Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ năm 07/11/2024 01:44

Dừng lại ở thương hiệu… ngành?

“Lợi thế nhiều, khai thác chưa xứng tầm” - đó là nhận định chung của các chuyên gia kinh tế biển tại Diễn đàn Thương hiệu biển lần thứ 3 - 2011 - vừa diễn ra tại Nha Trang.

 - Sản vật, sản phẩm phong phú

Với lợi thế về vị trí địa lý và bề dày lịch sử, biển nước ta không chỉ có vai trò địa chính trị trọng yếu, mà còn có vị trí địa kinh tế quan trọng với nguồn sản vật và sản phẩm biển phong phú và đa dạng. Tiềm năng tài nguyên biển rất lớn và có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của đất nước, đặc biệt là dầu khí, hải sản và giao thông vận tải thủy. Đến nay, trong vùng biển Việt Nam đã biết khoảng 35 loại hình khoáng sản có quy mô trữ lượng khai thác khác nhau từ nhỏ đến lớn, thuộc các nhóm: nhiên liệu, kim loại, vật liệu xây dựng, đá quý và bán quý, khoáng sản lỏng. Nguồn dầu khí đã thăm dò, khảo sát của nước ta có trữ lượng khoảng 3-4 tỷ tấn dầu quy đổi. Ngoài ra, dọc ven biển đã phát hiện được các sa khoáng, khoáng vật nặng và 50.000-60.000 ha ruộng muối biển. Đặc biệt sự phát hiện mới đây ở vùng cát ven biển và biển ven bờ nam Trung Bộ cho thấy trữ lượng các sa khoáng nói trên có thể đứng đầu thế giới. Sản lượng khai thác inmênit từ các sa khoáng ven biển cả nước là 220.000 tấn/năm và ziacôn 1.500 tấn/năm. Gần đây, đã phát hiện một số mỏ cát dưới đáy biển ở Quảng Ninh, Hải Phòng, Sóc Trăng .. với trữ lượng hàng nghìn tỷ tấn. Cát thủy tinh nổi tiếng là mỏ Vân Hải (trữ lượng 7 tỷ tấn), Vĩnh Thực (20.000 tấn) và một dải cát thạch anh ngầm dưới đáy biển Quảng Ninh (gần 9 tỷ tấn).

PGS. TS Nguyễn Văn Cư - Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam:

Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam không thể tự đứng ra quảng bá, xây dựng và phát triển thương hiệu cho từng sản vật, sản phẩm biển thuộc lĩnh vực quản lý riêng, mà chỉ có thể “truyền cảm hứng” cũng như ý tưởng, xây dựng định hướng cho các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan cùng tham gia tuyên truyền, xây dựng, quảng bá và phát triển thương hiệu các sản vật, sản phẩm biển trong sự gắn kết, hài hòa với một tổng thể chung và qua đó để khẳng định thương hiệu biển Việt Nam với bạn bè, đối tác quốc tế”.

Nguồn lợi hải sản với trữ lượng khoảng 5 triệu tấn, khả năng cho phép khai thác 2,3 triệu tấn/năm. Dọc ven biển có hơn 800.000 ha bãi triều và các vịnh, đầm phá ven bờ rất thuận lợi để nuôi trồng các loại thủy sản có giá trị xuất khẩu cao như tôm, cua, ngọc trai, cá mú, rong câu… để phát triển nghề nuôi trồng thuỷ sản ở biển và ven bờ với quy mô lớn, hiện đại và toàn diện, tạo ra nguồn hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn, ổn định, với khả năng cạnh tranh cao.

Dọc bờ biển nước ta có trên 50% số đô thị lớn của cả nước, có trên 100 điểm có thể xây dựng cảng, trong đó có nơi có thể xây dựng cảng trung chuyển quốc tế, cảng nước sâu; nhiều đảo có tiềm năng phát triển kinh tế cao với tư cách là các khu hậu cần cho khai thác biển xa. Nước ta có hơn 125 bãi biển lớn, nhỏ có cảnh quan đẹp, trong đó 20 bãi biển đủ tiêu chuẩn quốc tế để phát triển các loại hình du lịch biển (hiện nay chúng ta mới chỉ khai thác chừng 30 bãi biển vào mục đích nghỉ mát, du lịch). Trong tương lai, nước ta sẽ có những trung tâm du lịch - nghỉ dưỡng biển lớn và hiện đại tầm cỡ quốc tế.

Khai thác hải sản và nuôi thủy sản nước lợ vốn là lĩnh vực kinh tế đặc trưng của biển đã đóng góp khoảng hơn 3 tỷ USD trong tổng giá trị thủy sản xuất khẩu và tạo việc làm cho hơn 1 triệu lao động đánh cá trực tiếp, nuôi thủy sản và 50 vạn lao động dịch vụ liên quan.

Chưa xứng tiềm năng

Các hoạt động bảo tồn, khai thác, chế biến và phát triển các sản vật, sản phẩm biển đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, sự nhận thức về tiềm năng chưa đầy đủ, thiếu cụ thể; các sản vật, sản phẩm tạo ra chưa thực sự theo hướng thân thiện với môi trường. Hoạt động tuyên truyền, quảng bá các sản vật, sản phẩm biển Việt Nam thân thiện với môi trường chưa được tiến hành thường xuyên, liên tục ở cấp quốc gia và cũng không được chú trọng đúng mức trong các ngành, lĩnh vực, các tổ chức kinh tế biển, trong toàn xã hội và cộng đồng dân cư ven biển, hải đảo. Trong khi đó, hiện trạng môi trường biển ở Việt Nam đang bị ônhiễm với hàm lượng dầu trong nước biển ở một số khu vực đã đến mức báo động, hệ sinh thái rạn san hôvà thảm cỏ biển, rừng ngập mặn bị suy giảm nghiêm trọng (theo thống kê chung của cả nước thì hiện nay diện tích các thảm cỏ biển bị giảm 40-60%, do tai biến thiên nhiên, lấn biển để xâydựng các ao nuôi thủy sản và các công trình ven biển…).

