Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ hai 25/11/2024 16:39

Festival Nghề truyền thống Huế tạo được "tiếng vang"

Cuối tháng 4, đầu tháng 5/2023, thành phố Huế tổ chức Festival nghề truyền thống Huế 2023 với chủ đề “Tinh hoa nghề Việt”.

Đây được xem là điểm nhấn trong định hướng Festival bốn mùa của tỉnh Thừa Thiên Huế. Vuasanca đã phỏng vấn ông Nguyễn Thanh Bình - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về những định hướng bảo tồn, phát triển du lịch gắn với nghề truyền thống Huế…

Ông Nguyễn Thanh Bình - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế

Xin ông cho biết, Festival Nghề truyền thống Huế góp phần mang lại bản sắc Huế là gì?

Ông Nguyễn Thanh Bình: Thành phố Huế tổ chức Festival với chủ đề "Tinh hoa nghề Việt" được xác định là chủ đề xuyên suốt kể từ năm 2013 đến nay, với mục tiêu bảo tồn, phát triển và tôn vinh nghề truyền thống Huế nói riêng, của cả nước nói chung. So với các kỳ Festival nghề truyền thống trước đây, Festival lần này được tổ chức trong một bối cảnh hoàn toàn khác biệt so với các kỳ trước đây; trong khuôn khổ Lễ hội mùa hạ "Kinh thành tỏa sáng" của Festival Huế 2023 gắn với định hướng Festival bốn mùa.

Mặt khác, năm 2023 là năm kỷ niệm 30 năm Quần thể Di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới, 20 năm Nhã nhạc Cung đình Huế được công nhận là Di sảnVăn hóa Phi vật thể của nhân loại. Vì vậy, Festival nghề truyền thống Huế 2023 hướng đến là điểm nhấn quan trọng trong chuỗi các hoạt động của Festival Huế 2023 do UBND tỉnh tổ chức. Đây chính là điểm nhấn của Festival Huế 2023.

Đồng thời, thành phố Huế cũng kỳ vọng rằng Festival nghề truyền thống Huế sẽ tạo được "tiếng vang" với nhiều mục đích, ý nghĩa hướng đến, trong đó tập trung phát triển ngành công nghiệp sáng tạo trên nền tảng bản sắc văn hóa Huế. Festival nghề truyền thống Huế năm nay, dù cách biểu diễn, trình diễn có khác so với các kỳ Festival nghề trước như thế nào nhưng tinh thần chung là mạnh dạn thể hiện "Bản sắc Huế", nghề truyền thống Huế, con người Huế, quảng bá mảnh đất và hình ảnh Huế đến bạn bè, du khách gần xa, bảo tồn và phát huy giá trị nghề và làng nghề truyền thống Huế góp phần kích cầu du lịch, kinh tế - xã hội và tất cả các lĩnh vực khác trên địa bàn.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Thanh Bình (thứ tư bên trái qua) cùng lãnh đạo TP.Huế kiểm tra công tác chuẩn bị Festival nghề truyền thống Huế 2023

Về quy hoạch phát triển nghề, làng nghề truyền thống Huế như thế nào để càng phát huy những giá trị quý giá của xứ Huế, thưa ông?.

Ông Nguyễn Thanh Bình: Quy hoạch phát triển nghề, làng nghề truyền thống Huế là cần thiết, ưu tiên nhằm định hướng không gian phát triển, đề xuất các giải pháp và xây dựng các cơ chế chính sách nhằm phát huy tối đa giá trị của nghề và làng nghề Huế. Theo đó, cần quy hoạch phát triển nghề và làng nghề truyền thống ở Thừa Thiên Huế trên cơ sở khảo sát, phân loại và ưu tiên một số làng nghề tiêu biểu. Chú trọng đào tạo lực lượng lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập cho người lao động. Phát triển các sản phẩm của làng nghề truyền thống, gắn với khôi phục văn hóa truyền thống, khuyến khích, hỗ trợ các nghề, làng nghề phát triển theo hướng sản xuất các sản phẩm phụ trợ. Phát triển nghề và làng nghề phải kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế với xây dựng nông thôn mới trên cơ sở phát huy, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển bền vững. Đẩy mạnh đầu tư chiều sâu để tăng năng lực cạnh tranh, đa dạng hóa sản phẩm và ứng dụng các công nghệ mới. Tập trung khôi phục, phát triển các nghề và làng nghề có nhiều tiềm năng và lợi thế so sánh về nguyên vật liệu, kỹ năng kỹ xảo sản xuất, có khả năng cạnh tranh trên thị trường, thu hút nhiều lao động... Trong các hoạt động sản xuất của nghề và làng nghề, quá trình phát triển phải coi trọng việc bảo vệ môi trường sinh thái; bảo tồn và phát huy các truyền thống văn hóa, tập quán của từng địa phương trong khôi phục, phát triển nghề và làng nghề.

