Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi): Đề xuất không quản lý nước khoáng, nước nóng thiên nhiên

Dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) được trình tại Quốc hội đã đề xuất nước khoáng, nước nóng thiên nhiên không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật.
Hiệu quả của quy định thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước Bảo vệ tài nguyên nước: Cần phải quyết liệt Quy định mới trong việc cấp phép tài nguyên nước

Chiều 25/5, tiếp tục Chương trình kỳ họp thứ 5, Quốc hội đã họp phiên toàn thể tại Hội trường nghe Tờ trình, Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi).

Theo đó, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã nghe Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi); Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy trình bày báo cáo thẩm tra dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi).

Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi): Đề xuất không quản lý nước khoáng, nước nóng thiên nhiên
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Đặng Quốc Khánh đọc Tờ trình dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) trước Quốc hội

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Đặng Quốc Khánh cho biết, qua hơn 10 năm thực hiện, Luật Tài nguyên nước năm 2012 đã góp phần tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức, hành động của toàn xã hội về bảo vệ, khai thác sử dụng tài nguyên nước; tài nguyên nước được quản lý, sử dụng hiệu quả, bền vững hơn, mang lại nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, một số quy định của Luật 2012 còn giao thoa, chồng chéo với các luật khác dẫn đến khó thực hiện hoặc lãng phí nguồn lực. Đồng thời, thiếu khung pháp lý cho an ninh nguồn nước, đặc biệt là vấn đề bảo đảm an ninh nước cho sinh hoạt; thiếu quy định cụ thể liên quan đến điều hòa, phân bổ nguồn nước, giám sát chặt chẽ các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước.

Cùng với đó, việc thi hành pháp luật về tài nguyên nước ở một số nơi còn chưa nghiêm, việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm chưa được thực hiện tốt; các cơ chế tài chính, chế tài, công cụ kiểm soát, giám sát chưa hiệu quả; các cơ chế hợp tác, giải quyết các vấn đề nước xuyên biên giới còn chưa đồng bộ.

Theo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường, dự án luật được xây dựng nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý đồng bộ, thống nhất, bảo đảm minh bạch để có khả năng khai thác tối đa nguồn lực tài nguyên, phân bổ hợp lý và sử dụng có hiệu quả; bảo đảm an ninh nguồn nước quốc gia; chú trọng phòng ngừa, kiểm soát và phục hồi các nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt và ô nhiễm; phân định rõ trách nhiệm quản lý nguồn nước và trách nhiệm quản lý công trình khai thác nước cả trung ương và địa phương khắc phục các chồng chéo, xung đột pháp luật.

Bên cạnh đó, dự án Luật hướng tới quản lý tài nguyên nước trên nền tảng công nghệ số, thống nhất về cơ sở dữ liệu, xây dựng bộ công cụ hỗ trợ ra quyết định theo thời gian thực, giảm thiểu nhân lực quản lý, vận hành chi phí đầu tư của nhà nước, giảm điều kiện kinh doanh cho tổ chức, cá nhân.

Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi): Đề xuất không quản lý nước khoáng, nước nóng thiên nhiên
Quốc hội họp phiên họp toàn thể chiều 25/5

Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cho biết, phạm vi điều chỉnh, luật này quy định về quản lý, bảo vệ khai thác sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra thuộc lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nước dưới đất và nước biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước khoáng, nước nóng thiên nhiên không thuộc phạm vi điều chỉnh của luật này. Về cơ bản, phạm vi điều chỉnh được giữ nguyên như Luật 2012. Về đối tượng áp dụng, Luật này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên nước.

Báo cáo thẩm tra dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy cho biết: Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tán thành với sự cần thiết ban hành Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) với những lý do như đã nêu trong Tờ trình số 162/TTr-CP ngày 28/4/2023 của Chính phủ. Về cơ bản, dự thảo Luật đã thể chế hóa quan điểm, định hướng đổi mới của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực này.

