Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) đủ điều kiện trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) đủ điều kiện trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến trước khi trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4
Tiếp tục rà soát, chỉnh lý, hoàn thiện Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) Chính phủ thảo luận, cho ý kiến về Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) Bộ Công Thương chủ trì xây dựng dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi)

Sửa luật là yêu cầu cấp thiết

Ngày 9/8, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức Hội nghị thẩm tra dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi).

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân khẳng định: Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã được Quốc hội khóa XII, Kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 17/11/2010 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2011. Trong gần 12 năm thực thi, các quy định tại Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các văn bản hướng dẫn Luật đã góp phần thay đổi mạnh mẽ công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đồng thời, kiến tạo các khung khổ, nền tảng cơ bản vững chắc để tiếp tục tạo dựng sự phát triển các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Việt Nam trong thời gian tới.

Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) đủ điều kiện trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân phát biểu tại hội nghị

Tuy nhiên, quá trình thực thi Luật hiện đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế, bao gồm các vấn đề liên quan đến tính thống nhất, hiệu lực, hiệu quả thực thi các quy định của Luật, sự thay đổi của thực tiễn sản xuất, kinh doanh cũng như những yêu cầu, xu thế mới đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Cùng với đó, trong những năm gần đây, Đảng, Nhà nước và Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, định hướng sự phát triển của công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, trong đó, đã chỉ rõ và đặt ra yêu cầu xem xét, sửa đổi Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

“Việc xây dựng Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) là hoạt động cần thiết, kịp thời, không chỉ nhằm khắc phục những tồn tại, bất cập đặt ra trong thực tiễn mà còn nhằm thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về hoàn thiện thể chế về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng” - Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân khẳng định.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân, dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) còn xử lý những mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 với các văn bản quy phạm pháp luật được Quốc hội ban hành sau như: Bộ luật Dân sự năm 2015; Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017; Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015; Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, sửa đổi, bổ sung năm 2014, năm 2017 và năm 2020; Luật Doanh nghiệp năm 2020; Luật Đầu tư năm 2020; Luật Cạnh tranh năm 2018...

Bên cạnh đó, dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) giúp hoàn thiện chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo hướng khuyến khích sáng tạo trong việc xây dựng và thực thi quy định, bảo đảm tính ổn định, thống nhất, đồng bộ, minh bạch, khả thi, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, tạo động lực cho cạnh tranh và phát triển sáng tạo của doanh nghiệp, hỗ trợ, khuyến khích hoạt động của các tổ chức xã hội, đồng thời nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước.

Khẳng định bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là trách nhiệm chung của toàn xã hội và bảo vệ người tiêu dùng chính là bảo vệ những quyền thiêng liêng của mỗi công dân. Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân nêu quan điểm xây dựng dự án Luật là tiếp tục bảo vệ sự yếu thế của người tiêu dùng trong các giao dịch với các tổ chức, cá nhân kinh doanh.

Bản chất của quan hệ giữa người tiêu dùng và doanh nghiệp là một loại quan hệ tư, pháp luật của hầu hết các nước đều dành cho các bên trong quan hệ hợp đồng một sự tự do thỏa thuận và sự can thiệp của nhà nước vào các dạng quan hệ này tương đối hạn chế. Tuy nhiên, nếu để các bên tự do vô hạn thì hợp đồng sẽ trở thành phương tiện để bên mạnh hơn lấn át bên yếu thế, từ đó, gây hậu quả xấu tới lợi ích chung của xã hội.

Người tiêu dùng luôn là bên thiếu thông tin, đặc biệt là các thông tin và kiến thức liên quan đến đặc tính kỹ thuật của sản phẩm. Bên cạnh đó, người tiêu dùng thường ít có cơ hội đàm phán, thương lượng trong quan hệ với tổ chức, cá nhân kinh doanh. Do đó sự can thiệp của Nhà nước vào các quan hệ tư này sẽ góp phần ổn định trật tự xã hội, bảo vệ lợi ích chung của xã hội và trong một chừng mực nhất định tạo ra thế cân bằng trong giao lưu dân sự” - Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân nói.

Dự án Luật đã đủ điều kiện trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét

Thẩm tra Tờ trình của Chính phủ, ông Tạ Đình Thi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường cho biết, dự thảo Luật có 7 Chương, 80 Điều; so với Luật hiện hành, dự thảo Luật đã sửa đổi 49 Điều, bổ sung 29 Điều, bổ sung 1 Chương riêng về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong các giao dịch đặc thù đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh.

Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) đủ điều kiện trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Hội nghị họp thẩm tra dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi)

Ông Tạ Đình Thi cho rằng, việc sửa đổi, bổ sung này đã cơ bản đáp ứng yêu cầu thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, thực tiễn quản lý nhà nước, khắc phục những bất cập, hạn chế của pháp luật hiện hành và đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế trong hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường cũng cho biết, để phục vụ việc thẩm tra dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi), Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã tổ chức giám sát chuyên đề, làm việc với một số bộ, khảo sát tại các địa phương về nội dung bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Cụ thể, Ủy ban đã tổ chức giám sát chuyên đề, làm việc với các Bộ Công Thương, Tài chính, khảo sát tại một số tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Quảng Nam, Cần Thơ, Bà Rịa - Vũng Tàu và TP. Hồ Chí Minh; phối hợp cùng Ban soạn thảo nghiên cứu thực tiễn thực thi chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Đến nay, đã có 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, 11 cơ quan Trung ương gửi báo cáo giám sát tình hình thực hiện chính sách, pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường nhất trí với sự cần thiết phải sửa đổi Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo Tờ trình của Chính phủ và nhấn mạnh thêm các nội dung:

Thứ nhất, hiện nay trên thế giới, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã bao trùm lên mọi lĩnh vực, mọi mặt của đời sống xã hội với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế số, thương mại điện tử, nhiều phương thức kinh doanh, tiêu dùng mới ra đời và phát triển;

Thứ hai, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã được thực hiện trong gần 12 năm. Nhiều quy định đã không còn phù hợp với điều kiện thực tế cũng như hệ thống văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành;

Thứ ba, sự phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng còn hạn chế do chưa có cơ chế phối hợp và phân công trách nhiệm rõ ràng; chưa phát huy và đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;

Thứ tư, số vụ việc vi phạm quyền lợi người tiêu dùng tăng nhanh cả về số lượng và mức độ nghiêm trọng trong những năm qua. Tuy nhiên, công tác giải quyết tranh chấp chưa thật sự hiệu quả.

Tại Hội nghị, các đại biểu cũng thống nhất rằng, việc sửa đổi Luật là cần thiết nhằm bảo vệ người dân tốt hơn và đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, dự án Luật cần làm rõ việc cụ thể hóa các chính sách của Nhà nước tại các quy định cụ thể trong dự thảo Luật hoặc các luật khác có liên quan để bảo đảm tính khả thi trong thực tiễn.

Đồng thời, các ý kiến đại biểu cho rằng, quyền của người tiêu dùng là cốt lõi của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Để người tiêu dùng dễ tiếp cận và thuận tiện khi tuyên truyền, phổ biến, trích dẫn, nên đưa 10 quyền của người tiêu dùng từ Điều 15, lên thành Điều 4; quy định về nghĩa vụ của người tiêu dùng từ Điều 16 lên thành Điều 5. Đặc biệt, cần làm rõ, sâu hơn các quyền này của người tiêu dùng.

Đối với bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong các giao dịch đặc thù, một số đại biểu đề nghị bổ sung hợp đồng theo mẫu đối với giao dịch qua môi trường điện tử, nền tảng thương mại điện tử và giải quyết tranh chấp trực tuyến đối với các giao dịch tiêu dùng giá trị nhỏ và giao dịch điện tử. Các đại biểu đề nghị tiếp tục rà soát các nội dung liên quan, đối chiếu với các quy định trong dự thảo Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi).

Một số ý kiến khác cho rằng, trong thời gian vừa qua, hoạt động của các Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng còn nhiều khó khăn, trong đó nổi bật là vấn đề kinh phí, nguồn lực và phương thức để đảm bảo các hoạt động cơ bản của Hội. Bên cạnh đó, chưa có những cơ chế phối hợp và thực hiện để hệ thống chính trị vào cuộc cùng chung sức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng như sự phối hợp của các cơ quan quản lý với các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp như Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam…

Do đó, các đại biểu đề nghị nghiên cứu bổ sung quy định phân công rõ đầu mối, nhiệm vụ cho cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng như xây dựng cơ chế phối hợp phù hợp để tạo điều kiện cho các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hoạt động chuyên nghiệp, hiệu quả hơn.

Phát biểu kết luận hội nghị, ông Lê Quang Huy, Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đánh giá cao các ý kiến của các đại biểu, đại diện các cơ quan đóng góp cho dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi). Qua báo cáo thẩm tra sơ bộ, dự án Luật đã đủ điều kiện để Ủy ban trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét tại Phiên họp tháng 8 này trước khi trình Quốc hội hội khóa XV xem xét tại Kỳ họp thứ 4.

Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy đề nghị Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội tiếp thu ý kiến đóng góp của các đại biểu, đại diện các cơ quan để sớm hoàn thiện các ý kiến bằng văn bản, hoàn thành báo cáo để cùng với Ủy ban báo cáo với Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong Phiên họp tháng 8 này. Về phía Bộ Công Thương cần có báo cáo bổ sung để Ủy ban xem xét trước khi trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội đóng góp ý kiến.

