Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Giá tăng cao, ‘cò’ đất cũng ồ ạt đi buôn sầu riêng

Sầu riêng tăng giá nóng, trước khi sầu riêng thu hoạch 2 tháng các thương lái, 'cò' đất ồ ạt xuống các vườn để chốt cọc gây phân tâm cho người nông dân.
Hàng rào kỹ thuật nhìn từ chuyện trái thanh long, sầu riêngContainer sầu riêng, chuối,… bị tạm dừng xuất khẩu: Bộ Nông nghiệp nói gì?Dự kiến mang về hơn 2 tỷ USD, “vua các loại trái cây” đối diện với nhiều rủi ro

Đây là chia sẻ của ông Lê Anh Trung, Giám đốc đối ngoại của Tập đoàn Vạn Hòa Holding (TP.Hồ Chí Minh) - hoạt động chính trong các lĩnh vực xuất khẩu nông sản chính ngạch sang thị trường Trung Quốc - tại Diễn đàn “Nhận diện thực trạng liên kết tiêu thụ, xuất khẩu sầu riêng 2023 và giải pháp phát triển hiệu quả, bền vững ngành hàng sầu riêng Việt Nam”, diễn ra sáng 11/9.

'Cò' đất ồ ạt xuống các vườn để chốt cọc

Theo ông Lê Anh Trung, Giám đốc đối ngoại của Tập đoàn Vạn Hòa Holding (TP. Hồ Chí Minh), hiện nay Tập đoàn Vạn Hòa đã hoàn thiện hệ thống cơ sở đóng gói tại Đắk Lắk lên đến 30.000m2 với công suất hoạt động khoảng 100.000 tấn/năm. Những khách hàng của doanh nghiệp là các chuỗi - hệ thống siêu thị chợ đầu mối lớn nhất Trung Quốc.

Việt Nam có 246 mã số vùng trồng sầu riêng được Trung Quốc cấp chính ngạch
Việt Nam có 246 mã số vùng trồng sầu riêng được Trung Quốc cấp chính ngạch

Để nâng cao năng suất, chất lượng xuất khẩu cho các mặt hàng nông sản, Tập đoàn Vạn Hòa cũng không ngừng củng cố, phát triển chuỗi logistics để vận chuyển hàng hóa nhằm tiết giảm được chi phí vận chuyển, tăng khả năng cạnh tranh trên thị thường.

Đối với vụ mùa tại Đắk Lắk năm nay, Tập đoàn Vạn Hoà đã có cam kết sẽ cung ứng khoảng 20.000 tấn sầu riêng với các đối tác và khách hàng Trung Quốc. Tuy nhiên, với mức giá sầu riêng tăng quá cao như hiện nay, một số đối tác, khách hàng của doanh nghiệp đã có động thái muốn cắt giảm đơn hàng.

Riêng đối với Tập đoàn Vạn Hòa, để duy trì cam kết và đảm bảo uy tín với các khách hàng, doanh nghiệp thậm chí phải chấp nhận bù lỗ sau mỗi chuyến hàng xuất khẩu. Với tình trạng trên, doanh nghiệp càng làm thì sẽ càng thua lỗ.

Do đó, việc duy trì cam kết với các đối tác cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng và trong tương lai doanh nghiệp sẽ không thể bao tiêu sản phẩm cho người nông dân như đã cam kết.

Ông Lê Anh Trung, Giám đốc đối ngoại của Tập đoàn Vạn Hòa Holding (TP. HCM) chia sẻ tại Diễn đàn
Ông Lê Anh Trung - Giám đốc đối ngoại của Tập đoàn Vạn Hòa Holding chia sẻ tại diễn đàn

Nêu thực trạng của ngành hàng sầu riêng tại khu vực miền Đông và Tây Nguyên, ông Lê Anh Trung cho biết, Tập đoàn đã xây dựng chính sách liên kết sản xuất với người nông dân, trong đó có chính sách đào tạo tập huấn, nâng cao năng lực sản xuất, xây dựng mã số vùng trồng, hỗ trợ vốn 50 triệu đồng/ha.

Trải qua các vùng miền Tây, miền Đông lên Tây Nguyên, đến giờ phút này ông Lê Anh Trung cho hay, kế hoạch liên kết thất bại hoàn toàn và doanh nghiệp đang phải đi thu hồi vốn hỗ trợ cho người nông dân.

