Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Dự án ICRSL tạo chuyển biến tích cực trong thích ứng với biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long

Với việc đầu tư hạ tầng, hỗ trợ các loại hình sinh kế, Dự án ICRSL đã tạo chuyển biến tích cực cho người dân đồng bằng sông Cửu Long trước biến đổi khí hậu.
Chống chịu khí hậu tổng hợp và phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc lần thứ 27: Thế giới thực sự cần gì?

Biến đổi khí hậu đang tác động tiêu cực đến đồng bằng sông Cửu Long. Theo dự báo của nhiều chuyên gia, trong khoảng 100 năm nữa, vùng đất khu vực đồng bằng sông Cửu Long sẽ thấp hơn mực nước biển khoảng một mét và các địa phương ven biển dự kiến mỗi năm sụt lún khoảng 1-1,5cm.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ước tính đồng bằng sông Cửu Long mỗi năm mất khoảng 500ha đất do xói lở. Tất cả những điều này đều khiến diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp, sản lượng lúa, cây ăn quả, nuôi trồng thủy sản bị ảnh hưởng. Sinh kế người dân gặp nhiều thách thức.

Các loại hình sinh kế giúp người dân cải thiện thu nhập, thích ứng với biến đổi khí hậu
Các loại hình sinh kế giúp người dân cải thiện thu nhập, thích ứng với biến đổi khí hậu

Người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là các vùng lấy nông nghiệp là chủ đạo vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức và khó khăn trong việc đảm bảo, duy trì cuộc sống gia đình họ, trước khi nghĩ đến những vấn đề khác, trong đó có việc bảo vệ môi trường, bảo tồn nguồn lợi…

Dự án Chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững đồng bằng sông Cửu Long (ICRSL) được tài trợ từ Ngân hàng Thế giới (WB), bắt đầu từ quý II/2016 đến năm 2022, nhằm tăng cường các công cụ lập quy hoạch, kế hoạch thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu trong quản lý và sử dụng đất đai, nguồn nước tại một số tỉnh của đồng bằng sông Cửu Long.

Dự án tập trung nghiên cứu, đổi mới sáng tạo cho 8 tỉnh tại 3 vùng sinh thái của đồng bằng sông Cửu Long: vùng lũ (An Giang, Đồng Tháp), vùng cửa sông ven biển (Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng) và vùng bán đảo (Cà Mau, Kiên Giang, Bạc Liêu).

Dự án ICRSL bao gồm 5 hợp phần với 16 tiểu dự án, trong đó có 6 tiểu dự án về nâng cao khả năng quan trắc, dự báo, phân tích cơ sở dữ liệu và 10 tiểu dự án tập trung cho việc đầu tư hạ tầng, phát triển sinh kế cho các vùng được lựa chọn.

Có thể thấy, vài năm gần đây, tại vùng đầu nguồn tỉnh Đồng Tháp, từ sự hỗ trợ của Dự án ICRSL, bà con nông dân đã bắt đầu chuyển hướng sản xuất mới, thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu, đem lại hiệu quả cao. Mô hình canh tác 2 vụ lúa kết hợp nuôi vịt, cá... thuộc loại hình sinh kế mùa lũ huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp đạt lợi nhuận từ 36,5 - 50 triệu đồng/ha, đem lại niềm vui cho người dân.

Loại hình này không chỉ đạt lợi nhuận tốt, còn tăng hiệu suất sử dụng phân bón của lúa, giảm gấp 3 lần lượng thuốc trừ sâu, nâng cao phẩm chất hạt gạo và giảm giá thành sản xuất, giúp nông dân có thu nhập thêm từ nguồn thủy sản mùa lũ, bảo vệ môi trường và tạo ra sản phẩm an toàn.

Đơn cử như mô hình của ông Nguyễn Văn Vương, ở xã Phú Thọ, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp có 3ha đất ruộng. Ông triển khai áp dụng loại hình sinh kế mùa lũ canh tác 2 vụ lúa, nuôi vịt và dẫn dụ cá tự nhiên vào ruộng. Ông được tập huấn về bảo vệ nguồn lợi thủy sản, hướng dẫn các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất, ghi chép sổ nhật kí... Với 3ha, mỗi năm gia đình ông Vương thu lợi nhuận từ 150 - 160 triệu đồng.

