Giá heo hơi hôm nay 9/1: Thị trường lặng sóng ngày đầu tuần
Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay không ghi nhận sự biến động mới và dao động trong khoảng 51.000 - 54.000 đồng/kg. Theo đó, mức giao dịch thấp nhất khu vực là 51.000 đồng/kg, tiếp tục được chứng kiến tại Yên Bái và Lào Cai. Trong khi đó, thương lái tại tỉnh Hưng Yên đang thu mua heo hơi với giá cao nhất là 54.000 đồng/kg. Các địa phương còn lại giao dịch ổn định trong khoảng 52.000 - 53.000 đồng/kg.
Giá heo hơi hôm nay 9/1: Thị trường lặng sóng ngày đầu tuần |
Tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên, giá heo hơi hôm nay tiếp tục đứng yên trên diện rộng và dao động trong khoảng 51.000 - 53.000 đồng/kg. Theo đó, mức giao dịch cao nhất vẫn được ghi nhận tại tỉnh Bình Thuận là 53.000 đồng/kg. Mức giá thấp nhất khu vực 51.000 đồng/kg được ghi nhận tại các địa phương gồm Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Đắk Lắk và Ninh Thuận. Các địa phương khác trong khu vực, hiện giá heo hơi ở mức 52.000 đồng/kg.
Tại khu vực miền Nam, giá heo hơi hôm nay đồng loạt đi ngang và dao động trong khoảng 50.000 - 53.000 đồng/kg. Theo đó, 50.000 đồng/kg đang là mức giao dịch thấp nhất được ghi nhận tại tỉnh Bến Tre. Nhỉnh hơn một giá ở mức 51.000 đồng/kg gồm có Kiên Giang, Hậu Giang, Trà Vinh và Sóc Trăng. Các tỉnh, thành còn lại duy trì giao dịch ổn định trong khoảng 52.000 - 53.000 đồng/kg.
Mức giá heo hơi cao nhất và thấp nhất khu vực ngày 9/1
Khu vực | Địa phương | Mức giá cao nhất/thấp nhất (đồng/kg) |
Miền Bắc | Hưng Yên | 54.000 |
Yên Bái, Lào Cai | 51.000 | |
Miền Trung – Tây Nguyên | Bình Thuận | 53.000 |
Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Đắk Lắk, Ninh Thuận | 51.000 | |
Miền Nam | Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cà Mau, Bạc Liêu | 53.000 |
Bến Tre | 50.000 |
Việt Nam là nước nông nghiệp với 7 vùng sinh thái, có không ít mặt hàng nông sản xuất khẩu đứng nhất, nhì thế giới. Tuy nhiên, hàng năm nước ta vẫn chi nhiều tỷ USD để nhập khẩu các loại nguyên liệu thức ăn chăn nuôi.
Điển hình như năm 2021, Việt Nam nhập khẩu 22,3 triệu tấn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi với giá trị là 9,07 tỉ USD. Đây chính là một thách thức lớn nhất trong ngành chăn nuôi của Việt Nam hiện nay.
Sự phụ này được dự báo còn tiếp diễn lâu dài nếu chúng ta không có những chiến lược tổng thể, bài bản, sự hợp tác và vào cuộc quyết liệt của các bên liên quan gồm chính quyền, doanh nghiệp, các tổ chức hỗ trợ, các nhà khoa học và người sản xuất.
Hiện, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã trình Chính phủ dự thảo Nghị định quy định về chính sách đầu tư hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi, với nhiều ưu đãi nhằm hỗ trợ, phát triển nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong nước, từng bước giảm phụ thuộc nhập khẩu.
De Heus cũng đang phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổ chức Phát triển Hợp tác xã Hà Lan (Agriterra) và một số viện nghiên cứu để đánh giá cơ hội đầu tư, liên kết với các hợp tác xã sắn và ngô xây dựng vùng nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi lớn tại khu vực Tây Nguyên (gồm Gia Lai, Kon Tum và Đắk Lắk).
Nếu thành công, đây sẽ là hình mẫu để các địa phương và doanh nghiệp trong nước tham khảo, từng bước giảm lệ thuộc vào nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu như hiện nay.