Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ tư 27/11/2024 05:41

Dự báo lạm phát 2023 và những giải pháp thực hiện

Năm 2023, kinh tế thế giới dự báo tiếp tục có nhiều khó khăn hơn cả năm 2022. Những yếu tố như lạm phát, nợ công, nợ xấu cao gây áp lực cho các nền kinh tế.

Những yếu tố như lạm phát, nợ công, nợ xấu cao đang gây áp lực cho các nền kinh tế. Trong khi đó, việc suy giảm tổng cầu tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế, cộng với sự đứt gẫy của các chuỗi kinh tế ở thị trường thương mại truyền thống ở châu Âu cũng gây áp lực, gánh nặng lên tình hình lạm phát.

Đặc biệt, tình hình thị trường năng lượng vẫn diễn biến thất thường tạo ra những tình huống khó lường cho tất cả các nền kinh tế trên thế giới. Đối với Việt Nam, không chỉ chịu chung những khó khăn chung của thế giới mà gánh nặng lạm phát còn gắn liền với những bất cập, tồn tại và hạn chế kéo dài của nền kinh tế như: Cơ cấu kinh tế còn lạc hậu, năng suất lao động thấp, cộng đồng doanh nghiệp đa phần là nhỏ và vừa, sức cạnh tranh và đổi mới và sáng tạo chưa cao.

Ảnh minh họa

Ngoài ra các doanh nghiệp Việt còn chịu áp lực của các rào cản kĩ thuật, kiểm soát chất lượng, xuất xứ sản phẩm xuất khẩu của các nước. Việc chống tham nhũng lãng phí, hoàn thiện thể chế kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư công còn nhiều khó khăn. Hiệu lực quản lý của bộ máy nhà nước các cấp còn chưa cao. Sự trì trệ của các lĩnh vực chứng khoán bất động sản, việc suy giảm đơn hàng, sản xuất, cắt giảm lao động dẫn tới khó khăn hơn trong thu nhập đời sống các tầng lớp dân cư.

Mặc dù vậy, khả năng Việt Nam vẫn tự tin trụ vững tiếp tục đà phục hồi kinh tế, giữ vững, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát tỉ lệ lạm phát thấp gia tăng tổng đầu tư xã hội, mở rộng tổng cầu và quy mô thị trường trong nước, chuyển đổi số và kinh tế số có sự phát triển mới, xuất khẩu có triển vọng phục hồi tốt.

Chính vì vậy, Chính phủ đặt quyết tâm đề ra các mục tiêu năm nay là tăng trưởng GDP đạt 6,5%, lạm phát ở mức khoảng 4,5%. Đây là một mục tiêu khá hợp lý, tuy nhiên cần phải có những giải pháp để thực hiện, nhất là mục tiêu CPI cả năm 2023 phấn đấu ở mức nêu trên.

Những giải pháp đó là: Về phía nhà nước phải ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, thực hiện đầu tư công có hiệu quả. Tạo môi trường sản xuất kinh doanh bình đẳng, minh bạch. Giảm các chi phí trong sản xuất và kinh doanh góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm doanh nghiệp Việt ở ngay thị trường nội địa và xuất khẩu.

Đảm bảo cung cầu hàng hóa cân đối, nhất là các mặt hàng thiết yếu như lương thực thực phẩm, xăng dầu, điện, than, vật liệu xây dựng, các nguyên vật liệu sản xuất… Củng cố hệ thống phân phối quốc gia, giảm chi phí lưu thông, thiết lập các chuỗi cung ứng ngắn. Hàng hóa chủ yếu đi thẳng từ sản xuất đến tiêu dùng xã hội. Kiên quyết xóa bỏ hiện tượng độc quyền mua bán trên thị trường, gây thiệt hại chung cho cả người sản xuất và người tiêu dùng.

Giải quyết dứt điểm những nút thắt của thị trường trái phiếu và bất động sản nhằm giải phóng sức sản xuất xã hội trong năm nay, đưa thị trường phát triển lành mạnh, hiệu quả. Đẩy mạnh chuyển đổi số, đầu tư công nghệ, tiếp tục đổi mới sáng tạo đưa năng suất lao động cả trong sản xuất lên cao. Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia về mọi mặt.

Gắn sản xuất với phân phối, các kênh thương mại cần mở rộng cửa đón hàng hóa sản xuất trong nước và nhập khẩu với chi phí giao dịch hợp lý để phục vụ cầu tiêu dùng toàn xã hội.

Thường xuyên nắm bắt thông tin ở thế giới và trong nước, phục vụ cho việc điều hành kịp thời, hiệu quả sản xuất và phân phối ở thị trường nội địa trong bất kì tình huống nào Thực hiện được những giải pháp cơ bản trên đây, khả năng CPI trong năm nay sẽ đạt ở mức 3,8% đến 4,2% như mục tiêu mà Chính phủ đã đề ra góp phần vào việc phát triển nhiệm vụ kinh tế xã hội năm 2023, năm bản lề của kế hoạch 5 năm 2021-2025.

Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú
Bài viết cùng chủ đề: lạm phát

Tin cùng chuyên mục

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 22/11: Giá dầu ‘leo thang’

Chỉ thị của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên về đảm bảo bảo cung cầu, bình ổn giá dịp Tết Ất Tỵ

Giá đậu tương năm 2025 sẽ diễn biến ra sao?

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 21/11: MXV-Index tăng phiên thứ 4 liên tiếp

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 20/11: Sắc xanh bao phủ thị trường kim loại và năng lượng

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 19/11: Giá dầu tăng mạnh, thị trường kim loại phục hồi

Doanh nghiệp ngoại thi nhau mở điểm bán, bức tranh thị trường bán lẻ nội cuối năm 2024 ra sao?

Doanh nghiệp bán lẻ tăng mở mới, thị trường kỳ vọng 'bùng nổ' cuối năm

Thị trường hàng hóa hôm nay 14/11/2024: Chỉ số MXV-Index chấm đứt chuỗi giảm ba phiên liên tiếp

Doanh nghiệp sẵn sàng nguồn cung hàng hoá phục vụ cuối năm và Tết Ất Tỵ

Thị trường hàng hóa hôm nay 13/11/2024: Giá đậu tương mở rộng đà suy yếu

POND’S mang kiến thức chăm sóc da đúng chuẩn tới gần 1000 học sinh Bến Tre

Thị trường hàng hóa hôm nay 12/11/2024: Giá dầu thế giới giảm hơn 2%

Thị trường hàng hóa hôm nay 11/11/2024: Nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc cao kỷ lục đẩy giá tăng mạnh

Thị trường hàng hóa hôm nay 8/11/2024: Lực mua mạnh mẽ kéo MXV-Index quay lại mức cao nhất trong vòng ba tuần

Thị trường hàng hóa hôm nay 7/11/2024: Giá kim loại đồng loạt giảm, giá ngô đi ngược chiều thị trường

Thị trường hàng hóa hôm nay 6/11/2024: Sắc xanh áp đảo trên thị trường hàng hóa thế giới

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 10 tháng năm 2024 tăng 8,5%

TP. Hồ Chí Minh tăng cường bảo đảm bình ổn hàng hóa dịp Tết Ất Tỵ 2025

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 5/11: Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới khởi sắc trong phiên đầu tuần