Động lực mới của nền kinh tế Việt Nam
Dư luận rất quan tâm những ý kiến của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài tại Diễn đàn kinh tế Việt Nam lần thứ 4 vừa được tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh do Thủ tướng Phạm Minh Chínhchủ trì.
Đài BBC cho rằng, trong diễn biến phức tạp của kinh tế thế giới, nhất là sự tác động của cuộc xung đột Nga – Ucraina, nhưng nền kinh tế Việt Nam có sức chống chịu khá tốt, duy được tăng trưởng trong suốt 2 năm đại dịch, trong đó các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp lớn vẫn hoạt động khá ổn định. Nỗ lực vượt bậc của cả nước trong tiêm phủ vaccine và thoát khỏi đại dịch vào năm 2022 đã giúp Việt Nam đạt mức thu ngân sách năm 2021 cao hơn 40% so với năm 2020…
Việc Quốc hội Việt Nam xem xét 5 dự án trọng điểm gồm: Dự án đường vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội; dự án Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh; dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu; dự án đường bộ cao tốc Khánh Hòa – Buôn Mê Thuột; dự án đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, có giá trị cao cả về hiệu quả kinh tế và ý nghĩa chiến lược. Nếu có phương thức đầu tư và quản lý hiện đại, Việt Nam có thể đạt được những tiến bộ vượt bậc về phát triển hạ tâng trong thời gian tới.
Ảnh minh họa |
Tại diễn đàn, ông Vũ Thành Tự Anh- Giám đốc Trường chính sách công và quản lý ở Đại học Fulbright - cho rằng: Việt Nam đã thể hiện được phần nào tính tự chủ và khả năng chống chọi cao của nền kinh tế trong thời gian qua. Ông ví Việt Nam như một “Vịnh tránh bão” khi các yếu tố lạm phát, tính ổn định của nền kinh tế vĩ mô đều trong tầm kiểm soát. Nếu duy trì được các yếu tố này, Việt Nam sẽ xây dựng được tính tự chủ trong nền kinh tế.
Nhận định về khả năng thu hút đầu tư nước ngoài, ông Don Lâm - Giám đốc Vinacapital nhấn mạnh, chỉ số lợi nhuận của thị trường Việt Nam vẫn cao hơn rất nhiều so với các nước bởi thị trường toàn cầu chưa ổn định, lạm phát tăng cao, xung đột Nga – Ucraina vẫn diễn biến phức tạp. Ông kiến nghị: “cần sớm nâng hạng thị trường chứng khoán từ cận biên lên mới nổi. Nếu thăng hạng được, thì Vinacapital có thể nâng thêm được 10 tỷ USD vốn mới vào thị trường. Mặt khác, thị trường cần có thêm hàng hóa để các nhà đầu tư mua. Như vậy, vai trò của ngành Công Thương có vị trí rất quan trọng để đáp ứng tốt yêu cầu này.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, nhắm tăng tính tự chủ tạo động lực mới thúc đẩy kinh tế nhanh và bền vững, chúng ta cần tập trung cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng một cách thực chất hiệu quả hơn, thức đẩy khoa học công nghệ đổi mới sáng tạo, phát triển kinh tế số, xã hội hóa số, đa dạng hóa chuỗi cung ứng. Trong đó chú trọng xây dựng nền công nghiệp quốc gia vững mạnh, các nền công nghiệp nền tảng tham gia sâu vào giá trị toàn cầu.
Vậy là thêm một lần nền nữa Chính phủ khẳng định vai trò quan trọng của ngành công nghiệp và thương mại trong việc tham gia tạo động lực mới nhằm đẩy nhanh sự phát triển bền vững của nền kinh tế nước nhà.
Nhiệm vụ nặng nề nhưng vẻ vang đó đòi hỏi toàn ngành phát huy “ưu điểm”, tiếp tục rà soát những “điểm nghẽn” xây dựng, bổ sung hoàn thiện cơ chế, chính sách, đặc biệt là đẩy nhanh cải cách thủ tục hành chính,trong tất các khâu sản xuất, phân phối, lưu thông, xuất nhập khẩu… Lẽ đương nhiên, một mình Bộ không thể đơn phương giải quyết, khắc phục tất cả các bất cập hiện có mà cần sự hợp tác, đồng hành với các ngành hữu quan ở cả Trung ương và địa phương.
Chúng ta tự tin vào động lực của ngành, vào hiệu quả bước đầu triển khai nhiệm vụ của ngành ta trong năm 2021 và đầu năm 2022, trên cơ sở đó sắp tới với quyết tâm mới, giải pháp mới.