“Nghề sầu riêng khác với nghề hồ tiêu hay cà phê. Sầu riêng là trái cây, đối với khu vực miền Tây, tình hình không biến động như tại khu vực miền Đông và Tây Nguyên do người nông dân tại đây có nghề và am hiểu về sầu riêng. Nông dân nhìn thấy lợi ích từ việc liên kết với doanh nghiệp xuất khẩu. Trước đây, việc liên kết sản xuất chỉ diễn ra với thương lái và vựa thu mua nhỏ lẻ, nhưng hiện nay nông dân có thể liên kết trực tiếp với các doanh nghiệp xuất khẩu”, ông Lê Anh Trung cho biết.

Tại khu vực miền Đông và Tây Nguyên, nhẽ ra, sẽ không có gì vướng mắc nhưng thực tế lại vướng mắc rất nhiều. Theo ông Trung, câu chuyện từ chính doanh nghiệp, đó là dù có hợp đồng bao tiêu liên kết, trong hợp đồng thu mua trước khi thu hoạch là 15 - 20 ngày, nhưng do giá cả tăng cao, trước đó 2 tháng các thương lái, 'cò' đất ồ ạt xuống các vườn để chốt cọc, nông dân không chịu được sức ép từ lời “ong bướm” từ các cò, gây phân tâm cho người nông dân.

Điều này xảy ra 2 tình huống, nếu giá lên thuận tự nhiên, việc mua bán vẫn diễn ra bình thường, nhưng khi giá xuống, thương lái, 'cò' đất sẽ đề nghị xuống giá. Nếu không xuống giá họ cứ duy trì vườn neo. Điều này chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng tới nguời dân. Cuối cùng nông dân vẫn là người chịu thiệt thòi.

Ông Lê Anh Trung nêu vấn đề và cho biết trong quá trình Tập đoàn thu hồi vốn, 40% người nông dân hiểu vấn đề, mong công ty tiếp tục hợp tác, song chính sách liên kết thất bại sẽ rất khó khăn trong việc tiếp tục đầu tư.

Ông Nguyễn Hữu Chiến, Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp Tân Lập Đông, huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk đặt ra 3 vấn đề băn khoăn. Thứ nhất, một số đơn vị đứng chủ mã số vùng trồng nhưng chưa mua được sản phẩm từ mã số. Tuy nhiên, từ các mã vùng trồng này, một số đơn vị vẫn làm thủ tục xuất khẩu bình thường. Thứ hai, những mã số vùng trồng được làm chuẩn như nhật ký ghi chép, theo dõi, giám sát sinh vật gây hại… thì giá bán cũng ngang bằng, thậm chí thấp hơn những đơn vị khác. Thứ ba, việc tranh mua, tranh bán diễn ra thường xuyên. Các doanh nghiệp trong nước đang cạnh tranh nhau và tự thua trên sân nhà.

“HTX vấp phải tình trạng rất nhiều thương lái đến hỏi mua sầu riêng mà không quan tâm đến mã số vùng trồng. Tôi hỏi tại sao sản phẩm đi xuất khẩu mà không quan tâm đến mã số, thì họ vỗ vai nói là việc mua bán mã số vùng trồng giờ quá đơn giản”, ông Nguyễn Hữu Chiến dẫn chứng và đề nghị các cơ quan quản lý kiểm soát, giám sát chặt chẽ hơn nữa việc cấp, quản lý mã số vùng trồng.

Nhiều nơi làm nóng, làm quá trong quản lý mã số vùng trồng, gây khó cho doanh nghiệp xuất khẩu

Với khó khăn trên, ông Lê Anh Trung đề xuất các cơ quan chức năng, Hiệp hội sầu riêng Đắk Lắk tổ chức tuyên truyền để người dân biết giá trị thực sự của quả sầu riêng. Đồng thời, tổ chức hướng dẫn, tập huấn thêm kiến thức, kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng cho tất cả bà con nông dân. Từ đó, mới ổn định giá cả, chất lượng, giúp cho doanh nghiệp và người nông dân an tâm sản xuất, thu mua, như vậy thì ngành sầu riêng mới phát triển được bền vững và lâu dài.

