Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Gia cố “tấm khiên” bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tài chính

“Người tiêu dùng trong lĩnh vực tài chính luôn là đối tượng yếu thế, bởi họ không nắm rõ thông tin, quy định, pháp luật liên quan đến lĩnh vực này”.
Bảo vệ người tiêu dùng tài chính: Thực trạng và giải pháp Tăng cường vai trò của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam để bảo vệ tốt hơn cho người gửi tiền Vuasanca phối hợp Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia tổ chức Hội thảo Bảo vệ người tiêu dùng tài chính

Đó là khẳng định của lãnh đạo Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương) tại Hội thảo “Bảo vệ người tiêu dùng tài chính trong bối cảnh thực thi Luật Bảo vệ người tiêu dùng” do Vuasanca tổ chức ngày 30/11.

Gia cố “tấm khiên” bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tài chính
Hội thảo “Bảo vệ người tiêu dùng tài chính trong bối cảnh thực thi Luật Bảo vệ người tiêu dùng” do Vuasanca tổ chức ngày 30/11

Tổ chức tín dụng phải minh bạch thông tin

Theo số liệu của Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia, số lượng các vụ việc khiếu nại người tiêu dùng trong lĩnh vực tài chính tại Việt Nam hiện vẫn ở mức cao, chiếm hơn 10% tổng số các khiếu nại gửi đến Bộ Công Thương. Cụ thể, trong năm 2022 có 136/818 vụ việc khiếu nại về lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm chiếm 16,62%. Trong 11 tháng năm 2023, có 71/586 vụ việc, chiếm 12,11%.

Nguyên nhân khiếu nại được Bộ Công Thương chỉ rõ là nhiều doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không thực hiện đúng cam kết với người tiêu dùng, vi phạm quyền được bảo vệ thông tin của người tiêu dùng, quấy rối người tiêu dùng hoặc người tiêu dùng không nắm rõ thông tin khi ký kết các hợp đồng liên quan đến tài chính…

Bà Nguyễn Quỳnh Anh, Phó Chủ tịch Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia cho hay, để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, nguyên tắc đầu tiêu là cung cấp thông tin đầy đủ nhất cho người tiêu dùng để họ lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu của họ với giá thành tốt nhất, trong môi trường cạnh tranh lành mạnh.

Gia cố “tấm khiên” bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tài chính
Bà Nguyễn Quỳnh Anh, Phó Chủ tịch Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia: Người tiêu dùng luôn là đối tượng yếu thế

Theo lãnh đạo Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia, người tiêu dùng luôn là đối tượng yếu thế. Trong Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 mới được Quốc hội thông qua, người tiêu dùng yếu thế không chỉ bởi vì họ ở vùng sâu, vùng xa, mà còn do khả năng nhận thức của người tiêu dùng theo từng tình huống. Cụ thể, người tiêu dùng yếu thế trong lĩnh vực tài chính là người không nắm rõ thông tin, quy định, pháp luật liên quan đến lĩnh vực này.

Chính vì vậy, Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) đã đặt nhiều trọng tâm liên quan đến trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ như: việc minh bạch thông tin. “Các tổ chức tín dụng phải công bố thông tin về hợp đồng mẫu và điều kiện giao dịch chung mà họ đang áp dụng ngay tại trụ sở làm việc hoặc website để thuận tiện nhất cho người tiêu dùng nghiên cứu, đọc hợp đồng. Bên cạnh đó, các tổ chức tín dụng, tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính cũng cần cung cấp thông tin chính xác, phù hợp, dễ hiểu cho từng đối tượng yếu thế để giữ uy tín cho doanh nghiệp”, bà Quỳnh Anh cho hay.

