tin sâu về xu hướng, thói quen dùng bữa của người dân, đặc biệt là giới trẻ sống tại hai thành phố lớn nhất cả nước.
Bản “Khảo sát thị trường về nhu cầu tiêu dùng ngành ẩm thực Việt Nam" do Gojek phối hợp thực hiện cùng Kantar được tiến hành trong quý IV/2019, tại hai thành phố lớn Hồ Chí Minh và Hà Nội, với gần 4.000 người trong độ tuổi từ 15-45 tham gia. Khảo sát được thực hiện qua bảng câu hỏi trực tuyến, được quản lý và thực hiện bởi Kantar Profiles Network. Ngoài thị trường Việt Nam, Kantar cũng thực hiện khảo sát này cho thị trường Singapore và Bangkok - Thái Lan.
Người dân TP.Hồ Chí Minh “chịu chi” mua đồ ăn trực tuyến hơn Hà Nội TP.Hồ Chí Minh là nơi có chi tiêu trung bình cho việc đặt đồ ăn trực tuyến có giá trị cao nhất. Trong khi đó, ... |