Hồ sơ dự án Luật được chuẩn bị công phu, lấy ý kiến rộng rãi của các đối tượng chịu tác động, các cơ quan quản lý có liên quan; tham khảo pháp luật và kinh nghiệm quốc tế trong quản lý tài nguyên nước; tiếp thu nghiêm túc nhiều ý kiến thẩm tra, góp ý. Hồ sơ dự án Luật đáp ứng các yêu cầu theo quy định. Các quy định trong dự thảo Luật cơ bản đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất với hệ thống pháp luật và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và bảo đảm tính khả thi.

Về tên gọi và phạm vi điều chỉnh của Luật, Chủ nhiệm Lê Quang Huy nêu rõ, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cơ bản tán thành với phạm vi điều chỉnh và tên gọi như dự thảo Luật. Bên cạnh đó, có ý kiến đề nghị đổi tên Luật thành “Luật Quản lý nguồn nước”, “Luật Quản lý và sử dụng tài nguyên nước” cho phù hợp với mục tiêu quản lý về nước, quy định của các luật về khai thác, sử dụng nước hiện hành và các quan điểm nêu trong Tờ trình của Chính phủ.

Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cơ bản nhất trí với các nội dung về nguyên tắc quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả do nước gây ra như dự thảo Luật. Tuy nhiên, Quốc hội cũng đề nghị thể hiện rõ ràng hơn các nguyên tắc quản lý cho từng hoạt động cụ thể (từ quản lý tài nguyên; quản lý hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước; hoạt động bảo vệ tài nguyên nước; hoạt động hạn chế tác hại do nước gây ra...) và tối ưu hóa trong khai thác, sử dụng nước.

Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cũng tán thành với sự cần thiết quy định về điều tra cơ bản, chiến lược quy hoạch tài nguyên nước trong dự thảo Luật. Tuy nhiên, Quốc hội cũng đề nghị Cơ quan chủ trì soạn thảo làm rõ cơ chế, điều kiện sử dụng ngân sách nhà nước để các tổ chức, cá nhân thực hiện dự án điều tra cơ bản tài nguyên nước, cập nhật thông tin, kết quả điều tra vào hệ thống thông tin tài nguyên nước; trách nhiệm của các Bộ, ngành liên quan trong cập nhật, chia sẻ thông tin về điều tra cơ bản tài nguyên nước.

Thu Hường - Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Tài nguyên và Môi trường

Tin cùng chuyên mục

Dự báo thời tiết biển ngày 20/9/2024: Mưa dông lớn, biển động mạnh do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 4

Dự báo thời tiết biển ngày 20/9/2024: Mưa dông lớn, biển động mạnh do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 4

Tin chiều ngày 19/9, áp thấp nhiệt đới từ bão số 4 suy yếu và sẽ tan trên khu vực Trung Lào

Tin chiều ngày 19/9, áp thấp nhiệt đới từ bão số 4 suy yếu và sẽ tan trên khu vực Trung Lào

Dự báo thời tiết ngày mai 20/9/2024: Áp thấp nhiệt đới từ bão số 4 suy yếu và tan dần

Dự báo thời tiết ngày mai 20/9/2024: Áp thấp nhiệt đới từ bão số 4 suy yếu và tan dần

Tin bão khẩn cấp Cơn bão số 4 ngày 19/9: Bão giật cấp 10-11 hướng vào đất liền Quảng Bình, Quảng Trị

Tin bão khẩn cấp Cơn bão số 4 ngày 19/9: Bão giật cấp 10-11 hướng vào đất liền Quảng Bình, Quảng Trị

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 19/9/2024: Bão số 4 gây mưa dông lớn tại miền Trung, có nơi trên 500mm

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 19/9/2024: Bão số 4 gây mưa dông lớn tại miền Trung, có nơi trên 500mm