Bên cạnh đó, ông Trung cũng nhấn mạnh vai trò của báo chí, truyền thông trong việc tuyên truyền trong liên kết sản xuất giữa người nông dân và doanh nghiệp.

Về mã số vùng trồng, hiện một số địa phương đang làm nóng, làm quá vấn đề về mã vùng trồng, nhiều nơi hiểu sai về việc này và dẫn đến tình trạng các xã phân chia doanh nghiệp này thôn này, doanh nghiệp kia thôn kia. Việc này dẫn đến tình trạng doanh nghiệp sẽ không cần xây dựng chính sách liên kết tốt với người dân. Nghị định 98/2018/NĐ-CP về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp sẽ không còn ý nghĩa.

Bên cạnh đó, cần xây dựng tiêu chuẩn ngành hàng, vùng nào trồng được sầu riêng, giống gì, cách thức thu hoạch ra sao,… Dựa trên các tiêu chuẩn này để các địa phương xây dựng kế hoạch vùng trồng. Ngoài ra, vấn đề liên kết cần được các bên nhìn nhận nghiêm túc hơn, chính sự yếu kém trong việc liên kết khiến các doanh nghiệp thua ngay trên sân nhà chứ chưa cần nói đến thị trường xuất khẩu.

Ông Vũ Đức Côn - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chủ tịch Hiệp hội Sầu riêng Đắk Lắk - cho biết, hiện 34 tỉnh trên cả nước đã trồng sầu riêng, trong đó có 3 tỉnh trồng trên 10.000ha. "Ngay cả một số tỉnh như Lào Cai, Sơn La cũng thử nghiệm loại cây được xem là “vua của các loại quả”. Tính tổng, sản lượng cả nước ước khoảng 900.000 tấn. Đặc biệt, vụ thu hoạch sầu riêng được rải khá đều, từ Nam bộ lên Tây Nguyên, rồi Duyên hải miền Trung", ông Vũ Đức Côn nhấn mạnh.

Ông Lê Minh Hoan – Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Mã số vùng trồng mới dừng ở việc khuyến khích mà chưa bắt buộc, nên tiến tới đây sẽ là yêu cầu bắt buộc. Tất cả phải đi vào tiêu chuẩn, quy chuẩn, không còn tình trạng tự phát. Muốn làm được điều này, trước tiên chính quyền địa phương phải thay đổi tư duy.

Bên cạnh đó, cần tạo được sự kết nối chặt chẽ giữa doanh nghiệp, HTX, hộ sản xuất với nhau. Bởi lẽ, ngày nào chưa làm được điều này vẫn là tư duy thuận mua vừa bán chứ chưa phải tư duy hợp tác. Bên cạnh đó, phải nhận thức rõ phát triển bền vững ở đây không phải là cây sầu riêng bền vững mà là con người tham gia vào chuỗi ngành hàng sầu riêng bền vững.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: xuất khẩu nông lâm thủy sản

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Nhập khẩu hàng hóa có chiều hướng giảm nhẹ trong nửa đầu tháng 10

Nhập khẩu hàng hóa có chiều hướng giảm nhẹ trong nửa đầu tháng 10

Trong kỳ 1 tháng 10 (1-15/10), nhập khẩu hàng hóa đạt 15,78 tỷ USD, giảm 5,8% so với kết quả thực hiện trong nửa cuối tháng 9/2024.
Infographic | Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ 9 tháng sát mốc 100 tỷ USD

Infographic | Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ 9 tháng sát mốc 100 tỷ USD

Trong 9 tháng, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Hoa Kỳ đạt 99,12 tỷ USD. Có thể khẳng định năm 2024, thương mại giữa 2 nước sẽ vượt mốc 100 tỷ USD.
9 tháng năm 2024, xuất khẩu chè sang thị trường Trung Quốc tăng hơn 2 lần

9 tháng năm 2024, xuất khẩu chè sang thị trường Trung Quốc tăng hơn 2 lần

Xuất khẩu chè sang thị trường Trung Quốc tăng mạnh 245,6% về lượng và tăng 108,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.
Xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 55,29 tỷ USD

Xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 55,29 tỷ USD

Tính đến hết ngày 15/10, xuất khẩu nhóm hàng máy tính điện tử và linh kiện của Việt Nam đạt 55,29 tỷ USD, tương ứng tăng 26,72% so với cùng kỳ năm ngoái.
Chuyên gia Vũ Vinh Phú: Thành tích xuất nhập khẩu có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Chuyên gia Vũ Vinh Phú: Thành tích xuất nhập khẩu có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Chuyên gia Vũ Vinh Phú cho rằng, các thành tích xuất nhập khẩu thời gian qua có đóng góp lớn của Bộ Công Thương.