Theo ông, việc phát triển các làng nghề truyền thống Huế góp phần mang lại cho sự phát triển du lịch của tỉnh Thừa Thiên Huế ra sao?.

Ông Nguyễn Thanh Bình: Gần đây, nhờ có những Festival nghề truyền thống Huế do thành phố Huế tổ chức, các sản phẩm làng nghề truyền thống của Huế đang dần dần được tái tạo lại và bước đầu thu hút được một lượng khách "tiềm năng" đến Huế. Việc phát triển các làng nghề, nghề truyền thống Huế góp phần mang lại cho sự phát triển du lịch Huế những giá trị nhất định như tạo ra sản phẩm du lịch mới về các tour trải nghiệm, tham quan làng nghề truyền thống gắn với giá trị văn hóa của vùng đất, tăng thu nhập cho dân cư nông thôn, ổn định cuộc sống; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới, góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu và tăng trưởng GDP của tỉnh. Bên cạnh đó, việc phát triển các làng nghề truyền thống Huế đã góp phần xây dựng Thừa Thiên Huế theo hướng đô thị di sản, văn hóa sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh mà trong đó thành phố Huế là đô thị hạt nhân.

Đặc biệt, thông qua các kỳ Festival nghề truyền thống Huế, các làng nghề truyền thống luôn được quan tâm phục hồi, bảo tồn và khai thác hợp lý để phát triển du lịch bền vững. Đây cũng là nền tảng chính của phát triển du lịch Huế trong thời gian vừa qua.

Du khách thích thú khi chụp ảnh tại làng nghề truyền thống hương trầm Thuỷ Xuân, TP. Huế (ảnh Trung Dũng)

Qua nhiều lần tổ chức Festival Nghề truyền thống Huế, theo ông, mang lại cho tỉnh Thừa Thiên Huế những kinh nghiệm nào để phát triển du lịch gắn với nghề truyền thống Huế?.

Ông Nguyễn Thanh Bình: Các sản phẩm làng nghề truyền thống của Huế đang dần dần được tái tạo lại và bước đầu thu hút được một lượng khách "tiềm năng" đến Huế, các điểm đến được mở rộng, khách du lịch có nhiều lựa chọn, checking, trải nghiệm phong phú, Công tác tuyên truyền quảng bá đã chuyên nghiệp hơn, đa dạng các hình thức quảng bá, nhiều chương trình, điểm đến của lễ hội đã thay đổi, tăng tính trải nghiệm, tiếp cận cho du khách. Tuy nhiên, du lịch làng nghề vẫn chưa phát huy hết tiềm năng mà Huế đang sở hữu. Hiện hầu hết làng nghề còn tự phát, manh mún nên chưa khai thác thành công những giá trị văn hóa, kinh tế, xã hội của làng nghề để gắn với phát triển du lịch. Để phát du lịch làng nghề thực sự là thế mạnh và thu hút khách du lịch mỗi khi đến Huế, tỉnh sẽ quan tâm đến giá trị cả về kinh tế và văn hóa, đồng thời tập hợp những hộ cá nhân đang hoạt động sản xuất nghề truyền thống phục vụ du khách để kết nối thành chuỗi tour du lịch làng nghề truyền thống.

Với những kinh nghiệm tổ chức thành công các kỳ Festival nghề truyền thống Huế, tỉnh sẽ tiếp tục xây dựng những điểm đến mới liên quan đến phát huy giá trị các làng nghề, xây dựng các giải pháp để nâng cao chất lượng dịch vụ tại điểm đến, phù hợp với đặc điểm tiêu dùng của thị trường mục tiêu; chú trọng công tác truyền thông và xây dựng thương hiệu điểm đến.

Xin trân trọng cảm ơn ông!.

Xuân Hoài - Nguyễn Tuấn
Bài viết cùng chủ đề: Thừa Thiên Huế

Tin cùng chuyên mục

Chuyển đổi số tạo 'cú hích' phát triển du lịch Quảng Ninh

Quảng Ninh: Ngành du lịch 'chạy nước rút' chinh phục mục tiêu 19 triệu lượt khách

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' IUU

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

Nhật Bản - nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Bình Dương

Hải Phòng: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế

Quảng Ninh: Tập trung thúc đẩy đầu tư công, tạo nguồn lực cho phát triển

Thanh Hóa thu ngân sách năm 2024 đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ

Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024

Sơn La: Sản xuất công nghiệp tiếp tục là 'đầu tàu' trong tăng trưởng kinh tế

TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Nỗ lực vượt khó, đảm bảo tiến độ thu ngân sách năm 2024

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cơ chế ‘cảng mở’ giúp Cái Mép – Thị Vải có thêm trợ lực phát triển

Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu