Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ ba 26/11/2024 05:23

Dự báo giá tiêu ngày 31/7/2024: Thị trường đang đợi chu kỳ tăng giá mới?

Dự báo giá tiêu ngày 31/7: Giá tiêu trực tuyến; giá tiêu Tây Nguyên, giá tiêu Đắk Lắk; giá tiêu Đông Nam Bộ; giá tiêu Đắk Nông; giá tiêu mới nhất ngày 31/7.

Dự báo giá tiêungày 31/7/2024 quay đầu giảm. Thị trường hồ tiêu hiện tại bình ổn để chờ đợi thêm những dữ liệu mới từ cuộc họp tổng kết của Hiệp hội hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam vào ngày mai.

Theo đánh giá, người bán và người mua đang cùng chấp nhận mức giá hiện nay. Mức giá chào hàng của thị trường phổ biến quanh mức 150.000 đồng/kg.

Trong quý II năm nay, thị trường hồ tiêu trong nước và thế giới tiếp tục tăng do sản lượng tiêu thấp trên toàn cầu. Từ tháng 4 đến giữa tháng 6, giá tiêu đen xuất khẩu của Indonesia và Brazil đã tăng lần lượt là 93,1% và 2,3 lần, Việt Nam tăng từ 70 đến 83%.

Ở trong nước, đầu tháng 4 giá tiêu trong khoảng 92.000 - 94.000 đồng/kg, đến ngày 12/6 lên mức cao nhất 180.000 đồng/kg. Sau đó, chốt lại vào cuối tháng 6, thị trường điều chỉnh về ngưỡng 150.000 - 160.000 đồng/kg. Tính chung, trong quý II/2024, giá tiêu tăng khoảng 90% so với đầu năm và gấp 2,3 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Dự báo giá tiêu ngày 31/7/2024: Thị trường đang đợi chu kỳ tăng giá mới

Tại thị trường trong nước, giá tiêu hôm nayngày 30/7/2024, khu vực Đông Nam Bộ, chững giá ngày thứ 3 liên tiếp, giao dịch quanh mốc 149.000 -150.000 đồng/kg, giá mua cao nhất tại tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk là 150.000 đồng/kg.

Cụ thể,giá tiêu Đắk Lắkđược thu mua ở mức 150.000 đồng/kg đi ngang so với ngày hôm qua. Giá tiêu Chư Sê (Gia Lai) thu mua ở mức 149.000 đồng/kg giữ nguyên giá so với ngày hôm qua. Giá tiêu Đắk Nông hôm nay ghi nhận giữ ở mức 150.000 đồng/kg ổn định so với ngày hôm qua.

Tại khu vực Đông Nam Bộ, giá tiêu hôm nay cũng giữ nguyên giá so với ngày hôm qua. Cụ thể, tại Bà Rịa – Vũng Tàu hiện ở mức 150.000 đồng/kg, đi ngang giá so với ngày hôm qua; tại Bình Phước giá tiêu hôm nay giữ ở mức 149.000 đồng/kg ổn định so với ngày hôm qua.

Tại thị trường thế giới, cập nhật giá tiêu thế giới từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC), thời điểm này, giá tiêu đen Indonesia tăng, giảm trái chiều so với ngày hôm qua; giá tiêu Brazil và tiêu Malaysia không thay đổi. Giá tiêu Việt Nam niêm yết hôm nay ổn định.

Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, IPC niêm yết giá tiêu đen Lampung của Indonesia đạt 7.153 USD/tấn, tăng 0,04%, giá tiêu trắng Muntok đạt 8.765 USD/tấn, giảm 3,86%.

Giá tiêu đen ASTA 570 của Brazil được giữ ổn định ở mức 6.950USD/tấn. Giá tiêu đen ASTA của Malaysia cũng được giữ ổn định ở mức 7.500 USD/tấn; giá tiêu trắng ASTA của nước này đạt 8.800 USD/tấn.

Giá tiêu đen Việt Nam đồng loạt giữ giá ở mốc cao giao dịch ở 6.000 USD/tấn với loại 500 g/l; loại 550 g/l mức 6.600 USD/tấn; giá tiêu trắng ở mức 8.800 USD/tấn .

Tính đến cuối tháng 6, Việt Nam đã xuất khẩu hơn 140.000 tấn, chiếm khoảng 83% trong tổng sản lượng dự kiến vào khoảng 170.000 tấn trong năm nay. Như vậy, vẫn còn 7 - 8 tháng nữa mới đến vụ thu hoạch mới (dự kiến sau Tết nguyên đán từ tháng 2/2025) trong khi lượng hàng còn trong dân và đại lý, doanh nghiệp không còn nhiều như VPSA nhận định trước đây.

Trong khi đó, sản lượng trong vụ thu hoạch sắp tới của Brazil cũng được cho là sẽ giảm 20 – 25%. Đồng thời, giá cước vận chuyển từ châu Á sang châu Âu đang tăng, hỗ trợ thêm cho thị trường.

Theo ông Lê Đức Huy, Tổng Giám đốc Simexco Daklak – top 6 công ty xuất khẩu tiêu của cả nước, giá tiêu tăng trong thời gian qua do nhu cầu vượt nguồn cung. Về dài hạn nhu cầu gia vị sẽ ngày càng tăng trong khi tiêu Việt Nam đã đến độ lão hoá và mức giá hiện nay vẫn chưa thể kích thích người dân trồng thêm. Tuy nhiên, rất khó xác định mức giá nào người dân có thể quay trở lại với cây tiêu vì còn phụ thuộc vào giá của các cây đối thủ khác như sầu riêng, chanh leo, cà phê …

Ngay cả khi giá tiêu đạt 100.000 đồng/kg thì vẫn chưa đủ hấp dẫn người dân trồng trở lại bởi nếu so sánh với lợi nhuận thì từ các loại cây khác, đặc biệt là sầu riêng thì thu nhập từ tiêu vẫn thấp hơn nhiều.

Khi so sánh với cà phê, lợi nhuận từ tiêu vẫn thấp hơn bởi việc canh tác cà phê dễ hơn. Còn cây tiêu là thân leo, cực kỳ dễ bị tổn thương. Năng suất trên một đầu cây của cà phê cũng cao hơn nhiều so với tiêu.

Ngoài ra, người dân vừa trải qua cuộc khủng hoảng giá tiêu kéo dài nhiều năm, có lúc giá xuống hơn 30.000 đồng/kg nên họ không có đủ tự tin để trồng lại vào thời điểm này.

Do đó, tồn kho trong 3 – 5 năm tới sẽ tiếp tục giảm. Trong dài hạn giá tiêu khó lòng giảm hơn nữa.

This browser does not support the video element.

*Thông tin mang tính tham khảo. Giá có thể thay đổi tùy theo từng thời điểm, từng địa phương.

Ngọc Ngân
Bài viết cùng chủ đề: Giá tiêu Đắk Lắk

Tin cùng chuyên mục

Giá tiêu hôm nay 26/11/2024: Giá tiêu đồng loạt bật tăng trở lại

Giá tiêu hôm nay 25/11/2024: Giá tiêu vẫn tăng mặc dù thị trường lên xuống bất thường

Giá tiêu hôm nay 24/11/2024: Giá tiêu tăng đồng loạt 1.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 23/11/2024: Lên xuống thất thường

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Nông dân phấn khởi vì giá tiêu tăng mạnh đến 1.500 đồng/kg

Giá cà phê hôm nay 22/11/2024: Giá cà phê trong nước tăng mạnh

Giá cà phê hôm nay 21/11/2024: Giá cà phê trong nước quay đầu giảm

Giá tiêu hôm nay 21/11/2024: Bất ngờ đồng loạt giảm sâu

Nông sản Việt Nam sắp xuất hiện trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc

Cá tầm hồ Hòa Bình được đấu giá thành công 150 triệu đồng

Giá tiêu hôm nay 20/11/2024: Giá tiêu tăng nhẹ vào ngày Nhà giáo Việt Nam

Giá cà phê hôm nay 20/11/2024: Giá cà phê trong nước tiếp đà tăng

Giá tiêu hôm nay 19/11/2024: Khởi động tuần mới giá tiêu thế nào?

Giá cà phê hôm nay 19/11/2024: Giá cà phê trong nước cao nhất hơn 113.000 đồng/kg

Giá cà phê hôm nay 18/11/2024: Giá cà phê trong nước có tiếp tục tăng?

Giá tiêu hôm nay 18/11/2024: Đắk Nông thu mua cao nhất, 140.000 đồng/kg

Xuất khẩu chè: Tư duy sản xuất cần gắn với nhu cầu thị trường

Giá tiêu hôm nay 17/11/2024: Trong nước tiếp tục tăng đồng loạt

Giá cà phê hôm nay 17/11/2024: Giá cà phê trong nước giảm nhẹ

Nâng sức cạnh tranh cho nông sản Việt Nam