Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ ba 26/11/2024 12:47

Foodtech Vietnam 2016: Thúc đẩy hợp tác nông nghiệp Việt - Nhật

Cùng với Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2016 (Vietnam Foodexpo 2016), Triển lãm quốc tế công nghệ thực phẩm Việt Nam 2016 (Foodtech Vietnam 2016) sẽ diễn ra từ ngày 16-19/11/2016 tại TP. Hồ Chí Minh.
Doanh nghiệp Nhật sẽ mang đến Foodtech Vietnam 2016 nhiều máy móc hiện đại

Foodtech Vietnam 2016 hướng đến đáp ứng các nhu cầu ngày càng tăng của doanh nghiệp Việt Nam về máy móc, công nghệ tiên tiến phục vụ sản xuất, kinh doanh các sản phẩm nông sản, thực phẩm, đồng thời hỗ trợ sự phát triển thị trường thực phẩm bền vững tại Việt Nam.

Foodtech Vietnam 2016 được đánh giá là điểm đến quan trọng, quy tụ nhiều nhà cung cấp Việt Nam và quốc tế trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm, trong đó không thể thiếu những doanh nghiệp đến từ Nhật Bản, quốc gia có ngành sản xuất sản phẩm nông sản và máy móc nông nghiệp rất phát triển trên thế giới.

Theo ông Toshihiko Tamura - Giám đốc điều hành Hiệp hội Sản xuất máy nông nghiệp Nhật Bản (JAMMA), Vietnam Foodtech 2016 là lựa chọn số 1 của hiệp hội này trong năm nay để đưa các doanh nghiệp máy nông nghiệp Nhật Bản tới Việt Nam tìm kiếm các cơ hội hợp tác sản xuất, chuyển giao công nghệ.

5 doanh nghiệp Nhật Bản gồm: Công ty TNHH Atex, Công ty TNHH Công nghiệp Kanryu, Công ty TNHH Tiger Kawashima, Công ty TNHH Marumasu Kikai và Công ty TNHH Yamamoto đã đăng ký trưng bày tại Vietnam Foodtech 2016, gồm các sản phẩm: gạo hạt dài chất lượng cao cùng các loại máy giúp gia tăng giá trị cho các sản phẩm nông sản, thực phẩm như máy sấy ngũ cốc sử dụng trấu nguyên liệu, máy xay xát lúa gạo, máy phân loại hạt giống lúa, máy rửa thực phẩm…

“Chúng tôi lựa chọn Foodtech Vietnam 2016 để giới thiệu, trình diễn các sản phẩm, máy móc thiết bị nông nghiệp vì đây là triển lãm lớn nhất của ngành công nghệ chế biến thực phẩm, có sự tham dự của rất nhiều nhà phân phối và công ty thương mại. Việt Nam đang nổi lên là một trong những nước sản xuất, xuất khẩu lúa gạo hàng đầu trên thế giới. Tình hình cơ giới hóa nông nghiệp của Việt Nam những năm gần đây có sự tiến triển nhanh chóng. Do đó, Việt Nam là quốc gia hấp dẫn nhất ở châu Á cho các sản phẩm của chúng tôi. Ngoài ra, Việt Nam - Nhật Bản có mối quan hệ hợp tác kinh tế nông nghiệp rất tốt, cả ở cấp Chính phủ lẫn cấp ngành hàng và doanh nghiệp”, ông Toshihiko Tamura nói.

Tại Foodtech Vietnam 2016, JAMMA sẽ có kế hoạch trình diễn sản phẩm, máy móc thiết bị kết hợp chiếu các video chi tiết về sự vận hành của máy, đồng thời tổ chức các chương trình khuyến mại, các cuộc gặp gỡ giao thương giữa các doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản trực tiếp ngay tại các gian hàng.

Những năm qua, hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp giữa Việt Nam và Nhật Bản đã có nhiều bước tiến thuận lợi. Việt Nam và Nhật Bản đều có tiềm năng và lợi thế riêng để có thể thúc đẩy hợp tác phát triển nông nghiệp. Nhật Bản là nước công nghiệp phát triển, có nền nông nghiệp hiện đại và có nhiều lợi thế trong áp dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp. Mặc dù vậy, nông nghiệp Nhật Bản mới chỉ đáp ứng được khoảng một nửa nhu cầu tiêu dùng trong nước và hàng năm vẫn phải nhập khẩu các mặt hàng nông sản. Đây được coi là lợi thế của Việt Nam để mở rộng xuất khẩu hàng hóa nông sản vào Nhật Bản, trên cơ sở ứng dụng các loại máy móc thiết bị tiên tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm và năng lực cạnh tranh xuất khẩu nông sản của Việt Nam.

Quang Dương

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp da giày chịu nhiều sức ép trong 'xanh hóa' sản xuất

Hàn Quốc đầu tư 6 tỷ USD vào ngành dệt may Việt Nam

Hội thảo ngành dệt may Việt Nam năm 2045: Nơi tăng trưởng xanh gặp năng suất

Doanh nghiệp dệt may bắt nhịp chuyển đổi số

Bộ Công Thương tiếp tục lấy ý kiến đóng góp cho Chiến lược phát triển ngành sữa

Tình hình quản lý, phát triển cụm công nghiệp tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay ra sao?

Dồi dào đơn hàng, doanh nghiệp dệt may lại lo thiếu lao động

Cách nào phát triển thời trang Việt?

Sản xuất công nghiệp của Nam Định “chạy nước rút”

Bộ Công Thương dự kiến cắt giảm, đơn giản hoá nhiều thủ tục hành chính lĩnh vực công nghiệp nhẹ

Chính phủ giao Bộ Công Thương tăng cường đối thoại để triển khai Cơ chế CBAM

Giải pháp căn cơ cho ngành Công Thương 'chắc chân' trước biến động thị trường

Ngày 27/9, sẽ diễn ra Ngày hội Cotton Day Việt Nam 2024

Xung đột tại Bangladesh có làm chuyển hướng chuỗi cung ứng dệt may?

Phát triển thị trường ngách cho ngành dệt may: Cuộc chơi của các “ông lớn”

Ngành dệt may: Nâng cao năng suất, hóa giải sức ép chi phí nhân công

Dệt may Việt Nam có bao nhiêu thị trường xuất khẩu tỷ USD?

Doanh nghiệp dệt may lo đơn hàng, đơn giá quý IV/2024

Ứng phó với quy định mới tại EU: Doanh nghiệp dệt may lưu ý gì?

Doanh nghiệp dệt may kiến nghị “mềm hóa” quy tắc xuất xứ trong CPTPP