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2024 có thể vượt 60 tỷ USD

Xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2024 có thể vượt 60 tỷ USD

Với tốc độ tăng trưởng hiện nay, xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2024 có thể đạt 60 đến 61 tỷ USD.
Bến Tre: Xuất khẩu chính ngạch dừa tươi sang thị trường Trung Quốc

Bến Tre: Xuất khẩu chính ngạch dừa tươi sang thị trường Trung Quốc

Ngày 25/10, tại Bến Tre đã diễn ra Lễ công bố xuất khẩu chính ngạch dừa tươi Bến Tre sang thị trường Trung Quốc.
Xuất khẩu cá tra sang thị trường Trung Quốc giảm tháng thứ 3 kể từ đầu năm 2024

Xuất khẩu cá tra sang thị trường Trung Quốc giảm tháng thứ 3 kể từ đầu năm 2024

Tháng 9/2024, xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc giảm 16% so với cùng kỳ năm 2023. Đây cũng là tháng thứ 3 kể từ đầu năm nay chứng kiến sự sụt giảm này.
Xuất khẩu hàng hóa 9 tháng 2024, Hoa Kỳ là thị trường có mức tăng mạnh nhất

Xuất khẩu hàng hóa 9 tháng 2024, Hoa Kỳ là thị trường có mức tăng mạnh nhất

9 tháng/2024, có 8 thị trường, khu vực thị trường xuất khẩu tăng trên 1 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước, trong đó, Hoa Kỳ là thị trường có mức tăng mạnh nhất.
9 tháng năm 2024, Việt Nam thu về gần 42 tỷ USD từ xuất khẩu điện thoại và linh kiện

9 tháng năm 2024, Việt Nam thu về gần 42 tỷ USD từ xuất khẩu điện thoại và linh kiện

9 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng điện thoại và linh kiện các loại của cả nước đạt trên 41,89 tỷ USD, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm 2023.
Thúc đẩy thương mại biên giới, tăng cường quan hệ thương mại Việt Nam - Lào

Thúc đẩy thương mại biên giới, tăng cường quan hệ thương mại Việt Nam - Lào

Thúc đẩy thương mại biên giới là một trong những giải pháp quan trọng nhằm gia tăng thương mại hai chiều Việt Nam – Lào.
Tiền Giang xuất khẩu lô dừa tươi đầu tiên sang Trung Quốc

Tiền Giang xuất khẩu lô dừa tươi đầu tiên sang Trung Quốc

Sở Công Thương Tiền Giang phối hợp với Công ty Fadoi Export tổ chức “Lễ khởi hành chuyến xe đầu tiên vận chuyển dừa tươi Tiền Giang xuất khẩu sang Trung Quốc”.
Bộ Công Thương: Kết nối giao thương doanh nghiệp Việt Nam và Ả Rập

Bộ Công Thương: Kết nối giao thương doanh nghiệp Việt Nam và Ả Rập

Sáng 24/10, tại Hà Nội, Bộ Công Thương phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức Hội thảo giao thương giữa đoàn doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Ả Rập.
Ấn Độ tiếp tục là thị trường xuất khẩu hoa hồi lớn nhất của Việt Nam

Ấn Độ tiếp tục là thị trường xuất khẩu hoa hồi lớn nhất của Việt Nam

9 tháng, xuất khẩu hoa hồi của Việt Nam đạt 9.822 tấn, đạt gần 47 triệu USD, trong đó Ấn Độ tiếp tục là thị trường xuất khẩu hoa hồi lớn nhất của nước ta.
Gạo Việt đối diện với những ‘cơn sóng’ nhẹ