Cùng quan điểm, TS. Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch, kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) cho biết, Quốc hội thông qua Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi), trong đó có nhiều nội dung quan trọng. Đối với lĩnh vực tài chính, Luật quy định người cung ứng sản phẩm, dịch vụ phải có trách nhiệm với sản phẩm mình, phải minh bạch thông tin, công khai hợp đồng cung ứng dịch vụ tại nơi ký kết hợp đồng. “Quy định này rất kịp thời và phù hợp với thực tiễn. Từ đây quyền lợi của người tiêu dùng lĩnh vực tài chính sẽ được đảm bảo hơn”, ông Hùng khẳng định.

Gia cố “tấm khiên” bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tài chính
TS. Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch, kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam: Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ra đời rất kịp thời và phù hợp với thực tiễn

Là một trong các tổ chức tín dụng được thành lập theo giấy phép của Ngân hàng Nhà nước, ông Phạm Ngọc Khang - Giám đốc Tài chính, Home Credit Việt Nam cho biết, đơn vị luôn đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, thể hiện qua việc xây dựng và tuân thủ nghiêm ngặt Điều lệ Bảo vệ khách hàng trong suốt 15 năm hoạt động.

Điều lệ này đảm bảo quyền lợi của khách hàng ở mọi giai đoạn của hoạt động cho vay tiêu dùng. Cụ thể, trong giai đoạn “thẩm định”, nhân viên của Home Credit được đào tạo bài bản, thường xuyên, liên tục trong việc thực hiện các hoạt động tư vấn cho khách hàng về những rủi ro có thể gặp phải cũng như vạch ra kế hoạch tài chính cá nhân cho khách hàng, đảm bảo khả năng thanh toán trong tương lai.

Đối với giai đoạn “quyết định cho vay”, các Hợp đồng cho vay được soạn thảo theo chuẩn mực, đảm bảo các nội dung theo quy định của Luật Bảo vệ người tiêu dùng và các quy định về cho vay tiêu dùng của Ngân hàng Nhà nước, sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu, minh bạch nhằm giúp khách hàng hiểu rõ những nội dung họ cam kết.

“Home Credit tích cực áp dụng công nghệ hiện đại như Big Data, AI trong việc quyết định cho vay, góp phần đơn giản hóa và giảm thiểu thời gian chờ đợi, nâng cao trải nghiệm của khách hàng. Mục đích chính là để khách hàng của chúng tôi - những đối tượng yếu thế, chưa có lịch sử tín dụng, như sinh viên, công nhân hay những người phụ nữ nội trợ… có thể tiếp cận gói vay đơn giản, nhanh chóng, và trên hết là sự an toàn với các quyền lợi được đảm bảo”, ông Phạm Ngọc Khang thông tin.

Gia cố “tấm khiên” bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tài chính
Ông Phạm Ngọc Khang - Giám đốc Tài chính, Home Credit Việt Nam: Home Credit Việt Nam luôn đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu

Đối với giai đoạn “sau cho vay”, đội ngũ nhân viên thu hồi khoản vay của Home Credit được đào tạo về các kỹ năng giao tiếp, tư vấn và thu hồi khoản vay một cách chuẩn mực và dựa trên sự tôn trọng khách hàng. Home Credit cũng cam kết tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân trong quá trình hoạt động.

Bên cạnh đó, Home Credit cũng đã hợp tác với MoMo và Tiki để cho phép khách hàng thanh toán khoản vay qua ứng dụng, đa dạng hoá sản phẩm và dịch vụ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận các nguồn vốn vay hợp pháp, hạn chế tín dụng đen.

Người tiêu dùng hiểu đúng quyền lợi và trách nhiệm

Để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực tài chính, PGS.TS. Phạm Thị Hoàng Anh, Phó Giám đốc Học viện Ngân hàng cho rằng, trước hết bản thân người tiêu dùng phải hiểu được quyền lợi cũng như trách nhiệm khi thực hiện các giao dịch tài chính. Do đó, ngoài việc cung thông tin về quyền lợi của người tiêu dùng, cũng cần cung cấp kiến thức căn bản về tài chính như các biểu phí, lãi suất, lãi phạt,… có như vậy thì người tiêu dùng mới có thể tự bảo vệ được mình.