Dự án ICRSL đã tác động tích cực đến phát triển sản xuất và nâng cao ý thức, trách nhiệm cho cả cộng đồng
Dự án ICRSL đã tác động tích cực đến phát triển sản xuất và nâng cao ý thức, trách nhiệm cho cả cộng đồng

Theo ông Võ Thành Ngoan - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Tiểu dự án ICRSL Đồng Tháp, Dự án thí điểm mô hình sinh kế mùa nước nổi tại Đồng Tháp ngoài giá trị kinh tế còn giúp bảo vệ môi trường. Các loại hình đều đơn giản, phù hợp với lao động nông thôn, thích ứng tốt hơn với điều kiện nước lũ thất thường, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, giá trị cảnh quan sinh thái.

Hay tại tỉnh Bạc Liêu, Dự án ICRSL đã tác động tích cực đến phát triển sản xuất và nâng cao ý thức, trách nhiệm cho cả cộng đồng. Thông qua Dự án, nhiều loại hình sinh kế được triển khai. Có thể kể tới loại hình nuôi tôm sinh thái, nuôi cua, nuôi cá rô phi đơn tính… ở huyện Hòa Bình và huyện Đông Hải đã triển khai rất hiệu quả.

Dự án đã giúp tạo sinh kế, việc làm, thu nhập và góp phần quan trọng vào công tác giảm nghèo của địa phương, đặc biệt là nâng cao ý thức, trách nhiệm của cả cộng đồng trong việc khai thác quản lý và bảo vệ môi trường vì sự phát triển bền vững.

Cũng như từ sự đầu tư của dự án, nhiều công trình giao thông, thủy lợi phục vụ cho sản xuất, dân sinh được tăng cường đầu tư và góp phần rất quan trọng vào phát triển hạ tầng các xã nghèo ven biển của tỉnh Bạc Liêu.

Còn tại vùng bán đảo Cà Mau, nông dân được khuyến khích thử nghiệm các loại hình sinh kế dựa vào tự nhiên. Có thể kể đến như nuôi thủy sản kết hợp vọp, ốc len, sò huyết hoặc nuôi tôm dưới tán rừng ngập mặn. Các cán bộ phụ trách sinh kế thuộc Dự án đã tập huấn, hướng dẫn nông dân phương pháp nuôi tôm sạch, sử dụng tài nguyên hiệu quả, cung cấp nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm. Trước thách thức của biến đổi khí hậu, mô hình nuôi tôm - rừng là phương thức nuôi gắn với bảo vệ rừng và trồng rừng ngặp mặn, quan tâm đến tăng trưởng nguồn carbon xanh phù hợp với xu thế phát triển xanh trên thế giới.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Đồng bằng sông Cửu Long

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Ninh Thuận chú trọng phát triển nông nghiệp bền vững

Ninh Thuận chú trọng phát triển nông nghiệp bền vững

Xây dựng chuỗi liên kết và thương hiệu nông sản, gắn nông nghiệp với du lịch… là những giải pháp Ninh Thuận đã triển khai nhằm phát triển nông nghiệp bền vững.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn họp ứng phó với bão số 4

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn họp ứng phó với bão số 4

Áp thấp nhiệt đới có khả năng hình thành bão số 4, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quan ngại nhất là mưa lớn có thể gây ngập lụt đô thị.
Hà Nội: Xót xa vườn đào Nhật Tân bị bao phủ bởi màu vàng bùn đất

Hà Nội: Xót xa vườn đào Nhật Tân bị bao phủ bởi màu vàng bùn đất

Sau nhiều ngày bị nước lũ nhấn chìm, vườn đào Nhật Tân, Phú Thượng (Hà Nội) chết khô và bị bao phủ một màu vàng của lớp bùn đất trôi dạt.
Ngành lúa gạo thiệt hại khoảng 3.000 tỷ đồng do bão số 3 và mưa lũ

Ngành lúa gạo thiệt hại khoảng 3.000 tỷ đồng do bão số 3 và mưa lũ

Hơn 200 nghìn ha lúa bị ngập úng do bão số 3, gây thiệt hại khoảng 3.000 tỷ đồng; còn rau màu và cây ăn quả bị hư hại, gây thiệt hại khoảng 1.250 tỷ đồng.
Cây công nghiệp chủ lực quốc gia “điêu đứng” vì sâu đầu đen

Cây công nghiệp chủ lực quốc gia “điêu đứng” vì sâu đầu đen

Vừa được công nhận là cây công nghiệp chủ lực quốc gia, ngành dừa Việt Nam đang đối mặt với thách thức lớn từ sự trở lại của sâu đầu đen.

