Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ hai 25/11/2024 23:29

Dồn lực tăng tốc sản xuất công nghiệp cuối năm

Để dồn sức thúc đẩy tăng trưởng cho những tháng cuối năm, sản xuất công nghiệp cần tháo gỡ nút thắt, tạo đà bứt tốc.

Quý III- giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 4,57%

Theo Báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết số 01/NQ - CP, tình hình sản xuất công nghiệp, hoạt động thương mại tháng 9 và 9 tháng năm 2023 của Bộ Công Thương, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp quý III tăng 4,57% so với cùng kỳ, trong đó công nghiệp chế biến chế tạo tăng 5,61% (quý I giảm 0,49%, quý II tăng 0,6%).

Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và là động lực tăng trưởng kinh tế

Mặc dù các ngành sản xuất đang bước vào giai đoạn phục hồi tích cực, sản lượng và đơn hàng mới nhóm công nghiệp chế biến chế tạo đang tăng trở lại, sản xuất đáp ứng nhu cầu của thị trường nội địa và xuất khẩu nhưng nhìn chung ngành công nghiệp đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong bối cảnh tổng cầu thế giới suy giảm. “Giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp 9 tháng năm 2023 chỉ tăng 1,65% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng thấp nhất của cùng kỳ các năm trong giai đoạn 2011-2023, đóng góp 0,56 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế. Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 1,98%, là mức tăng thấp nhất của cùng kỳ các năm trong giai đoạn 2011-2023, đóng góp 0,51 điểm phần trăm”- báo cáo Bộ Công Thương nêu rõ.

Trong bối cảnh nhiều khó khăn từ suy giảm kinh tế toàn cầu, đặc biệt là từ những tháng đầu năm đã ảnh hưởng đến kết quả sản xuất công nghiệp trong nước. Chỉ số Nhà Quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam của S&P Global đạt 49,7 trong tháng 9, giảm trở lại xuống dưới mốc 50 điểm sau khi đạt trên 50,5 điểm trong tháng 8, cho thấy các điều kiện kinh doanh của các nhà sản xuất Việt Nam suy giảm, mặc dù mức suy giảm là nhỏ. Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 9 tăng 0,1% so với tháng 8 và tăng 5,1% so với cùng kỳ.

Theo báo cáo, nhờ những nỗ lực thường xuyên, kịp thời của Chính phủ nhằm tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong sản xuất kinh doanh để thúc đẩy sản xuất, phục hồi nền kinh tế nên tính chung 9 tháng, chỉ số sản xuất công nghiệp lần đầu tiên kể từ đầu năm đạt mức tăng trưởng dương (tăng 0,3%).

Đáng chú ý, chỉ số sản xuất 9 tháng năm 2023 của một số ngành trọng điểm thuộc ngành công nghiệp cấp II tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Sản xuất sản phẩm thuốc lá tăng 9,6%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 8,7%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) tăng 7,4%; sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất tăng 6,2%; sản xuất chế biến thực phẩm tăng 5,8%; khai thác, xử lý và cung cấp nước tăng 5,4%.

Đơn cử như chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 9 năm 2023 của ngành sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 7,5% so với cùng kỳ năm 2022. Tính chung 9 tháng năm 2023, chỉ số sản xuất công nghiệp của ngành sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học giảm 2,2% so với cùng kỳ năm 2022.

Báo cáo cũng đề cập đến sản lượng điện thoại di động tháng 9/2023 đạt 20,2 triệu cái, tăng 6,6% so với cùng kỳ năm 2022; sản lượng ti vi ước đạt 975,1 nghìn cái, tăng 5,7%; sản lượng linh kiện điện thoại ước đạt 61,1 nghìn tỷ đồng, tăng 1,9%. Tính chung 9 tháng, sản lượng điện thoại di động đạt 143,6 triệu cái, giảm 12,8% so với cùng kỳ năm 2022; sản lượng ti vi đạt 8894 nghìn cái, tăng 10,1%; sản lượng linh kiện điện thoại đạt 404,2 nghìn tỷ đồng, giảm 3,1%.

Hay như ngành sản xuất lắp ráp ô tô, chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 9 năm 2023 của ngành sản xuất xe có động cơ tăng 5,2%; sản xuất phương tiện vận tải khác giảm 16,3% so với cùng kỳ năm 2022. Theo đó, 9 tháng, chỉ số sản xuất công nghiệp của ngành sản xuất xe có động cơ giảm 5,2%; sản xuất phương tiện vận tải khác giảm 7,2% so với cùng kỳ năm 2022.

Thúc đẩy tăng trưởng những tháng cuối năm

Trong thời gian tới, đặc biệt trong những tháng cuối năm, để sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và là động lực tăng trưởng kinh tế, cần thực hiện một số giải pháp hỗ trợ sản xuất công nghiệp nhằm tháo gỡ khó khăn. Cụ thể đối với các ngành hàng chế biến, chế tạo, bài toán đau đầu nhất là giảm tỷ lệ phế phẩm và tăng tỷ lệ thành phẩm, nghĩa là giảm được các chi phí tái chế, tái sản xuất, cũng như giảm tỷ lệ lãng phí trong quá trình sản xuất. Giải quyết được vấn đề này, các doanh nghiệp sẽ nâng cao được năng lực và hiệu quả sản xuất.

