Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Dự kiến sớm thành lập Trung tâm thương mại quốc tế và phát triển nguyên, phụ liệu thời trang

Trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu thời trang tại Việt Nam hứa hẹn trở thành cánh cửa vàng, đưa ngành dệt may và da giày nước nhà vươn tầm thế giới.
Xuất khẩu hàng hóa: Doanh nghiệp không lo thiếu đơn hàng Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tháng 8/2024 Hệ thống Thương vụ nêu giải pháp để phát triển Trung tâm nguyên phụ liệu ngành thời trang

Dệt may - Da giày đang đứng trước nhiều vấn đề bức thiết

Ngày 5/6, Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng chủ trì Hội nghị Giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tháng 8/2024.

Đánh giá tầm quan trọng của ngành dệt may, tại Hội nghị Giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tháng 8 năm 2024, bà Phan Thị Thanh Xuân - Tổng thư ký Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam cho hay, theo báo cáo của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) 2020 và tạp chí World Footwear, năm 2022, Việt Nam là quốc gia xuất khẩu hàng dệt may, da giày lớn thứ hai thế giới.

"Ngành dệt may và da giày là hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, xuất khẩu dệt may và da giày đã trở thành một trong những động lực tăng trưởng kinh tế của đất nước. Năm 2022, tổng kim ngạch xuất khẩu của 2 ngành đạt hơn 70 tỷ USD, xuất khẩu chiếm gần 25% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và tạo ra công ăn việc làm cho gần 5 triệu lao động, chiếm 22% lao động ngành công nghiệp Việt Nam" - bà Xuân nêu.

Trung tâm thương mại quốc tế thời trang
Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng chủ trì Hội nghị Giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tháng 8/2024. Ảnh: Ngọc Hoa

Tuy nhiên, theo bà Phan Thị Thanh Xuân, hiện nguồn lực phát triển của ngành còn "khiêm tốn". Một trong những nguyên nhân chính là ngành công nghiệp hỗ trợ cung ứng nguyên phụ liệu cho dệt may và da giày chưa phát triển; sự mất cân đối trong các công đoạn sản xuất trong ngành dệt may, da giày khi mạnh về khâu gia công xuất khẩu nhưng lại thiếu tập trung ở khâu nguyên phụ liệu. Hiện nay, phần lớn nguyên liệu sản xuất phục vụ xuất khẩu được nhập từ Trung Quốc, Hàn Quốc và các nước ASEAN, để đáp ứng tỷ lệ xuất xứ nội khối theo yêu cầu của các hiệp định thương mại tự do (FTA) là một trở ngại lớn.

Trung tâm thương mại quốc tế thời trang
Ngành dệt may - da giày đang đứng trước nhiều thách thức lớn. Ảnh minh hoạ

Bên cạnh đó, bà Phan Thị Thanh Xuân cũng chỉ ra lý do thị trường cung ứng nguyên phụ liệu chủ yếu do khách hàng chỉ định là ngoài hai tiêu chí bắt buộc là chất lượng và giá cả, nhãn hàng phải đảm bảo các công ty cung ứng nguyên phụ liệu không vi phạm trách nhiệm xã hội, môi trường để tránh rủi ro.

"Thị trường kinh doanh giao dịch mua bán nguyên phụ liệu dệt may - da giày tại Việt Nam hầu như không có. Chỉ có một vài chợ bán nguyên phụ liệu hộ gia đình phục vụ cho kinh doanh nhỏ lẻ của thị trường nội địa. Các nhà máy nhập khẩu nguyên phụ liệu theo chính sách ưu đãi miễn thuế nhập khẩu đầu vào nên chủ yếu chỉ dành cho sản xuất. Những nhà máy có sản xuất nguyên phụ liệu cũng chỉ đủ cung ứng cho nhu cầu sản xuất sản phẩm xuất khẩu của chính nhà máy mình. Ngoài ra là các chính sách khác có khả năng tác động cao đến ngành là chính sách tính thuế carbon với hàng hóa nhập khẩu vào EU, thuế tối thiểu toàn cầu", bà Xuân cho hay.