Tin cùng chuyên mục

Chuyển đổi xanh nông nghiệp: Cần lực đẩy từ cơ chế thị trường

Chuyển đổi xanh nông nghiệp: Cần lực đẩy từ cơ chế thị trường

Cơ chế thị trường đóng vai trò quan trọng trong thực hiện đổi mới sáng tạo, chuyển đổi xanh trong nông nghiệp.
4 hồ thủy điện lớn phía Bắc còn duy trì mở cửa xả lũ

4 hồ thủy điện lớn phía Bắc còn duy trì mở cửa xả lũ

Các hồ chứa thủy điện đang thực hiện xả điều tiết tính đến 8 giờ ngày 16/9: Tuyên Quang (1 cửa), Thác Bà (2 cửa), Trung Sơn (3 cửa), Bản Vẽ (3 cửa).
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận định: Thiệt hại do bão, lũ gây ra vẫn còn rất lớn

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận định: Thiệt hại do bão, lũ gây ra vẫn còn rất lớn

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng thiệt hại kinh tế ước tính ban đầu do cơn bão số 3 và hoàn lưu sau bão gây ra là trên 31.596 tỷ đồng.
Khẩn trương hỗ trợ tốt nhất cho người dân, doanh nghiệp bị thiệt hại do bão số 3

Khẩn trương hỗ trợ tốt nhất cho người dân, doanh nghiệp bị thiệt hại do bão số 3

Bão Yagi và mưa lũ gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản, tác động đến tăng trưởng. Hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phục hồi sau bão là hoạt động cấp thiết.
Xót xa làng hoa Tây Tựu sau bão Yagi

Xót xa làng hoa Tây Tựu sau bão Yagi

Do ảnh hưởng của bão Yagi kèm mưa lớn kéo dài trong nhiều ngày, các ruộng trồng hoa của người dân làng Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội đã bị tàn phá nặng nề.
Thống kê đến 7h00 ngày 13/9, gần 1.900 lồng bè nuôi trồng thuỷ sản bị hư hỏng, cuốn trôi do bão Yagi

Thống kê đến 7h00 ngày 13/9, gần 1.900 lồng bè nuôi trồng thuỷ sản bị hư hỏng, cuốn trôi do bão Yagi

Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai cho biết, tính đến 7h00 ngày 13/9, đã có 1.848 lồng bè nuôi trồng thuỷ sản bị hư hỏng, cuốn trôi do bão Yagi.
Chợ làng biển

Chợ làng biển 'độc nhất vô nhị' tại Quảng Ngãi

Bình minh, hàng chục tàu thuyền khai một đêm đánh bắt hải sản bắt đầu đổ về chợ Châu Thuận Biển bán cá, tạo nên một khu chợ 'độc nhất vô nhị' tại Quảng Ngãi.
VCCI lo ngại tiền hỗ trợ thiên tai chậm đến tay người dân

VCCI lo ngại tiền hỗ trợ thiên tai chậm đến tay người dân

Góp ý Nghị định cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng thiệt hại do thiên tai, VCCI lo tiền hỗ trợ chậm đến tay người dân.
Tuyên Quang: Thiệt hãi do bão lũ tại Hàm Yên ước tính 36 tỷ đồng

Tuyên Quang: Thiệt hãi do bão lũ tại Hàm Yên ước tính 36 tỷ đồng

Do ảnh hưởng hoàn lưu bão số 3 từ đêm ngày 7/9/2024 các khu vực trên địa bàn Hàm Yên (Tuyên Quang )đã có mưa to gây nhiều thiệt hại về người cũng như nhà ở.
Thủy điện Tuyên Quang đóng tiếp 1 cửa xả đáy

