Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ hai 25/11/2024 00:39

Du lịch Sa Pa: Đi và thấy...

Lên Sa Pa (Lào Cai) đã mấy lần, nhưng mỗi lần đến, tôi lại chạnh buồn. Vẫn là Sa Pa với 4 mùa trong ngày, trùng điệp những “bậc thang vàng” đẹp như mơ, những núi non thách thức sức chinh phục của du khách... Tiếc thay, Sa Pa đang ngày càng bị thương mại hóa.

Thị trấn vùng cao Sa Pa thi vị với 4 mùa trong ngày...

 - Tại bến xe Sa Pa, những chiếc xe chở khách du lịch vừa đến bến, ngay lập tức đã có 5-7 phụ nữ trong trang phục dân tộc Mông, Dao chờ đón ở cửa xe và ríu rít chào mời. Đối tượng mà những phụ nữ này đặc biệt chú ý tiếp cận là du khách nước ngoài.

Hỏi mấy anh lái xe ôm được biết, các phụ nữ này mời khách mua đồ thổ cẩm, vòng bạc… “Toàn đồ lấy ở đâu về thôi, các sản phẩm do người dân tộc tự dệt, tự chế tác, giờ hiếm lắm”- bác lái xe ôm người Hà Nam có thâm niên cả chục năm chạy xe ôm ở Sa Pa- cho biết.

Quây lấy du khách nước ngoài để chào bán hàng

Không chỉ xuất hiện ở mọi con đường quanh thị trấn, ngay tại sân vận động giữa thị trấn, tất cả các ngày trong tuần, du khách đều có thể bắt gặp những bà già, phụ nữ, các cô gái và cả trẻ em, trải những tấm bạt bày bán hàng thổ cẩm. Vừa bán hàng, những người phụ nữ này vừa thêu thùa khá chăm chú. Tuy nhiên, tìm hiểu ra mới biết, đa phần mũ, áo, khăn, váy… bày bán đều là những sản phẩm được mua từ Trung Quốc, những phụ nữ này chỉ khâu, đính, thêu thêm 1 vài chi tiết nhỏ để “hô biến” thành sản phẩm của Sa Pa.

Tại chợ Sa Pa, các loại hạt dẻ có xuất xứ từ Trung Quốc, đều được những người bán hàng quảng cáo là hạt dẻ Sa Pa. Thậm chí, có nhiều cửa hàng còn đóng gói, bên ngoài ghi là “Hạt dẻ rừng- đặc sản Sa Pa”. Người mua nào có chút hiểu biết, vặn vẹo, chất vấn thì người bán hàng cười trừ: “Nói là của Sa Pa thì du khách mới thích chứ, nếu nói hàng Trung Quốc, người ta dại gì mà mua từ Sa Pa mang về…”.

Ngay cả những cửa hàng bán thuốc Bắc, thuốc Nam, với nhiều loại thuốc được quảng cáo là nguyên liệu khai thác từ dãy Hoàng Liên Sơn, cũng khiến nhiều du khách e ngại, bởi sản phẩm được bày bán tràn lan, chữa được… khá nhiều bệnh. Thậm chí cả những gói thuốc lá phổ biến dùng để tắm- được xem là bí quyết của người Dao đỏ Sa Pa- du khách cũng được chính người dân thị trấn cảnh báo là nên chọn đúng địa chỉ, bởi ngay tại Sa Pa, rất sẵn các gói thuốc được mang từ… dưới xuôi lên.

Hàng thổ cẩm bày bán tràn lan ở sân vận động trung tâm thị trấn

Trong hành trình đến với Sa Pa mới đây, một thành viên trong đoàn của chúng tôi lần đầu tiên đến với Sa Pa, đã ngỡ ngàng khi trên đường đi đến với xã Tả Van, tại điểm dừng trên đường để chụp ảnh, đoàn bị quây bởinhóm trẻ 7-8 em, khoảng 5 đến 8 tuổi. Trên tay mỗi đứa trẻ đều cầm những chiếc túi đựng điện thoại, ví, dây vải đeo tay, những chiếc vòng bằng sắt, nhiều chiếc đã có dấu hiệu ngả màu vàng vì mồ hôi tay… Và dưới đây là mẩu đối thoại giữa một thành viên trong đoàn và các em. Xin lưu ý là, tất cả các câu trả lời của các em đều rõ ràng, đồng thanh…

- Cô mua đồ cho cháu đi.

- Cô không mua đâu

- Tại sao không mua?