Chia sẻ thêm tại hội nghị, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp Phạm Tuấn Anh cho biết, mặc dù kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may - da giày chiếm tỷ lệ cao trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước, nhưng giá trị đóng góp của các doanh nghiệp trong nước vẫn còn hạn chế. “Thực tế cho thấy, ngành dệt may - da giày Việt Nam vẫn tập trung ở khâu gia công, tạo giá trị gia tăng thấp. Nguồn nguyên, vật liệu và phụ kiện chủ yếu nhập khẩu từ thị trường ngoài nước (Trung Quốc, Hàn Quốc, các nước ASEAN khác)”, ông Phạm Tuấn Anh chỉ rõ.

Cần có trung tâm cung ứng nguyên, phụ liệu ngành thời trang

Để gỡ khó cho ngành, đồng thời nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc thành lập Trung tâm thương mại quốc tế và phát triển nguyên, phụ liệu thời trang, ông Trương Văn Cẩm - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) - cho rằng, việc đề xuất thành lập trung tâm không phải là vấn đề mới, song đến nay việc triển khai vẫn chưa thành công. Đơn cử, một số doanh nghiệp đã đầu tư, xây dựng nguyên phụ liệu nhưng chưa thu được kết quả cao, có đơn vị phải đóng cửa sau một thời gian hoạt động.

Do vậy, từ kinh nghiệm của một số nước như Hàn Quốc, Trung Quốc, ông Trương Văn Cẩm kiến nghị cơ quan chức năng hỗ trợ các doanh nghiệp về cơ chế chính sách, nguồn lực, đất đai giúp các doanh nghiệp ổn định đầu tư, chuyển giao công nghệ cũng như đẩy mạnh việc giao dịch giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Trung tâm thương mại quốc tế thời trang
Thứ trưởng Phan Thị Thắng phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Ngọc Hoa

Đánh giá cao Cục Xúc tiến thương mại cũng như đề xuất của Hiệp hội Da giày, Túi xách Việt Nam và Hiệp hội Dệt may Việt Nam khi đặt vấn đề với Bộ Công Thương về việc thành lập Trung tâm thương mại quốc tế và phát triển nguyên, phụ liệu da giày, túi xách và dệt may, Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng cho rằng: “Việc xây dựng Trung tâm thương mại quốc tế và phát triển nguyên, phụ liệu ngành thời trang là vấn đề đáng lẽ phải làm từ rất lâu nhưng giờ vẫn chưa làm được. Vì thế, chúng ta cần đẩy mạnh triển khai nhanh việc xây dựng đề án một cách cụ thể, gồm các giai đoạn hoạt động, kiến nghị cơ chế chính sách…”.

Mặc dù, ngành da giày - dệt may Việt Nam đã có chỗ đứng quan trọng trên bản đồ thế giới, đặc biệt giải quyết được vấn đề sinh kế của người dân, tuy nhiên, ngành hàng này đang chịu sự cạnh tranh từ nhiều nước, đặc biệt những thách thức từ xu hướng tiêu dùng xanh, quy định mới của một số thị trường nhập khẩu. Chúng ta không thể gia công mãi được mà cần làm chủ nguồn nguyên phụ liệu và các khâu thiết kế.

Do đó, Thứ trưởng Phan Thị Thắng đề nghị giao cho Hiệp hội Da giày là cơ quan chủ trì, kết hợp với Hiệp hội Dệt may và các hiệp hội khác viết đề án rõ ràng hơn. Trong đề án chia ra các giai đoạn cụ thể.

Giai đoạn đầu tiên - giai đoạn tiền khả thi, nghiên cứu mô hình và định hướng cho tương lai như thế nào. Đề án cần viết rõ mong muốn và chia thành các giai đoạn thực hiện. Điều quan trọng nhất là xác định về thẩm quyền, lúc nào của hiệp hội, lúc nào của Bộ, lúc nào của địa phương.

