Giá gas hôm nay 16/2: Trượt dốc tới 2,34%
Giá than nhiệt và khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) giao ngay tại châu Á đang giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu hơn ở châu Âu và Trung Quốc đối với nhiên liệu dùng để phát điện, sưởi ấm nhà ở.
Giá gas hôm nay đã giảm tới 2,34% |
Tại châu Âu, giá khí đốt vẫn biến động mạnh, hiện vẫn cao hơn nhiều so với giai đoạn trước năm 2022. Đầu tháng 2, sau một đợt sụt giảm đáng kể, giá khí đốt đã một lần nữa đi lên do dự báo về một đợt lạnh giá trên khắp lục địa già.
Tuy nhiên NatGasWeather cho biết, dữ liệu mới nhất từ các mô hình thời tiết của Mỹ và châu Âu ấm lên trong khoảng thời gian quan trọng từ ngày 17-19/2. Ít dấu hiệu cho thấy thời tiết mùa Đông lạnh giá có thể quay trở lại trong mùa này, lượng hàng tồn kho vốn đã dồi dào sẽ tiếp tục được cải thiện.
VÌ vậy, nhập khẩu LNG của châu Âu dự kiến sẽ giảm xuống 10,49 triệu tấn trong tháng 2, giảm từ 12,49 triệu tấn trong tháng 1 và mức cao kỷ lục 13,44 triệu trong tháng 12.
Giá khí đốt tự nhiên hóa lỏng của Mỹ giảm khoảng 4% xuống mức thấp đầu tuần này do sản lượng tăng và dự báo thời tiết ôn hòa hơn cũng như nhu cầu sưởi ấm ít hơn trong hai tuần tới so với dự kiến trước đó.
Giá khí đốt tự nhiên hóa lỏng của Mỹ giảm khoảng 4% xuống mức thấp đầu tuần này |
Từ đầu năm 2023, giá khí đốt tự nhiên của Mỹ đã giảm 46%. Số lượng giàn khoan ở các khu vực giàu khí đốt tăng 48% trong năm 2022 nhưng hiện xu hướng này sắp đảo ngược khi các nhà cung cấp dịch vụ mỏ dầu cảnh báo họ sẽ di chuyển thiết bị ra khỏi các mỏ khí đốt.
Giá khí đốt đi xuống buộc các nhà khai thác phải thu hẹp kế hoạch sản xuất, ngay thời điểm châu Âu bắt đầu chuẩn bị để lấp đầy kho dự trữ vào mùa hè và nhu cầu dự kiến sẽ bật tăng.
Tương tự như than nhiệt, nhu cầu LNG của châu Âu đã thay đổi cấu trúc cao hơn do việc rời khỏi đường ống dẫn khí đốt của Nga sau cuộc xung đột giữa Nga và Ukraina. Điều này có thể giá LNG và than nhiệt giao ngay duy trì ở mức cao so với mức trung bình của thập kỷ trước, đặc biệt là khi nguồn cung LNG mới sẽ chỉ đến với khối lượng đáng kể cho LNG vào khoảng năm 2025.
Trong nhiều dự đoán mới đây cũng đưa ra khả năng thị trường khí tự nhiên hóa lỏng toàn cầu sẽ mất vài năm để thích nghi với sự thay đổi của năm ngoái và giá cao sẽ thúc đẩy việc săn lùng các giao dịch dài hạn.
Tại thị trường trong nước, từ ngày 1/2 giá gas bán lẻ đã tăng. Các hãng đã tăng giá với loại bình gas 12kg trên 60.000 đồng/bình. Tương đương giá gas tăng khoảng 5.000 đồng/kg. Cụ thể: Thương hiệu City Petro tăng 5.250 đồng/kg; loại 12kg tăng 63.000 đồng/bình. Trong khi đó, loại bình gas 45kg tăng đến 236.000 đồng/bình.
Công ty LPG Việt Nam-PV GAS LPG miền Nam cũng cho biết giá bán bình PetroVietNam gas tăng 5.250 đồng/kg (đã bao gồm VAT), tương đương 63.000 đồng/bình 12kg và 236.250 đồng/bình 45kg từ sáng ngày 1/2.
Công ty Saigon Petro thông báo từ ngày 1/2, giá gas của hãng tăng 5.167 đồng/kg, tương đương tăng 62.000 đồng bình 12kg và giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng tại TP. Hồ Chí Minh không vượt quá 477.000 đồng/bình 12kg.
Như vậy, nhiều hãng gas đã công bố giá gas mới với loại bình gas 12kg có giá trên 500.000 đồng/bình.
Nguyên nhân giá gas trong nước tăng được giải thích là do giá hợp đồng nhập khẩu (CP) trên thế giới được ấn định cho tháng 2 tăng 192,5 USD/tấn so với tháng trước đó, khiến giá gas bán lẻ tăng mạnh.