Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck cho rằng, các nhà hoạch định chính sách ở Berlin cần tránh “lặp lại sai lầm tương tự” khi cho rằng tình trạng thiếu năng lượng sẽ không ảnh hưởng đến nền kinh tế.
Giá gas giao dịch ở mức 2,31 USD/mmBTU ngày 14/6 |
Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck cho biết nước này sẽ phải thu hẹp quy mô hoặc thậm chí tạm ngừng sản xuất công nghiệp nếu việc vận chuyển khí đốt tự nhiên của Nga qua Ukraine dừng lại vào năm tới.
Dữ liệu từ văn phòng thống kê Đức (Destatis) cho thấy tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này đã giảm từ 0,3% trong 3 tháng đầu năm nay. Trong quý trước đó, GDP Đức đã ghi nhận mức giảm 0,5%. Việc ghi nhận 2 quý tăng trưởng âm liên tiếp khiến Berlin bị coi là rơi vào một cuộc suy thoái kỹ thuật.
Theo RT, bất chấp việc Kiev cáo buộc Moscow gây hấn, Nga vẫn tiếp tục tuân thủ hợp đồng cung cấp khí đốt và trả phí quá cảnh cho Ukraine. Tuy nhiên, với hoàn cảnh hiện tại, rất khó có khả năng hợp đồng sẽ được gia hạn sau khi hết hạn vào cuối năm 2024.
Trong khi Berlin tuyên bố đã từ bỏ hoàn toàn việc nhập khẩu khí đốt của Nga kể từ tháng 1, các nước EU khác vẫn dựa vào Moscow để đáp ứng nhu cầu năng lượng. "Nếu Áo, Slovakia, Italia và Hungary bị cắt nguồn cung khí đốt, EU sẽ yêu cầu Đức hỗ trợ theo các quy tắc chia sẻ khí đốt của khối, điều này dẫn đến khó khăn cho lĩnh vực công nghiệp Đức" - ông Habeck chia sẻ.
Theo ông Habeck, việc xây dựng các nhà ga khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) mới trên bờ biển Baltic là điều cần thiết để Berlin có thể nhập khẩu khí đốt từ Mỹ và Trung Đông. Tuy nhiên, cư dân địa phương và các nhóm môi trường đã tìm cách ngăn chặn việc xây dựng các cơ sở này.
Do đó, ông Habeck ủng hộ các nguồn năng lượng thay thế trong nhiều tháng sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraina vào tháng 2/2022.
Theo các chuyên gia, mặc dù vai trò của Nga với tư cách là nhà cung cấp khí đốt cho châu Âu đã giảm đáng kể nhưng nguồn khí đốt của Nga vẫn rất cần thiết để cân bằng cung - cầu tại thị trường châu Âu cho đến khi EU củng cố được khả năng tái hóa khí hoặc cho đến khi các nguồn năng lượng thay thế được đưa vào hoạt động.
Liên minh châu Âu đang dự trữ nhiên liệu để chuẩn bị cho mùa đông sắp tới. Kho dự trữ khí đốt của EU đã đầy hơn 70% và theo nhiều ước tính khác nhau, dự kiến sẽ đạt 100% công suất vào cuối tháng 8.
Châu Âu bù đắp cho sự suy giảm đáng kể nguồn cung của Nga bằng việc tăng mạnh nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng, đặc biệt là từ Mỹ. Lượng nhập khẩu từ Na Uy và Algeria cũng tăng lên.
EU đang xem xét dự trữ một số khí đốt tự nhiên ở Ukraina. Việc lưu trữ thêm nhiên liệu ở Ukraina có thể ngăn chặn tình trạng dư thừa trong những tháng tới. Tuy nhiên, các thương nhân và công ty khí đốt được cho là lo lắng về những rủi ro liên quan đến cuộc xung đột đang diễn ra.
Tại thị trường trong nước, từ ngày 1/6, giá gas trong nước được các doanh nghiệp kinh doanh gas đồng loạt giảm trên cơ sở giá thế giới - giá hợp đồng contract price (CP). Cụ thể, giá gas bình Petrolimex bán lẻ (đã bao gồm VAT) tháng 6 tại thị trường Hà Nội là 371.600 đồng/bình dân dụng 12 kg; 1.486.300 đồng/bình công nghiệp 48kg, lần lượt giảm 33.640 đồng/bình 12 kg và 134.660 đồng/bình 48 kg.
Công ty CP Kinh doanh LPG Việt Nam - PV GAS LPG Miền Nam giảm 2.917 đồng/kg (đã bao gồm GTGT) tương đương 35.000 đồng/bình 12kg và 131.250 đồng/bình 45 kg so với tháng 5.
Công ty TNHH khí hóa lỏng Việt Nam (VT Gas) giảm 2.916 đồng/kg (đã bao gồm GTGT) tương đương 35.000 đồng/bình12kg và 131.000 đồng/bình 12 kg so với tháng 5.
Công ty TNHH Một thành viên Dầu khí TP. Hồ Chí Minh (gas SP) giảm 2.958 đồng/kg (đã bao gồm thuế GTGT), tương đương giảm 35.500 đồng/bình 12kg và 133.110 đồng/bình 45 kg so với tháng 5.
Giá gas bán lẻ quay đầu giảm là do hợp đồng giá gas thế giới bình quân tháng 6 ở mức 445 USD/tấn, giảm 110 USD/tấn so với tháng 5 nên doanh nghiệp trong nước thực hiện điều chỉnh theo mức giảm tương ứng.
Như vậy, tính từ đầu năm đến nay, giá gas trong nước có 4 lần giảm (tháng 1, tháng 3, tháng 4, tháng 6) và hai lần tăng vào tháng 2 và tháng 5 vừa qua.