Về nguồn lực, đề nghị Hiệp hội Da giày chủ động. Về cơ chế chính sách đào tạo nguồn nhân lực cần nghiên cứu rất rõ, rất kỹ, với các ý tưởng cần đề xuất thêm những chính sách gì.

Hiện nay Bộ Công Thương có hệ thống các trường, việc đào tạo ra nguồn nhân lực không hề khó nhưng đào tạo như thế nào và phối hợp với các địa phương ra sao, rất cần đề xuất cụ thể.

Tiếp tới, Thứ trưởng Thắng cũng giao cho Cục Công nghiệp là đơn vị chủ trì. Trong đó, đề nghị các vụ thị trường trong nước, ngoài nước, cùng với Cục xuất nhập khẩu, phòng vệ thương mại,… tập hợp lại các góp ý để sớm thành lập trung tâm.

Về phía các Thương vụ nước ngoài, cần góp ý, đề xuất các mô hình làm tốt của nước bạn và tham mưu cho nước nhà để sớm phát triển Trung tâm thương mại quốc tế và phát triển nguyên, phụ liệu da giày, túi xách và dệt may.

Phương Cúc - Ngọc Hoa
Bài viết cùng chủ đề: Cục Xúc tiến thương mại

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Đà Nẵng đẩy nhanh hạ tầng kết nối khu thương mại tự do và cảng Liên Chiểu

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Đà Nẵng đẩy nhanh hạ tầng kết nối khu thương mại tự do và cảng Liên Chiểu

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị TP. Đà Nẵng cần đẩy nhanh hoàn thiện hạ tầng kết nối các khu công nghiệp, khu thương mại tự do và cảng Liên Chiểu.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Bộ Công Thương đã triển khai áp dụng dịch vụ công trực tuyến đạt hiệu quả cao

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Bộ Công Thương đã triển khai áp dụng dịch vụ công trực tuyến đạt hiệu quả cao

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khẳng định Bộ Công Thương đã triển khai áp dụng dịch vụ công trực tuyến đạt hiệu quả cao cả về số lượng và chất lượng.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên hội đàm với Bí thư Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên hội đàm với Bí thư Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên vừa có buổi hội đàm với đồng chí Lưu Ninh - Bí thư Đảng ủy Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Làm tốt các quy hoạch ngành, tạo động lực đột phá phát triển kinh tế Lào Cai

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Làm tốt các quy hoạch ngành, tạo động lực đột phá phát triển kinh tế Lào Cai

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị tỉnh Lào Cai thực hiện tốt hơn nữa các Quy hoạch ngành, tạo động lực và dư địa phát triển kinh tế địa phương.
Chùm ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cùng Đoàn công tác Bộ Công Thương làm việc tại tỉnh Lào Cai

Chùm ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cùng Đoàn công tác Bộ Công Thương làm việc tại tỉnh Lào Cai

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cùng Đoàn công tác Bộ Công Thương làm việc với lãnh đạo tỉnh Lào Cai về hoạt động sản xuất công nghiệp, thương mại, năng lượng.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cùng Đoàn công tác Bộ Công Thương làm việc với tỉnh Lào Cai

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cùng Đoàn công tác Bộ Công Thương làm việc với tỉnh Lào Cai

Sáng 30/8, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với lãnh đạo tỉnh Lào Cai về hoạt động sản xuất công nghiệp, thương mại và phát triển năng lượng, khoáng sản...
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cùng Đoàn công tác Bộ Công Thương thị sát tại Cửa khẩu quốc tế Kim Thành

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cùng Đoàn công tác Bộ Công Thương thị sát tại Cửa khẩu quốc tế Kim Thành

Sáng 30/8, Đoàn công tác Bộ Công Thương do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm Trưởng đoàn đã có buổi thị sát tại Cửa khẩu quốc tế đường bộ số II-Kim Thành, Lào Cai.
Chùm ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên hội đàm với Bí thư Khu ủy Quảng Tây (Trung Quốc)

Chùm ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên hội đàm với Bí thư Khu ủy Quảng Tây (Trung Quốc)

