Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đi qua những tỉnh nào và bao giờ hoàn thành?

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam chuẩn bị được trình Quốc hội xem xét, sẽ đi qua nhiều tình thành từ Bắc vào Nam.
Trình Bộ Chính trị dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam trong tháng 3/2024 Đề xuất cơ chế đặc thù dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đã được Ban chấp hành Trung ương Đảng thống nhất chủ trương đầu tư toàn tuyến tại Hội nghị Trung ương 10 vừa qua, hiện đang nhận được sự quan tâm rất lớn từ người dân và toàn xã hội. Nhìn lại lịch sử, dự án đường sắt tốc độ cao đã trải qua 4 lần lập báo cáo nghiên cứu, trải dài trong gần 20 năm.

Báo cáo nghiên cứu đầu tiên về đường sắt tốc độ cao được Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA) lập trong giai đoạn 2005-2008, trong đó ưu tiên triển khai 2 đoạn Hà Nội - Hà Tĩnh và TP.HCM - Nha Trang.

Từ bản nghiên cứu của KOICA, đường sắt cao tốc Bắc - Nam đã được xác định sẽ là đường đôi, khổ ray 1.435mm, điện khí hóa, tốc độ thiết kế 350km/h (tốc độ khai thác thực tế 300km/h).

Lần lập báo cáo thứ 2 diễn ra từ giai đoạn 2008-2009 với đơn vị lập là liên danh tư vấn Việt Nam - Nhật Bản (VJC), chủ đầu tư là Tổng công ty Đường sắt Việt Nam. Bản báo cáo này đã xác định đầu tư cả tuyến đường sắt cao tốc từ Hà Nội đến TP.HCM với chi phí 55,8 tỷ USD.

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đi qua những tỉnh nào và bao giờ hoàn thành?
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đã trải qua 4 lần lập báo cáo nghiên cứu, trải dài trong gần 20 năm. Ảnh minh hoạ

Vào tháng 3/2010, báo cáo của VJC đã vượt qua vòng phê duyệt của Hội đồng Thẩm định Nhà nước và được Bộ Chính trị tán thành. Tháng 5/2010, dự án được trình ra trước Quốc hội.

Tuy nhiên, trong số 439 đại biểu Quốc hội có mặt, chỉ có 185 đại biểu tán thành, 208 đại biểu không tán thành, 34 đại biểu không biểu quyết. Số phiếu tán thành dưới 50%, Quốc hội đã không thông qua dự án.

Từ năm 2011 đến 2013, Chính phủ tiếp tục triển khai nghiên cứu dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam. Kết quả là sự ra đời của bản báo cáo nghiên cứu thứ 3 do Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản JICA lập. Tương đồng với 2 bản báo cáo trước, báo cáo của JICA tiếp tục xác định xây dựng mới tuyến đường sắt đôi, điện khí hóa, khổ ray 1.435mm, chỉ khai thác tàu khách.

Đến năm 2015, Bộ trưởng Giao thông vận tải đã chỉ đạo các cơ quan nghiên cứu, lập đề án đường sắt cao tốc Bắc - Nam, trình Quốc hội báo cáo chủ trương đầu tư trước năm 2020.

Năm 2017, Bộ Giao thông vận tải đã giao Liên danh tư vấn Tedi - Tricc - Tedi South lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam. Cũng từ đây chữ "cao tốc" trong tên dự án được đổi thành "tốc độ cao". Đến đầu năm 2019, kết quả nghiên cứu tiền khả thi của liên danh tư vấn đã được Bộ Giao thông vận tải trình lên Chính phủ.

Theo đó, tuyến đường sắt tốc độ cao Hà Nội - TP.HCM sẽ có chiều dài 1.545km, khổ đường 1.435mm, điện khí hóa, đi qua 20 tỉnh thành với 23 nhà ga. Tốc độ chạy tàu theo thiết kế là 350km/h, tốc độ khai thác là 320km/h, tập trung chở khách và hàng hóa nhẹ. Tổng mức đầu tư là 58,71 tỷ USD. Về số phận của tuyến đường sắt Bắc - Nam cũ, tư vấn đề xuất lập dự án riêng cải tạo tuyến đường này để chuyên chở hàng.

Theo quy trình, báo cáo tiền khả thi do Bộ Giao thông Vận tải trình lên Chính phủ sẽ phải trải qua khâu thẩm định của Hội đồng thẩm định Nhà nước (do Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan thường trực). Hội đồng đã giao nhiệm vụ cho một liên danh tư vấn thẩm tra độc lập.