- Cô mua rồi, mua ở thị trấn Sa Pa

- Nhưng chưa mua cho cháu!

Thấy cô bạn cứ nhất định không mua, bọn trẻ lại đồng thanh: “Không mua thì cho tiền chia nhau”. Cô bạn chỉ mỉm cười và giơ máy lên chụp ảnh. Lũ trẻ lại đồng thanh: “Không cho tiền, không cho chụp ảnh”. Nói rồi chúng tản ra xa ống kính và thản nhiên nói “No goodbye”, khi cô bạn tôi lên xe và nói “Goodbye”…

Những đứa trẻ người Mông sẵn sàng đề nghị "Không mua thì cho tiền chia nhau"!?

Được biết, du khách nước ngoài còn bị lũ trẻ này quây dữ hơn, vẫn những câu đề nghị đồng thanh, rõ ràng, mạch lạc, chỉ khác là phát âm bằng… tiếng Anh. Không chỉ trên đường, ngay ở các bản như: Lao Chải, Tả Van, Bản Hồ… du khách cũng thường xuyên bắt gặp những đứa trẻ, lưng còn cõng em, dúi vào tay khách mời mua những thứ nho nhỏ như: dây đeo, ví, vòng, kèn…

Những tình huống như trên có lẽ cũng không quá hiếm ở các khu du lịch, mà Sa Pa không phải ngoại lệ. Tuy nhiên, nó xảy ra với những đứa trẻ, tại những bản làng cách khá trung tâm du lịch… quả là đáng phải suy ngẫm.

Tạm biệt Sa Pa, cả đoàn chúng tôi lặng lẽ ngắm những cánh đồng bậc thang, những ngôi nhà xinh xắn trôi qua ô cửa xe. Lâu nay, người ta cứ lo bảo tồn, gìn giữ những cái lớn lao, thuộc về cảnh quan, phong tục, truyền thống… Nhưng thiết nghĩ, để du lịch Sa Pa phát triển bền vững, cần lắm những người dân bản địa biết tạo cho mình các dịch vụ tại chỗ chất lượng với những sản phẩm riêng có; để du khách thực sự có những trải nghiệm thú vị khi đến với Sa Pa.

Hoàng Mai

baocongthuong.com.vn
Bài viết cùng chủ đề: Du lịch Sa Pa

Tin cùng chuyên mục

TP. Hồ Chí Minh: Đón hơn 39,3 triệu lượt khách du lịch, thu gần 174.000 tỷ đồng

10 năm Quần thể danh thắng Tràng An là di sản thế giới-Bài 2: Cộng đồng 'hạt nhân' bảo tồn di sản

Sôi động các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch Đồng bằng sông Cửu Long tại Quảng Ninh

10 năm Quần thể danh thắng Tràng An là di sản thế giới - Bài 1: Lực đẩy kinh tế Ninh Bình

Tàu biển tuyến Bắc Hải (Trung Quốc) - Hạ Long tiếp tục đưa 400 du khách đến với Quảng Ninh

Vĩnh Phúc: Du lịch âm nhạc 'hút' khách

Làng rau Trà Quế - Làng Du lịch tốt nhất thế giới năm 2024

Tiếp cận thị trường, thu hút khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam

Thêm đường bay thẳng từ Singapore: Phú Quốc ngày càng hấp dẫn với khách quốc tế và chuyên gia nước ngoài

Lai Châu: Sắp diễn ra Lễ hội PuTaLeng huyện Tam Đường “Về miền đỗ quyên”

Quảng Ninh và hành trình khôi phục du lịch 'thần tốc' dịp cuối năm

Thành phố Đà Lạt ‘chạy nước rút’ chỉnh trang đô thị, chào mừng Festival Hoa lần thứ X – năm 2024

Nhiều vấn đề cần cải thiện để ngành Du lịch tỉnh Khánh Hoà phát triển

Lào Cai: Sắp diễn ra Festival Bắc Hà 'Nghiêng say mùa Đông'

Ninh Bình lên kế hoạch đón khách du lịch dịp Tết Nguyên đán 2025

Hoàng Kim Group ra mắt mảng dịch vụ du lịch gia đình

Bay dù lượn: Cần được kiểm soát chặt, phòng tránh các rủi ro

Du khách nô nức ‘check-in’ thiên đường hoa dã quỳ ở núi lửa Chư Đang Ya, Gia Lai

Khai mạc Tuần lễ hoa dã quỳ - Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024 ở Gia Lai

Du lịch Bình Thuận và lộ trình xanh hóa đến phát triển bền vững