“Ít nhất người dân khi tham gia giao dịch tài chính phải hiểu về sản phẩm, dịch vụ tài chính đó có những ưu điểm và nhược điểm, những rủi ro đi kèm để tránh tình trạng người dân đến ngân hàng gửi tiết kiệm lại thành ký hợp đồng bảo hiểm, trái phiếu…”, bà Hoàng Anh cho hay.

Gia cố “tấm khiên” bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tài chính
PGS.TS. Phạm Thị Hoàng Anh, Phó Giám đốc Học viện Ngân hàng: Bản thân người tiêu dùng phải hiểu được quyền lợi cũng như trách nhiệm khi thực hiện các giao dịch tài chính

Cũng nhấn mạnh việc không ai bảo vệ mình bằng chính mình, TS. Nguyễn Quốc Hùng cho rằng, người sử dụng dịch vụ tài chính phải hiểu, nắm chắc những thông tin về các sản phẩm, dịch vụ mình cần sử dụng để mang lại hiệu quả cho bản thân.

“Hơn hết, các tổ chức tín dụng, công ty tài chính cung ứng dịch vụ phải thấy được nhiệm vụ và có trách nhiệm đối với sản phẩm của mình khi cung ứng cho người tiêu dùng, phải giải thích để người tiêu dùng hiểu và sử dụng đúng dịch vụ mà họ cần”, TS. Nguyễn Quốc Hùng nhấn mạnh.

Bên cạnh quyền lợi, các đại biểu đều cho rằng, người tiêu dùng cũng cần thể hiện trách nhiệm của mình khi thực hiện các giao dịch tài chính. Đó là trách nhiệm trả lãi, nợ đúng hạn, không được trây ì, hay nghe theo các đối tượng xấu xúi giục, rủ nhau bùng nợ dẫn đến nhiều hệ luỵ không đáng có.

“Khi không trả nợ đúng hạn thì tín nhiệm của người vay sẽ bị giảm xuống và người tiêu dùng khó có thể tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng khi có nhu cầu trong thời gian tiếp theo”, bà Hoàng Anh nói.

Còn theo TS. Nguyễn Quốc Hùng, thường những người tiếp cận vốn tại công ty tài chính tiêu dùng là những người yếu thế, hơn hết họ không có tài sản đảm bảo. “Do đó, ngoài việc bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng, thì cũng cần phải bảo vệ quyền lợi cho tổ chức tài chính”, Lãnh đạo VNBA nêu quan điểm.

Đại diện Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia cho biết, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 đã cân đối giữa quyền lợi và trách nhiệm của người tiêu dùng với các tổ chức, cá nhân kinh doanh. Tại Điều 5 và Điều 6 của Luật đã có thêm một điểm mới so với Luật năm 2010 đó là nghĩa vụ của người tiêu dùng. Cụ thể, người tiêu dùng ngoài việc phải đọc kỹ thông tin mà các tổ chức tín dụng cung cấp thì phải chịu trách nhiệm về việc cung cấp thông tin không chính xác, không đầy đủ về thông tin liên quan đến giao dịch giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh.

Gia cố “tấm khiên” bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tài chính

Trang bị kiến thức tài chính cho người tiêu dùng

Để bảo bảo về tốt nhất quyền lợi của người tiêu dùng trong lĩnh vực tài chính, đại diện cơ quan quản lý nhà nước, hiệp hội, trường, viện đều cho rằng, cần trang bị kiến thức tài chính cho người tiêu dùng.

Dưới góc độ của nhà nghiên cứu, giảng dạy về giáo dục tài chính, bà Hoàng Anh cho biết, nhiều nước trên thế giới đã có những chính sách cụ thể bảo vệ quyền lợi cũng như nâng cao hiểu biết tài chính, giáo dục tài chính cho người dân với nhiều hình thức đa dạng.