Dự báo thời tiết biển ngày 19/9/2024: Bão số 4 giật cấp 10, biển động mạnh

Dự báo thời tiết biển ngày 19/9/2024: Bão số 4 giật cấp 10, biển động mạnh

Tin bão khẩn cấp Cơn bão số 4 ngày 19/9: Sức gió mạnh nhất giật cấp 10 vào miền Trung nước ta

Tin bão khẩn cấp Cơn bão số 4 ngày 19/9: Sức gió mạnh nhất giật cấp 10 vào miền Trung nước ta

Tin áp thấp nhiệt đới mới nhất 16h chiều nay ngày 18/9: Áp thấp nhiệt đới cách TP. Đà Nẵng khoảng 430km

Tin áp thấp nhiệt đới mới nhất 16h chiều nay ngày 18/9: Áp thấp nhiệt đới cách TP. Đà Nẵng khoảng 430km

Dự báo thời tiết ngày mai 19/9/2024: Áp thấp nhiệt đới hướng vào miền Trung, Hà Tĩnh đến Quảng Nam mưa lớn

Dự báo thời tiết ngày mai 19/9/2024: Áp thấp nhiệt đới hướng vào miền Trung, Hà Tĩnh đến Quảng Nam mưa lớn

Tin áp thấp nhiệt đới khẩn cấp mới nhất sáng nay ngày 18/9: Áp thấp cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 180km

Tin áp thấp nhiệt đới khẩn cấp mới nhất sáng nay ngày 18/9: Áp thấp cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 180km

Dự báo thời tiết hôm nay 18/9/2024: Mưa to ở cả 3 miền; vùng tâm bão đi qua gió giật cấp 10

Dự báo thời tiết hôm nay 18/9/2024: Mưa to ở cả 3 miền; vùng tâm bão đi qua gió giật cấp 10

Tin áp thấp nhiệt đới khẩn cấp 4h ngày 18/9:Áp thấp nhiệt đới sẽ thành bão cách quần đảo Hoàng Sa 250km

Tin áp thấp nhiệt đới khẩn cấp 4h ngày 18/9:Áp thấp nhiệt đới sẽ thành bão cách quần đảo Hoàng Sa 250km

Dự báo thời tiết biển ngày 18/9/2024: Biển động mạnh, sóng lớn, vùng gần tâm bão gió giật cấp 10

Dự báo thời tiết biển ngày 18/9/2024: Biển động mạnh, sóng lớn, vùng gần tâm bão gió giật cấp 10

Nóng: Bão số 4 sẽ đổ bộ vào các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi

Nóng: Bão số 4 sẽ đổ bộ vào các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi

Dự báo thời tiết ngày mai 18/9/2024: Áp thấp nhiệt đới trên vùng biển quần đảo Hoàng Sa mạnh thành bão

Dự báo thời tiết ngày mai 18/9/2024: Áp thấp nhiệt đới trên vùng biển quần đảo Hoàng Sa mạnh thành bão

Tin áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão mới nhất 13h ngày 17/9: Với cường độ cấp 8-9, giật cấp 10-11

Tin áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão mới nhất 13h ngày 17/9: Với cường độ cấp 8-9, giật cấp 10-11

Tin áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão mới nhất ngày 17/9

Tin áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão mới nhất ngày 17/9

Dự báo thời tiết hôm nay 17/9/2024: Mưa dông ở cả 3 miền; Biển Đông sắp hứng chịu bão số 4

Dự báo thời tiết hôm nay 17/9/2024: Mưa dông ở cả 3 miền; Biển Đông sắp hứng chịu bão số 4

Dự báo thời tiết biển ngày 17/9/2024: Khu vực Bắc Biển Đông vùng gần tâm bão đi qua gió giật cấp 10

Dự báo thời tiết biển ngày 17/9/2024: Khu vực Bắc Biển Đông vùng gần tâm bão đi qua gió giật cấp 10

Nóng: Thời gian bão số 4 ảnh hưởng đến đất liền Việt Nam

Nóng: Thời gian bão số 4 ảnh hưởng đến đất liền Việt Nam

Xem thêm