Điều này cũng đồng nghĩa với việc làm giảm sức cạnh tranh của các dạng hàng hóa khai thác, sản xuất từ biển, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển nền kinh tế thị trường.

Theo ước tính, quy mô kinh tế biển và vùng ven biển Việt Nam bình quân đạt khoảng 47-48% GDP cả nước, trong đó GDP của kinh tế “thuần biển” đạt khoảng 20-22% tổng GDP cả nước. Trong các ngành kinh tế biển, đóng góp của các ngành kinh tế diễn ra trên biển chiếm tới 98%, chủ yếu là khai thác dầu khí, hải sản, hàng hải (vận tải biển và dịch vụ cảng biển), du lịch biển. Các ngành kinh tế có liên quan trực tiếp tới khai thác biển như đóng và sửa chữa tàu biển, chế biến dầu khí, chế biến thủy, hải sản, thông tin liên lạc,...bước đầu phát triển, nhưng hiện tại quy mô còn rất nhỏ bé (chỉ chiếm khoảng 2% kinh tế biển và 0,4% tổng GDP cả nước).

Gần đây, kinh tế trên một số đảo đã có bước phát triển nhờ chính sách di dân và đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trên các đảo (hệ thống giao thông, mạng lưới điện, cung cấp nước ngọt, trường học, bệnh xá...). Tuy vậy, có thể nhận định một cách khái quát rằng, sự phát triển của kinh tế biển còn nhỏ bé và nhiều yếu kém chưa tương xứng với tiềm năng. Quy mô kinh tế biển Việt Nam chỉ đạt khoảng hơn 10 tỷ USD; trong khi sản lượng kinh tế biển của thế giới ước 1.300 tỷ USD, Nhật Bản là 468 tỷ USD, Hàn Quốc là 33 tỷ USD. Cơ sở hạ tầng các vùng biển, ven biển và hải đảo còn yếu kém, lạc hậu. Hệ thống cảng biển còn nhỏ bé, thiết bị nhìn chung còn lạc hậu và chưa đồng bộ nên hiệu quả thấp. Các chỉ tiêu hàng thông qua cảng trên đầu người thấp so với các nước trong khu vực (chỉ bằng 1/140 của Singapore, 1/7 của Malaysia và 1/5 của Thái Lan).

Du lịch biển là một tiềm năng kinh doanh lớn. Vùng biển và ven biển tập trung tới 3/4 khu du lịch tổng hợp và 10/17 khu du lịch chuyên đề. Tuy nhiên, ngành du lịch biển vẫn thiếu những sản phẩm dịch vụ biển-đảo đặc sắc có tính cạnh tranh cao so với khu vực và quốc tế và chưa có khu du lịch biển tổng hợp đạt trình độ quốc tế.

Phát biểu tại diễn đàn, PGS. TS Nguyễn Văn Cư - Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam - nhân định: Mặc dù đã có những cơ quan chuyên ngành quản lý các tài nguyên biển, đảo; hình thành một hệ thống pháp luật để quản lý việc khai thác, sử dụng các tài nguyên, cũng như hoạt động bảo vệ môi trường biển; nhưng các cơ quan nói trên cũng như các văn bản quy phạm pháp luật mới chỉ quản lý, điều chỉnh các vấn đề mang tính chuyên ngành là chủ yếu mà chưa có tính tổng hợp, lồng ghép, phối hợp giữa các cơ quan đó với nhau, nên thương hiệu biển mới chỉ dừng lại ở hình ảnh và thương hiệu ngành.

Phương Tư Oanh

baocongthuong.com.vn

Tin cùng chuyên mục

Đồng Nai: Thu hơn 240.000 tỷ đồng từ bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 4/11: Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới trầm lắng tuần cuối tháng 10

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 1/11: Giá kim loại quý lao dốc

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 31/10: Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang ‘lấy lại’ sắc xanh

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 73): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 8)

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 30/10: Lực mua chiếm ưu thế kéo chỉ số MXV-Index phục hồi

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 29/10: MXV-Index rơi xuống mức thấp nhất trong vòng hơn một tháng

Hàng trăm khách sạn, nhà hàng, doanh nghiệp bán lẻ họp bàn về ý tưởng mùa lễ hội

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 28/10: Giá dầu thế giới tăng hơn 4%

Đưa bán hàng đa cấp về đúng bản chất bán lẻ hàng hoá

WinMart và Đại sứ quán Hoa Kỳ hợp tác phân phối hàng nhập khẩu giá tốt

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 25/10: Giá ca cao tiếp tục dẫn dắt đà giảm

Bộ Công Thương quyết định thu hồi giấy phép phân phối rượu của hai doanh nghiệp

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 24/10: Giá dầu quay đầu giảm, giá ngô tăng phiên thứ ba liên tiếp

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 23/10: Giá bạc lên mức cao nhất trong 12 năm

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 22/10: Chỉ số MXV-Index phục hồi, chấm dứt chuỗi giảm 5 phiên

Bộ Công Thương thu hồi giấy phép phân phối rượu của 2 doanh nghiệp

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 18/10: Thị trường hàng hóa nguyên liệu trải qua tuần giao dịch ‘đỏ lửa’

Hà Nội: Thị trường hoa tươi đắt khách ngày 20/10

Choáng váng cảnh chen chúc chật kín người, giá hoa tăng chóng mặt tại chợ hoa Quảng Bá, Quảng An