Chiều 29/8, Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Nguyễn Hồng Diên đã có cuộc hội đàm với Bí thư Khu ủy tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc.
Cần chính sách đột phá phát triển điện lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội

Cần chính sách đột phá phát triển điện lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội

Tiếp tục Chương trình Hội nghị Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, ngày 29/8, các đại biểu thảo luận về dự án Luật Điện lực (sửa đổi).
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu 3 nhiệm vụ trọng tâm về công tác cán bộ

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu 3 nhiệm vụ trọng tâm về công tác cán bộ

Chiều ngày 28/8, tại Hà Nội, Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Công Thương) đã tổ chức Hội nghị tổng kết lớp tập huấn công tác cán bộ năm 2024.
Bộ Công Thương tổ chức Tập huấn công tác Tổ chức cán bộ năm 2024

Bộ Công Thương tổ chức Tập huấn công tác Tổ chức cán bộ năm 2024

Ngày 28/8, Vụ Tổ chức cán bộ tổ chức Tập huấn công tác Tổ chức cán bộ năm 2024 cho tập thể công chức, viên chức Bộ Công Thương.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Chủ tịch Thượng viện Australia Sue Lines

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Chủ tịch Thượng viện Australia Sue Lines

Sáng 27/8, tại trụ sở Bộ Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã có buổi tiếp và làm việc với Chủ tịch Thượng viện Australia Sue Lines.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long thăm và động viên người lao động NSMO

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long thăm và động viên người lao động NSMO

Chiều 27/8, sau cuộc họp với NSMO Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long đã đi thăm và động viên người lao động NSMO.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long làm việc với NSMO

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long làm việc với NSMO

Chiều 27/8, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long và đại diện lãnh đạo một số Cục, Vụ, Viện thuộc Bộ Công Thương đã có buổi làm việc với NSMO.
Họp Ban soạn thảo xây dựng Nghị định về điều lệ tổ chức và hoạt động của EVN

Họp Ban soạn thảo xây dựng Nghị định về điều lệ tổ chức và hoạt động của EVN

Chiều 27/8 tại Hà Nội, Ban soạn thảo dự thảo Nghị định thay thế Nghị định về điều lệ tổ chức và hoạt động của EVN đã họp với Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
Triển khai xây dựng Hiệp định hợp tác thương mại mua bán than với Lào

Triển khai xây dựng Hiệp định hợp tác thương mại mua bán than với Lào

Nội dung Hiệp định hợp tác thương mại mua bán than với Lào sẽ tập trung vào 3 nhóm nội dung: Sản lượng nhập khẩu, phương thức mua bán và phân bổ sản lượng...
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tiếp và làm việc với Quốc vụ khanh Bộ Kinh tế UAE

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tiếp và làm việc với Quốc vụ khanh Bộ Kinh tế UAE

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên vừa có buổi tiếp và làm việc với Quốc vụ khanh Bộ Kinh tế các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất (UAE) Thani bin Ahmed Al Zeyoudi.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với các doanh nghiệp, thúc đẩy hợp tác thương mại than với Lào

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với các doanh nghiệp, thúc đẩy hợp tác thương mại than với Lào

Sáng 27/8, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì buổi làm việc với các Tập đoàn, Tổng Công ty năng lượng, khoáng sản về thúc đẩy hợp tác thương mại than với Lào.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long dự kỷ niệm 30 năm thành lập Hội Doanh nhân trẻ TP. Hồ Chí Minh

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long dự kỷ niệm 30 năm thành lập Hội Doanh nhân trẻ TP. Hồ Chí Minh

Hội Doanh nhân trẻ TP. Hồ Chí Minh (YBA-HCM) tổ chức kỷ niệm 30 năm thành lập. Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long tham dự sự kiện.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với Đại sứ quán Anh tại Việt Nam về chuyển dịch năng lượng công bằng

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với Đại sứ quán Anh tại Việt Nam về chuyển dịch năng lượng công bằng

Chiều 23/8, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long đã làm việc với Đại sứ quán Anh tại Việt Nam về chuyển dịch năng lượng công bằng (JEPT).
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động