Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ tư 27/11/2024 07:34

Giá hạt tiêu xuất khẩu bình quân tháng 8/2021 đạt cao nhất trong 4 năm

Chịu tác động của đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 khiến xuất khẩu hạt tiêu giảm mạnh trong tháng 8/2021. Tuy nhiên, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu của Việt Nam trong tháng 8/2021 đạt 3.736 USD/tấn – mức cao nhất kể từ tháng 1/2018, tăng 3,4% so với tháng 7/2021 và tăng mạnh 49,4% so với tháng 8/2020.

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), ước tính, lượng hạt tiêu xuất khẩu trong tháng 8/2021 đạt xấp xỉ 17 nghìn tấn – mức thấp nhất kể từ tháng 2/2021, trị giá 63,13 triệu USD, giảm 35,8% về lượng và giảm 33,6% về trị giá so với tháng 7/2021, so với tháng 8/2020 giảm 2,4% về lượng, nhưng tăng mạnh 45,8% về trị giá. Diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 là nguyên nhân khiến xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam giảm trong tháng 8/2021. Tính chung 8 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu hạt tiêu ước đạt trên 197 nghìn tấn, trị giá 654,6 triệu USD, giảm 2,3% về lượng, nhưng tăng 47,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Giá hạt tiêu xuất khẩu bình quân tháng 8/2021 đạt mức cao nhất kể từ tháng 1/2018

Theo ước tính, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu của Việt Nam trong tháng 8/2021 đạt 3.736 USD/tấn – mức cao nhất kể từ tháng 1/2018, tăng 3,4% so với tháng 7/2021 và tăng mạnh 49,4% so với tháng 8/2020. Tính chung 8 tháng đầu năm 2021, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu của Việt Nam đạt 3.321 USD/ tấn, tăng 51,1% so với cùng kỳ năm 2020. Giá hạt tiêu xuất khẩu tăng mạnh đã đóng góp rất lớn vào mức tăng chung của toàn ngành hạt tiêu Việt Nam. Đây được coi là tín hiệu rất tích cực trong bối cảnh giá xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản khác giảm.

Đáng chú ý, xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam sang hầu hết các thị trường chính tăng, ngoại trừ Trung Quốc, Ai Cập. Xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam trong 7 tháng đầu năm nay sang Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất tăng 74,6% về lượng và tăng 185% về trị giá, đạt 11,63 nghìn tấn, trị giá 39,81 triệu USD.

Cơ cấu chủng loại hạt tiêu xuất khẩu có sự thay đổi khá lớn. Doanh nghiệp giảm xuất khẩu hạt tiêu thô, thay vào đó là các chủng loại đã qua sơ chế hoặc chế biến chuyên sâu. Ngoài ra, ngành hạt tiêu đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm nhằm phục vụ cho ngành sản xuất mỹ phẩm, trong bối cảnh lệnh giãn cách xã hội khiến nhu cầu tiêu thụ hạt tiêu sử dụng làm gia vị cho các món ăn tại nhà hàng, khách sạn giảm. Số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan cho thấy, xuất khẩu hầu hết các chủng loại hạt tiêu giảm, ngoại trừ hạt tiêu trắng xay tăng mạnh 63,6% về lượng, đạt 4,37 nghìn tấn.

Cục Xuất nhập khẩu nhận định, việc thay đổi tư duy, trồng tiêu theo hướng hữu cơ, chủ động tìm đầu ra cho sản phẩm đã giúp hạt tiêu của Việt Nam chinh phục được thị trường trong và ngoài nước với giá thành cao hơn. Với mức giá như hiện tại cao gấp đôi năm ngoái nên nhiều hộ dân trong khu vực này đã trồng mới lại cây tiêu.

Theo nhận định của trang Peppertrade, tháng 8 và tháng 9 là khoảng thời gian gian hạt tiêu còn hàng ở cả ba quốc gia xuất khẩu chính là Việt Nam, Brazil và Indonesia. Nhưng nguồn cung có thể bị gián đoạn do dịch Covid-19 tại Việt Nam và Indonesia. Về nhu cầu nhập khẩu, các nhà nhập khẩu EU được kỳ vọng sẽ trở lại đặt mua hàng sau kỳ nghỉ đối với hạt tiêu Indonesia và Brazil. Trong khi đó, Mỹ dự kiến sẽ đặt các lô hàng vụ mùa mới đối với hạt tiêu Việt Nam và quý IV từ Brazil.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam trong 1-2 tháng tới có nhiều hạn chế do dịch Covid-19 tại trong nước vẫn đang diễn biến phức tạp, trong khi tình trạng ùn ứ tại các cảng biển phía Nam cùng giá cước tàu biển vẫn duy trì ở mức cao vẫn sẽ là trở ngại đối với xuất khẩu hạt tiêu. Giá hạt tiêu cũng được nhận định là sẽ ổn định và khó có thể tăng mạnh do nguồn cung cải thiện khi Indonesia, Malaysia và Brazil bước vào vụ thu hoạch trong tháng 8 và tháng 9.

Cục Xuất nhập khẩu dự báo xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam sẽ tiếp tục đối mặt với khó khăn trong thời gian tới. Xuất khẩu hạt tiêu sang các thị trường chính có xu hướng chậm lại hoặc giảm mạnh. Hiện, lượng hạt tiêu còn lại trong dân không nhiều, trong khi doanh nghiệp xuất khẩu cũng không mấy mặn mà do giá cước phí vận chuyển tăng “phi mã” và các biện pháp phòng chống dịch bệnh rất nghiêm ngặt.

Tháng 8/2021, giá hạt tiêu tại thị trường nội địa tăng mạnh so với cuối tháng 7/2021. Ngày 27/8, giá hạt tiêu đen trong nước tăng từ 2,8 – 4,8% so với ngày 30/7. Mức tăng thấp nhất là 2,8% tại tỉnh Đồng Nai; mức tăng cao nhất là 4,8% tại huyện Ea H’leo tỉnh Đắk Lắk và huyện Gia Nghĩa tỉnh Đắk Nông, lên mức 73.500 – 78.500 đồng/kg. Giá hạt tiêu trắng ở mức 117.000 đồng/kg, tăng 5.000 đồng/kg so với cuối tháng 7/2021 và tăng mạnh so với 67.000 đồng/ kg cùng kỳ năm 2020.
Nguyễn Hạnh

Tin cùng chuyên mục

Brazil là thị trường lớn nhất cung cấp đậu tương cho Việt Nam

Khai mạc Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Chính sách xanh đang tác động đến dòng chảy thương mại và đầu tư

Việt Nam và Nhật Bản tìm hướng thúc đẩy giao thương nông sản

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Nông sản Việt Nam sắp xuất hiện trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc

Tháng 10/2024, Ukraine là thị trường cung cấp lúa mì nhiều nhất cho Việt Nam

Hàng Việt Nam rộn ràng xuất khẩu ra thế giới qua kênh phân phối

Việt Nam thu về 52,6 triệu USD từ xuất khẩu hoa hồi trong 10 tháng năm 2024

Tính đến 15/11, xuất khẩu hồ tiêu thu về gần 1,2 tỷ USD

Nông sản: Điểm sáng trong xuất khẩu hàng hóa

Sẽ tiếp tục xuất khẩu vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi sang Philippines

Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

Cơ hội nào cho xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2025?

Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tăng trưởng trung bình 16% mỗi năm

Xuất khẩu tăng trưởng 2 con số, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng vào diễn biến mới

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo triển khai nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt trên 647 tỷ USD

Xuất khẩu phân bón sang Hàn Quốc tăng mạnh về lượng và kim ngạch