Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ ba 26/11/2024 06:36

Dự kiến khôi phục thông quan hàng hóa tại Cửa khẩu cầu Bắc Luân 2 từ 26/4

Dự kiến ngày 26/4/2022 sẽ khôi phục hoạt động thông quan hàng hóa tại Cửa khẩu cầu Bắc Luân 2, trước mắt ưu tiên giải quyết xe, hàng tồn, hàng linh kiện, máy móc phục vụ sản xuất của hai bên. Riêng đối với hàng chuỗi lạnh tạm thời chưa thông quan.

Chiều 24/4, tại buổi hội đàm trực tuyến để thảo luận, trao đổi về các biện pháp thúc đẩy việc thông quan hàng hóa giữa UBND TP Móng Cái (Việt Nam) và Chính quyền TP Đông Hưng (Trung Quốc) trong thời gian tới gắn với thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19. Hai bên đã đạt được nhận thức chung và thống nhất xem xét khôi phục hoạt động thông quan hàng hóa trở lại tại cửa khẩu cầu Bắc Luân 2 từ ngày 26/4.

Lãnh đạo thành phố Móng Cái (Việt Nam) và lãnh đạo thành phố Đông Hưng (Trung Quốc) trao đổi về các biện pháp thúc đẩy việc thông quan hàng hóa giữa hai địa phương

Trong thời gian qua, TP Móng Cái đã tập trung quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19; chủ động, chuẩn bị tốt các phương án linh hoạt, thích ứng với tình hình dịch bệnh; đảm bảo giữ vững vùng xanh an toàn, nhất là trong khu vực cửa khẩu.

Bên cạnh đó, thực hiện các thỏa thuận ký kết trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 13 Uỷ ban Công tác liên hợp giữa các tỉnh: Cao Bằng, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Hà Giang (Việt Nam) với Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) và nội dung thống nhất tại cuộc hội đàm diễn ra vào tháng 2/2022 giữa hai địa phương, TP Móng Cái đã xây dựng và triển khai thực hiện phương án kiểm soát dịch bệnh, đảm bảo "Vùng xanh an toàn, khép kín" trong khu vực Cửa khẩu cầu Bắc Luân 2 và Lối mở Km3+4 Hải Yên từ ngày 2/4/2022. Đồng thời đã thành lập Đoàn công tác liên ngành kiểm tra việc xây dựng “Vùng xanh an toàn” trong khu vực Cửa khẩu cầu Bắc Luân 2 và Lối mở Km3+4 Hải Yên, sẵn sàng để triển khai trở lại hoạt động thông quan tại cửa khẩu, lối mở trên địa bàn.

Dự kiến từ ngày 26/4/2022, khôi phục hoạt động thông quan hàng hóa trở lại tại cửa khẩu cầu Bắc Luân 2

Để nâng cao hiệu suất thông quan phương tiện và hàng hóa cũng như đảm bảo thực hiện tốt yêu cầu phòng, chống dịch, sau khi được thông quan trở lại, hai bên tiếp tục tăng cường trao đổi về công tác phòng, chống dịch; duy trì thường xuyên thông tin trao đổi tình hình thông quan, XNK hàng hóa qua các cửa khẩu, lối mở trên địa bàn. Phối hợp tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, tạo điều kiện cho hoạt động XNK được thông quan nhanh chóng, thuận lợi, nhằm thu hút hoạt động thương mại, XNK, nâng cao khả năng thích ứng của hoạt động biên mậu trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 vẫn còn phức tạp.

Tiến Dũng
Bài viết cùng chủ đề: Xuất nhập khẩu

Tin cùng chuyên mục

Ngành dịch vụ logistics thích hợp với ''dòng chảy'' hàng hóa xuất nhập khẩu

Chính sách xanh đang tác động đến dòng chảy thương mại và đầu tư

Việt Nam và Nhật Bản tìm hướng thúc đẩy giao thương nông sản

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Nông sản Việt Nam sắp xuất hiện trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc

Tháng 10/2024, Ukraine là thị trường cung cấp lúa mì nhiều nhất cho Việt Nam

Hàng Việt Nam rộn ràng xuất khẩu ra thế giới qua kênh phân phối

Việt Nam thu về 52,6 triệu USD từ xuất khẩu hoa hồi trong 10 tháng năm 2024

Tính đến 15/11, xuất khẩu hồ tiêu thu về gần 1,2 tỷ USD

Nông sản: Điểm sáng trong xuất khẩu hàng hóa

Sẽ tiếp tục xuất khẩu vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi sang Philippines

Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

Cơ hội nào cho xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2025?

Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tăng trưởng trung bình 16% mỗi năm

Xuất khẩu tăng trưởng 2 con số, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng vào diễn biến mới

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo triển khai nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt trên 647 tỷ USD

Xuất khẩu phân bón sang Hàn Quốc tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt trên 950 triệu USD, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ chính