Hoàng Lan
Bài viết cùng chủ đề: Bảo vệ người tiêu dùng

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên kiến nghị có cơ chế hỗ trợ Quảng Ninh khắc phục sớm hậu quả bão số 3

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên kiến nghị có cơ chế hỗ trợ Quảng Ninh khắc phục sớm hậu quả bão số 3

Tại buổi làm việc của Thủ tướng Chính phủ với Tỉnh uỷ Quảng Ninh, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã kiến nghị cần có cơ chế đặc thù hỗ trợ Quảng Ninh.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên báo cáo Chính phủ giải pháp khắc phục thiệt hại sau bão số 3

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên báo cáo Chính phủ giải pháp khắc phục thiệt hại sau bão số 3

Sáng 8/9, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã có báo cáo Chính phủ về công tác chỉ đạo ứng phó, giảm thiểu và khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra.
Bộ trưởng Bộ Công Thương: Ưu tiên cấp lại điện, đảm bảo đủ xăng dầu và hàng hoá cho người dân

Bộ trưởng Bộ Công Thương: Ưu tiên cấp lại điện, đảm bảo đủ xăng dầu và hàng hoá cho người dân

Ưu tiên cấp lại điện, đảm bảo đủ xăng dầu và hàng hoá cho người dân là 3 nhiệm vụ được Bộ trưởng Bộ Công Thương chỉ đạo tại cuộc họp khắc phục bão số 3.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên họp triển khai công tác khắc phục bão số 3: Tập trung 3 nhiệm vụ trọng tâm

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên họp triển khai công tác khắc phục bão số 3: Tập trung 3 nhiệm vụ trọng tâm

Sáng sớm ngày 8/9, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp với lãnh đạo các đơn vị về tình hình bão số 3 và triển khai công tác khắc phục.
Đồng bằng sông Cửu Long: Cơ hội và thách thức trong xúc tiến thương mại

Đồng bằng sông Cửu Long: Cơ hội và thách thức trong xúc tiến thương mại

Đồng bằng sông Cửu Long không chỉ là vựa lúa gạo, thủy sản, trái cây mà còn là trung tâm công nghiệp quan trọng và động lực phát triển kinh tế của Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Chùm ảnh: Hội nghị Xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Chùm ảnh: Hội nghị Xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Sáng nay, Bộ Công Thương phối hợp với UBND các tỉnh, thành tổ chức Hội nghị Xúc tiến thương mại và xuất nhập khẩu vùng Đồng bằng sông Cửu Long tại TP. Cần Thơ.
Đẩy mạnh liên kết vùng - chìa khóa giúp Đồng bằng sông Cửu Long phát triển bền vững

Đẩy mạnh liên kết vùng - chìa khóa giúp Đồng bằng sông Cửu Long phát triển bền vững

Sáng nay, Bộ Công Thương phối hợp với UBND các tỉnh, thành tổ chức Hội nghị xúc tiến thương mại và xuất nhập khẩu vùng Đồng bằng sông Cửu Long tại TP. Cần Thơ.
Dự kiến sớm thành lập Trung tâm thương mại quốc tế và phát triển nguyên, phụ liệu thời trang

Dự kiến sớm thành lập Trung tâm thương mại quốc tế và phát triển nguyên, phụ liệu thời trang

Trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu thời trang tại Việt Nam hứa hẹn trở thành cánh cửa vàng, đưa ngành dệt may và da giày nước nhà vươn tầm thế giới.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Đà Nẵng đẩy nhanh hạ tầng kết nối khu thương mại tự do và cảng Liên Chiểu

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Đà Nẵng đẩy nhanh hạ tầng kết nối khu thương mại tự do và cảng Liên Chiểu

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị TP. Đà Nẵng cần đẩy nhanh hoàn thiện hạ tầng kết nối các khu công nghiệp, khu thương mại tự do và cảng Liên Chiểu.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Bộ Công Thương đã triển khai áp dụng dịch vụ công trực tuyến đạt hiệu quả cao

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Bộ Công Thương đã triển khai áp dụng dịch vụ công trực tuyến đạt hiệu quả cao

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khẳng định Bộ Công Thương đã triển khai áp dụng dịch vụ công trực tuyến đạt hiệu quả cao cả về số lượng và chất lượng.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên hội đàm với Bí thư Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên hội đàm với Bí thư Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên vừa có buổi hội đàm với đồng chí Lưu Ninh - Bí thư Đảng ủy Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Làm tốt các quy hoạch ngành, tạo động lực đột phá phát triển kinh tế Lào Cai

