Giá gas hôm nay 2/2: Tiếp tục có những diễn biến khó lường Giá gas hôm nay 3/2: Mức giảm mạnh kéo dài đến bao giờ? Giá gas hôm nay 4/2: Nhiều yếu tố khiến xu hướng tăng giảm thất thường |
Ở thị trường thế giới, cơ quan Mạng lưới liên bang Đức thông báo, hiện mức độ lấp đầy các kho lưu trữ khí đốt tự nhiên của Đức đạt 78,6%, cao hơn nhiều so với mục tiêu lưu trữ do chính phủ liên bang đặt ra. Như vậy, khả năng thiếu khí đốt hiện đã được loại trừ. Đây là kết quả tiết kiệm khí đốt của cả người dân và doanh nghiệp.
Hệ thống đường ống khí đốt |
Hiện tại, Đức tiếp tục nhận được khí đốt tự nhiên từ Na Uy, Hà Lan và Bỉ qua hệ thống đường ống dẫn khí đốt. Bên cạnh đó, các cơ sở khí hóa lỏng LNG trên bờ biển nước này cũng đang tiếp nhận khí hóa lỏng từ nhiều quốc gia.
Bên cạnh đó, Liên minh châu Âu (EU) đã chỉ định cho công ty khí đốt Prisma tính toán, nhu cầu khí đốt của các quốc gia thành viên, khi khối này xúc tiến kế hoạch khởi động việc mua khí đốt chung giữa các nước EU.
Ủy ban châu Âu hy vọng việc mua khí đốt chung sẽ giúp EU nạp đầy các kho dự trữ đã cạn kiệt trước mùa đông tới và thương lượng giá thấp hơn bằng cách sử dụng sức mua tập thể của các nước EU.
Nhiều nước châu Âu cũng đã xem xét năng lượng địa nhiệt để thay thế khí đốt. Vào cuối năm 2022, Chính phủ Đức đã công bố kế hoạch tăng sản lượng năng lượng địa nhiệt gấp 10 lần vào năm 2030 lên 10 terawatt giờ (Twh). Để đạt được mục tiêu đầy tham vọng, Đức, quốc gia sử dụng 50% khí đốt để sưởi ấm, muốn triển khai “ít nhất 100 dự án địa nhiệt mới”.
Sau vụ nổ gây rò rỉ đường ống dẫn khí đốt dòng chảy phương Bắc 1 và 2 (Nord Stream 1 và 2) từ Nga qua châu Âu tới Đức hồi tháng 9/2022, đã xuất hiện một loạt cáo buộc nhằm vào Nga và cuối cùng thì Tổng công tố viên Liên bang Đức đã công bố kết luận liên quan.
Đài RT của Nga dẫn lời của Tổng công tố viên Liên bang Đức Peter Frank cho biết Berlin không có bằng chứng về sự liên quan của Nga tới vụ phá hoại đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 1 và 2 ở đáy biển Baltic vào năm ngoái.
Tại thị trường trong nước từ ngày 1/2, giá gas bán lẻ sẽ tăng 5.250 đồng/kg (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng). Theo đó, mỗi bình gas loại 12 kg đến tay người tiêu dùng tăng trung bình 63.000 - 64.000 đồng, loại 45 kg tăng 235.000 - 236.000 đồng/bình, tùy thương hiệu.
Cụ thể, với thương hiệu City Petro, từ ngày 1/2, các sản phẩm gas bán lẻ của doanh nghiệp này sẽ tăng 5.250 đồng/kg. Bình gas loại 12kg của City Petro sẽ tăng 63.000 đồng/bình và loại bình gas 45kg sẽ tăng đến 236.000 đồng/bình.
Công ty Saigon Petro thông báo từ ngày 1/2, giá gas của hãng tăng 62.000đồng bình 12kg. Giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng ở mức 477.000 đồng/bình 12kg.
Tương tự, Petrolimex Gas Sài Gòn cũng thông báo tăng 63.000 đồng/bình 12kg, giá bán lẻ đến người tiêu dùng khu vực TP. Hồ Chí Min là 486.000 đồng/bình 12 kg.
Hiện, nguồn gas trong nước đang nhập khẩu khoảng 60% nên giá gas bị chi phối và ảnh hưởng bởi giá gas thế giới và tỷ giá. Trong khi đó, giá gas thế giới tháng 2/2023 chốt ở mức 790 USD/tấn, tăng 192,5 USD/tấn so với tháng 1, từ đó đẩy giá gas bán lẻ tháng 2/2023 tăng mạnh.
Như vậy, sau lần giảm vào đầu tháng 1/2023, giá gas đã quay đầu bật tăng mạnh. Tính từ đầu năm đến nay, giá gas đã có 1 lần tăng và 1 lần giảm. Hiện, giá loại nhiên liệu này đã lên mức tương đương thời điểm hồi tháng 3 - 4/2022.