Bà Hoàng Anh nêu ví dụ, tại Anh, họ thành lập hội đồng về giáo dục tài chính quốc gia, trong đó cung cấp các dịch vụ tư vấn miễn phí cho người dân về các sản phẩm tài chính. Hay tại Canada, đã xây dựng kế hoạch, chiến lược về giáo dục tài chính quốc gia. Còn tại Nhật thì xây dựng kế hoạch đào tạo về tài chính rất bài bản từ bậc tiểu học cho đến đại học.

Tại Việt Nam, từ khi thực hiện Chiến lược phát triển tài chính toàn diện quốc gia do Ngân hàng Nhà nước làm đầu mối, hoạt động giáo dục tài chính đã được triển khai hiệu quả với nhiều hoạt động như: gameshow tiền khéo tiền khôn giới thiệu những kiến thức về tài chính cho học sinh sinh viên, hay cuốn sách truyện tranh về tài chính cá nhân dành cho các em nhỏ,…

“Dưới góc độ của người làm công tác giáo dục, tôi mong muốn, bên cạnh Chiến lược về phát triển tài chính toàn diện quốc gia hiện nay, cần có thêm chiến lược về giáo dục tài chính cho người dân”, Bà Hoàng Anh kiến nghị.

TS. Nguyễn Quốc Hùng cho rằng, việc giáo dục tài chính toàn diện cho người dân cần được phổ cập ngay từ những cấp học phổ thông cơ sở, tức là phải giáo dục từ gốc, chứ không phải từ ngọn như hiện nay. “Kiến nghị Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo vào cuộc, đưa chương trình giáo dục tài chính vào phổ cập cho toàn dân”, ông Hùng nói.

Đại diện Bộ Công Thương cho biết, đã tổ chức nhiều hoạt động nhằm tuyên truyền kiến thức pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng như: tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dành cho sinh viên của các trường cao đăng, đại học trên cả nước. Bên cạnh đó, cũng có những cuộc thi dành cho các doanh nghiệp cũng cấp dịch vụ cho người tiêu dùng.

“Tới đây Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia sẽ mở rộng hoạt động của Tổng đài tư vấn bảo vệ người tiêu dùng tại đầu số 1800.6838 như một tổng đài hữu hiệu cho tất cả người tiêu dùng”, bà Quỳnh Anh khẳng định.

Bên cạnh đó, Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia cũng phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng để tăng cường thanh kiểm tra hậu kiểm đối với các tổ chức tín dụng, công ty tài chính. Đồng thời, xây dựng cơ chế phối hợp thông tin trong công tác kiểm tra, giám sát để tất cả các chủ thể đều tham gia vào công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Hoàng Lan - Cấn Dũng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Đề xuất mức thuế 0% cho nhóm dịch vụ nội dung số

Đề xuất mức thuế 0% cho nhóm dịch vụ nội dung số

Hội Truyền thông số Việt Nam (VDCA) đề nghị mức thuế suất 0% cho nhóm dịch vụ nội dung số, giải trí số.
Thị trường chứng khoán giằng co khi áp lực cơ cấu của quỹ ETF Diamond và khối ngoại bán ròng

Thị trường chứng khoán giằng co khi áp lực cơ cấu của quỹ ETF Diamond và khối ngoại bán ròng

Thị trường chứng khoán Việt Nam đang trải qua giai đoạn biến động phức tạp, chịu tác động của nhiều yếu tố từ bên trong và cả ngoại cảnh.
Đề xuất thay đổi thủ tục thu hồi giấy phép hoạt động ngân hàng

Đề xuất thay đổi thủ tục thu hồi giấy phép hoạt động ngân hàng

Ngân hàng Nhà nước đang đề xuất thay đổi một số quy định về hồ sơ, thủ tục thu hồi giấy phép hoạt động ngân hàng.
Tín dụng tiêu dùng

Tín dụng tiêu dùng 'vào mùa'

Đón mùa mua sắm lớn nhất năm, các ngân hàng, công ty tài chính cho vay tiêu dùng đang đẩy mạnh các chương trình kích cầu kéo khách hàng cá nhân.
9 tháng đầu năm 2024: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả

9 tháng đầu năm 2024: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank - mã CTG) vừa công bố Báo cáo tài chính Quý III/2024.