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Làm tốt các quy hoạch ngành, tạo động lực đột phá phát triển kinh tế Lào Cai

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị tỉnh Lào Cai thực hiện tốt hơn nữa các Quy hoạch ngành, tạo động lực và dư địa phát triển kinh tế địa phương.
Chùm ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cùng Đoàn công tác Bộ Công Thương làm việc tại tỉnh Lào Cai

Chùm ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cùng Đoàn công tác Bộ Công Thương làm việc tại tỉnh Lào Cai

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cùng Đoàn công tác Bộ Công Thương làm việc với lãnh đạo tỉnh Lào Cai về hoạt động sản xuất công nghiệp, thương mại, năng lượng.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cùng Đoàn công tác Bộ Công Thương làm việc với tỉnh Lào Cai

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cùng Đoàn công tác Bộ Công Thương làm việc với tỉnh Lào Cai

Sáng 30/8, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với lãnh đạo tỉnh Lào Cai về hoạt động sản xuất công nghiệp, thương mại và phát triển năng lượng, khoáng sản...
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cùng Đoàn công tác Bộ Công Thương thị sát tại Cửa khẩu quốc tế Kim Thành

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cùng Đoàn công tác Bộ Công Thương thị sát tại Cửa khẩu quốc tế Kim Thành

Sáng 30/8, Đoàn công tác Bộ Công Thương do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm Trưởng đoàn đã có buổi thị sát tại Cửa khẩu quốc tế đường bộ số II-Kim Thành, Lào Cai.
Chùm ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên hội đàm với Bí thư Khu ủy Quảng Tây (Trung Quốc)

Chùm ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên hội đàm với Bí thư Khu ủy Quảng Tây (Trung Quốc)

Chiều 29/8, Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Nguyễn Hồng Diên đã có cuộc hội đàm với Bí thư Khu ủy tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc.
Cần chính sách đột phá phát triển điện lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội

Cần chính sách đột phá phát triển điện lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội

Tiếp tục Chương trình Hội nghị Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, ngày 29/8, các đại biểu thảo luận về dự án Luật Điện lực (sửa đổi).
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu 3 nhiệm vụ trọng tâm về công tác cán bộ

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu 3 nhiệm vụ trọng tâm về công tác cán bộ

Chiều ngày 28/8, tại Hà Nội, Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Công Thương) đã tổ chức Hội nghị tổng kết lớp tập huấn công tác cán bộ năm 2024.
Bộ Công Thương tổ chức Tập huấn công tác Tổ chức cán bộ năm 2024

Bộ Công Thương tổ chức Tập huấn công tác Tổ chức cán bộ năm 2024

Ngày 28/8, Vụ Tổ chức cán bộ tổ chức Tập huấn công tác Tổ chức cán bộ năm 2024 cho tập thể công chức, viên chức Bộ Công Thương.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Chủ tịch Thượng viện Australia Sue Lines

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Chủ tịch Thượng viện Australia Sue Lines

Sáng 27/8, tại trụ sở Bộ Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã có buổi tiếp và làm việc với Chủ tịch Thượng viện Australia Sue Lines.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long thăm và động viên người lao động NSMO

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long thăm và động viên người lao động NSMO

Chiều 27/8, sau cuộc họp với NSMO Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long đã đi thăm và động viên người lao động NSMO.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long làm việc với NSMO

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long làm việc với NSMO

Chiều 27/8, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long và đại diện lãnh đạo một số Cục, Vụ, Viện thuộc Bộ Công Thương đã có buổi làm việc với NSMO.
Họp Ban soạn thảo xây dựng Nghị định về điều lệ tổ chức và hoạt động của EVN

Họp Ban soạn thảo xây dựng Nghị định về điều lệ tổ chức và hoạt động của EVN

Chiều 27/8 tại Hà Nội, Ban soạn thảo dự thảo Nghị định thay thế Nghị định về điều lệ tổ chức và hoạt động của EVN đã họp với Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
Triển khai xây dựng Hiệp định hợp tác thương mại mua bán than với Lào

Triển khai xây dựng Hiệp định hợp tác thương mại mua bán than với Lào

Nội dung Hiệp định hợp tác thương mại mua bán than với Lào sẽ tập trung vào 3 nhóm nội dung: Sản lượng nhập khẩu, phương thức mua bán và phân bổ sản lượng...
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tiếp và làm việc với Quốc vụ khanh Bộ Kinh tế UAE

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tiếp và làm việc với Quốc vụ khanh Bộ Kinh tế UAE

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên vừa có buổi tiếp và làm việc với Quốc vụ khanh Bộ Kinh tế các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất (UAE) Thani bin Ahmed Al Zeyoudi.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động