Gạo Việt đối diện với những ‘cơn sóng’ nhẹ

Xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc giảm mạnh; Indonesia bất ngờ ‘quay xe’ huỷ chào thầu mua 340.000 tấn gạo. Gạo Việt đối diện với những cơn sóng nhẹ.
Giá hạt điều xuất khẩu tháng 9 tăng cao nhất kể từ đầu năm

Giá hạt điều xuất khẩu tháng 9 tăng cao nhất kể từ đầu năm

Giá hạt điều xuất khẩu tháng 9 năm 2024 đạt 6.560 USD/tấn, tăng 22,5% so với cùng kỳ. Đây là mức giá cao nhất trong năm 2024, cao hơn giá của các tháng trước đó
Tăng cường giao thương, xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Móng Cái khởi sắc

Tăng cường giao thương, xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Móng Cái khởi sắc

Nhờ hoạt động giao thương qua cửa khẩu Móng Cái khởi sắc, kim ngạch xuất nhập khẩu với Trung Quốc 9 tháng qua đã tăng 23% so với cùng kỳ năm 2023.
Sầu riêng đông lạnh - động lực mới cho xuất khẩu trái cây thời gian tới

Sầu riêng đông lạnh - động lực mới cho xuất khẩu trái cây thời gian tới

Sầu riêng đông lạnh là động lực mới cho xuất khẩu trái cây thời gian tới. Để phát triển thị trường, doanh nghiệp cần tuân thủ quy định của nước nhập khẩu.
9 tháng, xuất nhập khẩu hàng hoá khởi sắc và đạt kết quả tích cực

9 tháng, xuất nhập khẩu hàng hoá khởi sắc và đạt kết quả tích cực

Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá của nước ta trong 9 tháng năm 2024 đã có những khởi sắc và đạt được những kết quả tích cực.
Xuất khẩu cá ngừ sang thị trường Israel tăng trưởng mạnh

Xuất khẩu cá ngừ sang thị trường Israel tăng trưởng mạnh

Tính đến hết tháng 9/2024, xuất khẩu cá ngừ sang thị trường Israel vẫn tăng 52% so với cùng kỳ, đạt gần 53 triệu USD.
An Giang: Liên kết vùng để nâng cao năng lực xuất khẩu gạo

An Giang: Liên kết vùng để nâng cao năng lực xuất khẩu gạo

Theo đại diện Sở Công Thương tỉnh An Giang, cần xây dựng liên kết tạo thành vùng nguyên liệu để chế biến xuất khẩu gạo luôn được đảm bảo nguồn cung ổn định.
Việt Nam thu về 20 triệu USD từ loại gia vị đắt thứ 3 thế giới

Việt Nam thu về 20 triệu USD từ loại gia vị đắt thứ 3 thế giới

Xuất khẩu nhóm hàng bạch đậu khấu – nhục đậu khấu của Việt Nam trong 9 tháng năm 2024 đạt 2.501 tấn, kim ngạch đạt hơn 20 triệu USD.
Hợp tác năng lượng, dầu khí - trụ cột quan trọng hàng đầu trong quan hệ Việt Nam - Nga

Hợp tác năng lượng, dầu khí - trụ cột quan trọng hàng đầu trong quan hệ Việt Nam - Nga

Hợp tác trên lĩnh vực năng lượng, dầu khí là trụ cột quan trọng hàng đầu trong quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Nga.
Nhập khẩu sắt thép của Việt Nam tăng mạnh trong 9 tháng năm 2024

Nhập khẩu sắt thép của Việt Nam tăng mạnh trong 9 tháng năm 2024

9 tháng năm 2024, Việt Nam nhập khẩu gần 12,3 triệu tấn sắt thép, trị giá trên 8,97 tỷ USD, tăng 31,7% về lượng và tăng 19% kim ngạch so với 9 tháng năm 2023.
Bình Dương: Xuất khẩu 9 tháng đầu năm cán mốc gần 27 tỷ USD, thặng dư thương mại 8,4 tỷ USD

Bình Dương: Xuất khẩu 9 tháng đầu năm cán mốc gần 27 tỷ USD, thặng dư thương mại 8,4 tỷ USD

Để mở rộng thị trường xuất khẩu, tỉnh Bình Dương tiếp tục phối hợp Bộ Công Thương triển khai các nhóm giải pháp, hỗ trợ doanh nghiệp khai thác thị trường FTA.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động