Thủy điện Tuyên Quang đóng tiếp 1 cửa xả đáy

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có công điện về việc đóng tiếp 1 cửa xả đáy hồ thủy điện Tuyên Quang vào hồi 14 giờ ngày 12/9/2024.
Kon Tum: Thêm một xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Kon Tum: Thêm một xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Xã Sa Nghĩa (huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum) đã phấn đấu và đạt 19/19 tiêu chí để được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023.
Tuyên Quang: Vị trí đê bị vỡ tại xã Quyết Thắng chưa khắc phục được

Tuyên Quang: Vị trí đê bị vỡ tại xã Quyết Thắng chưa khắc phục được

Vỡ đê tại Tuyên Quang đã gây ngập úng 40ha, hiện còn 11 hộ bị cô lập, thiệt hại Lúa 15 ha, Ngô 4,5 ha, Cà gai 2,5 ha, Ao cá 4,5 ha, Mía 0,4 ha.
Hà Giang di dời khẩn cấp 72 hộ dân ra khỏi vùng nguy hiểm

Hà Giang di dời khẩn cấp 72 hộ dân ra khỏi vùng nguy hiểm

Để đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân các khu vực chịu ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, tỉnh Hà Giang khẩn trương di dời 72 hộ dân ra khỏi vùng nguy hiểm.
Đã có 25 sự cố đê điều tại 9 tỉnh, thành phố do ảnh hưởng của bão số 3 và mưa lũ

Đã có 25 sự cố đê điều tại 9 tỉnh, thành phố do ảnh hưởng của bão số 3 và mưa lũ

Tổng hợp báo cáo cập mới nhất từ các địa phương, tính đến 19h00 ngày 10/9, tại 9 tỉnh/thành đã xảy ra 25 sự cố đê điều do ảnh hưởng của bão số 3 và mưa lũ.
Tuyên Quang: Tin lũ khẩn cấp trên sông Gâm, cảnh báo lũ trên sông Lô

Tuyên Quang: Tin lũ khẩn cấp trên sông Gâm, cảnh báo lũ trên sông Lô

Trong 12 giờ qua, trên sông Gâm, lũ tiếp tục lên đạt đỉnh rồi duy trì ở mức cao, trên sông Lô tại Hàm Yên và TP. Tuyên Quang lũ tiếp tục lên.
Mưa lũ tại Sơn La làm 1 người chết, 781 nhà bị ảnh hưởng

Mưa lũ tại Sơn La làm 1 người chết, 781 nhà bị ảnh hưởng

Mưa lớn kéo dài trên địa bàn tỉnh Sơn La đã làm 1 người chết, 781 nhà bị ảnh hưởng, nhiều tuyến đường bị tắc...; ước tổng thiệt hại 70 tỷ đồng.
Tuyên Quang: Người dân Chiêm Hóa

Tuyên Quang: Người dân Chiêm Hóa 'bì bõm' lội trong nước

Lần đầu tiên thủy điện Tuyên Quang mở hết 8 cửa xả đáy, người dân vùng hạ du trong đó có Chiêm Hóa 'bì bõm' lội trong nước lũ.
Thông tin vỡ đê Yên Lập ở Phú Thọ là sai sự thật

Thông tin vỡ đê Yên Lập ở Phú Thọ là sai sự thật

Chiều ngày 9/9, đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẳng định thông tin đê Yên Lập vỡ sau sự cố sập cầu Phong Châu (Phú Thọ) là sai sự thật.
Cảnh báo lũ khẩn cấp trên các sông ở Tuyên Quang

Cảnh báo lũ khẩn cấp trên các sông ở Tuyên Quang

Đài Khí tượng thủy văn Tuyên Quang cảnh báo từ hôm nay 9/9, trên sông Gâm tại Chiêm Hóa, lũ tiếp tục lên với biên độ 1-2m, đỉnh lũ trên mức báo động 3.
Đã có 59 người chết và mất tích do bão số 3

Đã có 59 người chết và mất tích do bão số 3

Tính đến 11 giờ 30 hôm nay 9/9, số người chết và mất tích do ảnh hưởng của bão số 3 và mưa lũ sau bão đã tăng lên 59 người.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động