Bộ Công Thương cũng nêu giải pháp, thời gian tới Bộ sẽ tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp để thúc đẩy phát triển sản xuất trên cơ sở bám sát tình hình sản xuất của các ngành, lĩnh vực, một số địa phương trọng điểm về công nghiệp, kịp thời nắm bắt tháo gỡ khó khăn thúc đẩy phát triển sản xuất. Đồng thời Bộ đẩy mạnh tổ chức kết nối các doanh nghiệp trong nước tham gia được vào chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp FDI lớn toàn cầu đang đầu tư tại Việt Nam.

Bên cạnh đó Bộ Công Thương hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa phục hồi, phát triển sản xuất thông qua tạo thuận lợi hóa trong các thủ tục hành chính, tiếp cận tín dụng…

Bên cạnh đó, địa phương cần đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả các chương trình làm việc với các địa phương và hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp hiện có nhằm khôi phục và phát huy đà tăng trưởng của công nghiệp tại các địa phương và vùng kinh tế trọng điểm; cũng như nâng cao năng lực và sức chống chịu cho các doanh nghiệp công nghiệp trong nước trong bối cảnh nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn, hạn chế.

Trên cơ sở đó, quyết liệt chỉ đạo đẩy mạnh công tác giải ngân vốn đầu tư công để tạo thêm động lực cho tăng trưởng kinh tế; đồng thời tạo thị trường cho các ngành công nghiệp trọng điểm như cơ khí, thép, vật liệu xây dựng, phương tiện vận tải…

Là một trong những địa phương thuộc top 10 cả nước về giải ngân vốn đầu tư công, với 9 tháng đạt tỷ lệ trên 71%, Bắc Giang đang nỗ lực thực hiện các giải pháp để tiếp tục đẩy nhanh tiến trình này. Đáng chú ý, GRDP của tỉnh đạt 14,59% trong quý III và 12,25% trong 9 tháng, đứng thứ hai cả nước, lãnh đạo UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, đơn hàng đã tăng, lực lượng lao động làm việc trong các khu công nghiệp có thời điểm giảm 20.000 người, nay đã tăng thêm 50.000 người.

Năng lực sản xuất cũng tăng thêm, khi vừa rồi có thêm nhiều nhà máy mới đi vào hoạt động, trong đó có nhà máy bán dẫn đầu tiên ở khu vực phía Bắc Hana Micron. Điều này sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế”, lãnh đạo tỉnh Bắc Giang nói và cho biết, Bắc Giang phấn đấu tăng trưởng GRDP quý IV sẽ cao hơn quý III, cả năm sẽ không có chỉ tiêu nào không hoàn thành mục tiêu đề ra.

Theo đó, trong những tháng cuối năm, Chính phủ, các cấp, các ngành cần hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh; thúc đẩy giải ngân nhanh. Quan trọng cần có giải pháp hỗ trợ, giải quyết khó khăn về vốn của doanh nghiệp trong quá trình phục hồi và khởi nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp.

Việt Anh
Bài viết cùng chủ đề: sản xuất công nghiệp

Tin cùng chuyên mục

Sản xuất thép ray cho đường sắt tốc độ cao: Doanh nghiệp trong nước sẵn sàng vào cuộc

Sửa đổi Luật Hóa chất thúc đẩy phát triển bền vững, hướng tới kinh tế xanh

Hội thảo khoa học "Phục hồi và phát triển ngành đóng tàu TP. Hải Phòng"

Gợi ý cho Việt Nam nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu

Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn hợp tác chuyển giao công nghệ với doanh nghiệp Việt

Chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Trấn Yên

Khuyến công Bình Định hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp thiết kế bao bì, xây dựng điểm giới thiệu sản phẩm

Bài 4: Kỳ vọng thổi 'luồng sinh khí' mới vào nền kinh tế

Năm 2024, sản xuất công nghiệp của Nam Định dự kiến tăng 14,5%

Chấp thuận đầu tư gần 3.000 tỷ đồng vào khu công nghiệp Đồng Văn VI

Chấp thuận đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình II, Hà Nam

Khai giảng khóa đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024: Quy mô cực lớn, nhiều bất ngờ chờ đón

Hiệp hội Dệt may Việt Nam thông tin về lễ kỷ niệm 25 năm thành lập và hội nghị tổng kết 2024

Bài 3: Đại biểu Quốc hội 'hiến kế' để dự án về đích thành công

Bài 2: Bệ phóng để ngành công nghiệp chế tạo trong nước 'vươn tầm'

Tập đoàn Hoá chất Việt Nam mong muốn mở rộng thị trường tại Brazil

Tăng liên kết giữa FDI và doanh nghiệp nội địa để phát triển công nghiệp hỗ trợ

Bài 1: Công trình có tính biểu tượng, ý nghĩa chiến lược

AP Saigon Petro ra mắt máy thay nhớt tự động 3R dành cho xe máy