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất quy định mới về hồ sơ, thủ tục tổ chức lại tổ chức tín dụng

Đề xuất quy định mới về hồ sơ, thủ tục tổ chức lại tổ chức tín dụng

Ngân hàng Nhà nước lấy ý kiến của các tổ chức, cá nhân đối với Dự thảo Thông tư Quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục chấp thuận việc tổ chức lại tổ chức tín dụng.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giao ông Lại Hữu Phước làm quyền Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giao ông Lại Hữu Phước làm quyền Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng

Ông Lại Hữu Phước - Phó Chánh Thanh tra, giám sát được Ngân hàng Nhà nước giao làm Quyền Chánh thanh tra, giám sát ngân hàng, từ ngày 1/11/2024.
Vì sao Tập đoàn CIENCO4 bị xử phạt gần 700 triệu đồng?

Vì sao Tập đoàn CIENCO4 bị xử phạt gần 700 triệu đồng?

Công ty CP Tập đoàn CIENCO4 bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt hành chính với tổng số tiền gần 700 triệu đồng.
Quý cuối của năm, cuộc đua tiền gửi không kỳ hạn ngày càng gay cấn

Quý cuối của năm, cuộc đua tiền gửi không kỳ hạn ngày càng gay cấn

Cuộc đua thu hút tiền gửi không kỳ hạn (CASA) giữa các ngân hàng đang ngày càng 'nóng' hơn trong quý cuối cùng của năm 2024.
Sản xuất dẫn dắt đà tăng trưởng GDP 2024

Sản xuất dẫn dắt đà tăng trưởng GDP 2024

Đà tăng trưởng tích cực của quý III, với sự dẫn dắt của sản xuất, là một trong những yếu tố để tin tưởng GDP cả năm nay có thể đạt 6,9-7%.
BIDV duy trì hoạt động ổn định, an toàn; đóng góp tích cực vào Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh

BIDV duy trì hoạt động ổn định, an toàn; đóng góp tích cực vào Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh

BIDV vừa công bố Báo cáo tài chính quý III, theo đó, hoạt động kinh doanh tiếp tục được duy trì ổn định, an toàn, hiệu quả, cơ bản bám sát kế hoạch năm 2024.
Techcombank tạo dấu ấn tại Smart Banking 2024: Giải pháp ngân hàng số

Techcombank tạo dấu ấn tại Smart Banking 2024: Giải pháp ngân hàng số 'vượt trội' Techcombank Mobile

Tại Hội thảo và triển lãm Smart Banking 2024, Techcombank khẳng định vị thế dẫn đầu với những giải pháp số hóa đột phá trên nền tảng Techcombank Mobile.
Dự báo một năm thành công của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Dự báo một năm thành công của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Các chuyên gia kinh tế đánh giá, năm 2024 được coi là một năm thành công của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, dự kiến FDI giải ngân có thể đạt 25 tỷ USD.
CUB HCM hợp tác Thế Giới Di Động triển khai ứng dụng CUB Vietnam

CUB HCM hợp tác Thế Giới Di Động triển khai ứng dụng CUB Vietnam

Ứng dụng CUB Vietnam triển khai tại Thế Giới Di Động từ ngày 14/10/2024, hỗ trợ khách hàng đơn giản hóa quy trình vay, giải ngân 24/7, thuận tiện khi mua sắm.
SHB lãi hơn 9.048 tỷ đồng trong 9 tháng, đạt 80% kế hoạch năm 2024

SHB lãi hơn 9.048 tỷ đồng trong 9 tháng, đạt 80% kế hoạch năm 2024

Sau 9 tháng, lợi nhuận trước thuế lũy kế của Ngân hàngv SHB đạt 9.048 tỷ đồng, thực hiện 80% kế hoạch năm 2024.
Thấy gì từ tiến độ giải ngân các gói tín dụng ưu đãi?