Sau quá trình thẩm tra, liên danh này đã phát hành báo cáo với nhiều nội dung phản biện lại kết quả nghiên cứu của tư vấn lập dự án. Trong đó, tư vấn thẩm tra cho rằng đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam với tốc độ 250km/h (chạy kết hợp cả tàu khách và tàu hàng) sẽ phù hợp hơn là 350km chỉ phục vụ tàu khách.

Theo phương án đề xuất của tư vấn thẩm tra, dự toán đầu tư tăng lên 61,67 tỷ USD, tổng số nhà ga dọc tuyến cũng được đề xuất tăng lên 50 nhà ga.

Với nhiều bất đồng giữa bên lập báo cáo tiền khả thi và bên thẩm tra, dự án lại đi vào bế tắc. Kết quả, báo cáo nghiên cứu được trả lại để liên danh tư vấn Tedi - Tricc - Tedi South tiếp thu, giải trình và hoàn thiện.

Ngày 28/2/2023, Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 49-KL/TW về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Kết luận này nêu rõ đến năm 2025 phải phấn đấu phê duyệt xong chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam; khởi công các đoạn ưu tiên trong giai đoạn 2026-2030 gồm Hà Nội - Vinh; TP.HCM - Nha Trang. Đến năm 2035, toàn bộ dự án phải hoàn thành.

Trong cuộc họp ngày 11/7/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu nghiên cứu lựa chọn tốc độ thiết kế khoảng 350km/h; vận tải hành khách là chủ yếu, kết hợp vận tải hàng hóa nhanh và phục vụ quốc phòng - an ninh khi có nhu cầu.

Trên cơ sở chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải đã yêu cầu Tư vấn lập dự án hoàn thiện lại báo cáo tiền khả thi, có tiếp thu Kết luận 49 và một phần các góp ý của Tư vấn thẩm tra.

Bản báo cáo sau khi chỉnh sửa vẫn xác định tốc độ thiết kế là 350km/h. Tuy nhiên, phần công năng được điều chỉnh từ "khai thác riêng tàu khách" thành "vận chuyển hành khách, phục vụ quốc phòng, an ninh và vận tải hàng hóa khi cần thiết".

Mới đây, Bộ Giao thông vận tải đã trình Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam lên Bộ Chính trị. Bộ Chính trị đã đưa dự án này ra Trung ương thảo luận và được nhất trí. Đây là những bước tiến triển rất quan trọng của dự án.

Hiện nay, Bộ Giao thông Vận tải và các đơn vị liên quan đang khẩn trương xây dựng báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, chuẩn bị trình tự, hồ sơ thủ tục để trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến vào kỳ họp tháng 10/2024.

Theo Bộ Giao thông Vận tải, mục tiêu chung xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải, góp phần tái cơ cấu thị phần vận tải trên hành lang Bắc - Nam một cách tối ưu, bền vững, tạo tiền đề, động lực cho phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh. Về mục tiêu cụ thể, phấn đấu phê duyệt chủ trương đầu tư trước năm 2025; giải phóng mặt bằng, khởi công trước năm 2030; hoàn thành toàn tuyến trước năm 2045.

Bộ Giao thông vận tải cũng cho biết đã cùng các bộ, ban, ngành tích cực nghiên cứu kinh nghiệm, tham khảo mô hình từ 22 quốc gia và vùng lãnh thổ, tổ chức học tập kinh nghiệm tại 6 nước sở hữu và làm chủ công nghệ đường sắt tốc độ cao.

Phạm vi đầu tư của dự án đường sắt tốc độ cao có điểm đầu tại thành phố Hà Nội là tổ hợp ga Ngọc Hồi (đầu mối vận chuyển hành khách và hàng hóa phía nam của khu đầu mối đường sắt Hà Nội). Điểm cuối tại TP.HCM là ga Thủ Thiêm (đầu mối vận chuyển hành khách phía đông của khu đầu mối đường sắt TP.HCM).

Dự án đi qua địa phận 20 tỉnh, thành phố gồm: Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai và TP.HCM.

Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đề xuất xây dựng mới tuyến đường sắt đôi, khổ 1.435 mm, điện khí hóa, tốc độ thiết kế 350 km/giờ, tải trọng 22,5 tấn/trục; chiều dài khoảng 1.541 km với 23 ga hành khách, 5 ga hàng hóa.

Đường sắt tốc độ cao vận chuyển hành khách, đáp ứng yêu cầu lưỡng dụng phục vụ quốc phòng, an ninh, có thể vận tải hàng hóa khi cần thiết; đường sắt Bắc - Nam hiện hữu vận chuyển hàng hóa và khách du lịch chặng ngắn.

Phong Lâm
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: đường sắt đô thị

Tin cùng chuyên mục

6 sinh viên Việt Nam xuất sắc tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Nhân tài Số APAC 2024

6 sinh viên Việt Nam xuất sắc tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Nhân tài Số APAC 2024

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh tiếp Đại sứ Hàn Quốc

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh tiếp Đại sứ Hàn Quốc

Dự báo thời tiết ngày mai 28/9/2024: Nền nhiệt tăng, trời oi nóng trong ngày cuối tuần

Dự báo thời tiết ngày mai 28/9/2024: Nền nhiệt tăng, trời oi nóng trong ngày cuối tuần

Thống nhất phương án nghỉ Tết Nguyên đán 2025

Thống nhất phương án nghỉ Tết Nguyên đán 2025

Hải quân Việt Nam – Campuchia tuần tra chung lần thứ 76

Hải quân Việt Nam – Campuchia tuần tra chung lần thứ 76

Một con cá sấu bạch tạng cho ra được bao nhiêu túi Hermes của bà Trương Mỹ Lan?

Một con cá sấu bạch tạng cho ra được bao nhiêu túi Hermes của bà Trương Mỹ Lan?

Ra quân xử lý học sinh vi phạm trật tự an toàn giao thông

Ra quân xử lý học sinh vi phạm trật tự an toàn giao thông

Liên thông giấy khám sức khoẻ: Người dân có thể đề nghị cấp lại giấy phép lái xe trực tuyến

Liên thông giấy khám sức khoẻ: Người dân có thể đề nghị cấp lại giấy phép lái xe trực tuyến

Cận cảnh Quốc lộ 19 qua Gia Lai chưa bàn giao đã hỏng, chi chít ổ gà

Cận cảnh Quốc lộ 19 qua Gia Lai chưa bàn giao đã hỏng, chi chít ổ gà 'bẫy' người đi đường

74% số người hưởng nhận chế độ bảo hiểm xã hội, trợ cấp qua tài khoản cá nhân

74% số người hưởng nhận chế độ bảo hiểm xã hội, trợ cấp qua tài khoản cá nhân

Đắk Lắk: Phụ huynh bức xúc vì đã đóng tiền nhưng học sinh không được mua bảo hiểm y tế

Đắk Lắk: Phụ huynh bức xúc vì đã đóng tiền nhưng học sinh không được mua bảo hiểm y tế

Bài 2: Doanh nghiệp nào ‘trùm’ in vé xổ số miền Nam?

Bài 2: Doanh nghiệp nào ‘trùm’ in vé xổ số miền Nam?

Hà Nam tháo gỡ khó khăn về tín dụng cho khách hàng bị ảnh hưởng sau bão số 3

Hà Nam tháo gỡ khó khăn về tín dụng cho khách hàng bị ảnh hưởng sau bão số 3

Bộ Nội vụ trả lời về kiến nghị giảm số năm nâng bậc lương

Bộ Nội vụ trả lời về kiến nghị giảm số năm nâng bậc lương

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 27/9/2024: Bắc Bộ ngày nắng; Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ mưa to

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 27/9/2024: Bắc Bộ ngày nắng; Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ mưa to

Dự báo thời tiết biển ngày 27/9/2024: Mưa rào và dông, đề phòng lốc xoáy và gió giật mạnh

Dự báo thời tiết biển ngày 27/9/2024: Mưa rào và dông, đề phòng lốc xoáy và gió giật mạnh

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 27/9/2024: Hà Nội nắng, nền nhiệt cao 34 độ, chiều tối có mưa

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 27/9/2024: Hà Nội nắng, nền nhiệt cao 34 độ, chiều tối có mưa

Vụ nghi san lấp 6.500m2 hồ Đống Đa: Chuyên gia khẳng định hồ không thể quay về trạng thái ban đầu?

Vụ nghi san lấp 6.500m2 hồ Đống Đa: Chuyên gia khẳng định hồ không thể quay về trạng thái ban đầu?

TP. Hồ Chí Minh: Gần 130.000 trường hợp vi phạm nồng độ cồn bị xử lý

TP. Hồ Chí Minh: Gần 130.000 trường hợp vi phạm nồng độ cồn bị xử lý

Khai mạc Hội chợ xúc tiến thương mại nông nghiệp, sản phẩm OCOP Hà Nội năm 2024

Khai mạc Hội chợ xúc tiến thương mại nông nghiệp, sản phẩm OCOP Hà Nội năm 2024

Xem thêm