Thấy gì từ tiến độ giải ngân các gói tín dụng ưu đãi?

Ngân hàng Nhà nước thông tin, hàng trăm ngàn tỷ đồng vốn vay ưu đãi lãi suất đã được giải ngân theo nhu cầu và kiến nghị cấp bách của người dân, doanh nghiệp.
Doanh nghiệp thứ 2 tại Việt Nam đạt chứng nhận hạng vàng về bảo vệ khách hàng

Doanh nghiệp thứ 2 tại Việt Nam đạt chứng nhận hạng vàng về bảo vệ khách hàng

Công ty Tài chính Cổ phần Điện lực (EVNFinance) đã trở thành doanh nghiệp thứ 2 tại Việt Nam đạt chứng nhận hạng Vàng về Bảo vệ khách hàng
Dự báo cổ phiếu IPO của doanh nghiệp Trung Quốc tại Hoa Kỳ sẽ tăng

Dự báo cổ phiếu IPO của doanh nghiệp Trung Quốc tại Hoa Kỳ sẽ tăng

Các nhà phân tích dự đoán số lượng cổ phiếu niêm yết của các doanh nghiệp Trung Quốc tại Hoa Kỳ và Hồng Kông (Trung Quốc) sẽ tăng vào năm tới
Tập trung cho vay sản xuất và xuất khẩu, tín dụng 9 tháng MSB tăng 15,1%

Tập trung cho vay sản xuất và xuất khẩu, tín dụng 9 tháng MSB tăng 15,1%

Kết quả kinh doanh quý 3 của hệ thống ngân hàng ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực, các ngân hàng đều có kết quả tăng trưởng tín dụng vượt trội, nợ xấu giảm.
BIDV nhận giải thưởng

BIDV nhận giải thưởng 'Ngân hàng Giám sát tiêu biểu'

Giải thưởng là sự khẳng định vị thế dẫn đầu của BIDV trong việc cung cấp dịch vụ chất lượng cao và đảm bảo an toàn cho khách hàng.
Kế toán quản trị thúc đẩy số hóa các quy trình kinh doanh

Kế toán quản trị thúc đẩy số hóa các quy trình kinh doanh

Hội thảo “Kế toán quản trị” tại Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội hướng đến phát triển bền vững và số hóa các quy trình kinh doanh.
9 tháng, nhiều chỉ tiêu quan trọng của Nam A Bank đã

9 tháng, nhiều chỉ tiêu quan trọng của Nam A Bank đã 'cán đích'

Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank - mã NAB) vừa công bố kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2024 với nhiều chỉ tiêu quan trọng đã “cán đích” kế hoạch năm.
Gần 200 chuyên gia bảo mật ngân hàng ‘thực chiến’ chống lại tấn công mạng

Gần 200 chuyên gia bảo mật ngân hàng ‘thực chiến’ chống lại tấn công mạng

Gần 200 chuyên gia bảo mật đến từ 46 tổ chức tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm đã tham gia diễn tập thực chiến phòng thủ tấn công mạng.
VNDirect dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2024 có thể đạt 6,9%

VNDirect dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2024 có thể đạt 6,9%

Chứng khoán VNDirect nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam lên 6,9% từ dự báo cũ là 6,7%, phản ánh mức tăng trưởng quý 3/2024 vượt dự báo.
Xác thực sinh trắc học khi chuyển tiền, số vụ lừa đảo giảm gần 70%

Xác thực sinh trắc học khi chuyển tiền, số vụ lừa đảo giảm gần 70%

Kể từ tháng 7 phải xác thực sinh trắc học khi chuyển tiền, số lượng vụ lừa đảo được người dân phản ánh chỉ còn 7.000 so với 21.000 phản ánh những tháng đầu năm.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động