Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Thứ tư 27/11/2024 02:14

Giá tiêu dùng tăng, người dân cắt giảm chi tiêu

Sự nỗ lực của cơ quan chức năng trong việc kiềm chế lạm phát là không thể phủ nhận, tuy nhiên với đại bộ phận NTD, tâm lý vẫn còn e ngại nên buộc họ phải cân nhắc khi mua sắm.

 - Sau hai tháng 5 – 6 giảm, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) lại tăng trở lại vào tháng 7.2011, với mức tăng cao (1,17%) đã tác động đến tâm lý mua sắm của người dân, trong bối cảnh giá nhiều mặt hàng vẫn chưa có xu hướng giảm.

CPI lại… tăng

Theo Cục Thống kê TP.Hà Nội: CPI tháng 7 tăng 1,32% so với tháng 6 và tăng 21,55% so với cùng kỳ năm 2010. So với tháng 12.2010, chỉ số giá tiêu dùng tăng 14,43%, hầu hết tất cả các nhóm hàng đều tăng. Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng cao (tăng 2,76%) chủ yếu do giá thực phẩm tăng cao (tăng 3,74%), hầu hết các loại thực phẩm tươi sống tiếp tục tăng, một phần do thiếu nguồn cung cho thị trường.

Hiện nay, giá các loại thực phẩm đang đứng ở mức cao, thủy sản đang trong thời kỳ nuôi thả cá thịt đợt 2 nên nguồn thủy sản cũng hạn chế, nguồn thịt gia cầm, thịt gia súc không dồi dào mặc dù các tỉnh đẩy nhanh việc tái đàn sản xuất. Ngoài ra, trong tháng 7, một lượng lớn khách ngoại tỉnh đổ về Hà Nội (tham gia tuyển sinh đại học, cao đẳng) đã làm chỉ số giá ăn uống ngoài gia đình tăng theo. Chỉ có duy nhất giá lương thực giảm do được mùa vụ chiêm ở miền Bắc, còn lại các nhóm ngành hàng đều tăng dưới 1%.

Tại TPHCM, chỉ số CPI tháng 7 tiếp tục tăng 1,07% so với tháng 6. Như vậy, tính từ đầu năm đến nay, CPI của TPHCM tăng 12,73%. Riêng mặt hàng thực phẩm 7 tháng qua đã tăng 20,67%. Cục Thống kê TPHCM cho biết: CPI TPHCM tháng này chịu tác động mạnh từ việc tăng giá của 3 nhóm hàng: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống; may mặc, mũ nón, giày dép và nhóm thiết bị, đồ dùng gia đình. Nhóm thiết bị, đồ dùng gia đình vượt mức tăng 1%.

Các mặt hàng thực phẩm có đột biến lớn về giá đã khiến CPI nhóm thực phẩm tăng 1,92%, kéo theo ăn uống ngoài gia đình tăng 2,63%. Trong nhóm thực phẩm, thịt heo tăng 4,13%, thịt bò tăng 0,63%, thịt gà tăng 1,21%, trứng các loại tăng 5,54%... Như vậy, CPI cả nước tháng 7 tăng 1,17% so với tháng trước, chỉ số giá tiêu dùng tăng cao đã tác động không nhỏ đến tâm lý mua sắm của người dân. Chính sự trồi, sụt của chỉ số CPI cho thấy, trong tháng 8 tới, việc kìm đà tăng của CPI sẽ gặp nhiều khó khăn.

Người tiêu dùng cân nhắc nhu cầu mua sắm

Theo khảo sát của PV tại các chợ trên địa bàn TPHCM, một số loại thực phẩm tại các chợ đầu mối đang trên đà giảm giá từ 2.000 – 10.000đ/kg nhưng tại khu vực các chợ bán lẻ, việc giảm giá các mặt hàng lại được áp dụng khá chậm. Trong khi đó, theo các DN trên địa bàn TP thì sức ép lên giá hàng hóa, thực phẩm trong nhiều tháng qua là do nguồn cung chưa ổn định và chi phí đầu vào tăng... nên việc giảm giá thành sản phẩm là rất khó khăn.

Bà Lý Kim Chi – Phó Chủ tịch Hội Lương thực – Thực phẩm TPHCM - cho biết: “Nếu không được tham gia hỗ trợ thì giá thành sản phẩm sẽ cao. Hiện nay các DN đang cố gắng để ổn định sản xuất, nhưng với lãi suất và giá nguyên liệu như hiện nay sẽ đẩy giá thành sản phẩm lên cao. Do vậy, tôi đề nghị nên có chính sách với nhóm hàng lương thực – thực phẩm, đó chính là cơ chế lãi suất mà Nhà nước nên tham gia điều tiết một phần”.

Chương trình bình ổn giá của TPHCM được xúc tiến mạnh với số điểm bán hàng tăng. Bà Nguyễn Thị Hồng – Phó Chủ tịch UBND TPHCM - cho biết: “Hiện TPHCM không chỉ cung ứng hàng hóa, thực phẩm thiết yếu cho gần 10 triệu dân của TP, mà còn phải cung ứng cho một số tỉnh, thành khác. Để bình ổn giá cả thị trường và kìm giữ giá, UBND TPHCM đề nghị các sở, ngành và UBND 24 quận, huyện tăng cường kiểm tra thường xuyên việc chuẩn bị lượng hàng bình ổn, giám sát việc niêm yết giá, bán đúng theo giá niêm yết của tiểu thương”.

Còn tại Hà Nội, chương trình bình ổn giá đã bắt đầu chính thức đến tay NTD từ đầu tháng 7, mặc dù mới khởi động, nhưng chương trình đã nhận được sự hưởng ứng của NTD, số điểm bán hàng bình ổn giá tăng gấp 2 lần so với năm 2010 với 610 điểm. Để chương trình ưu đãi của TP đến tay người dân nghèo, Sở Công thương xúc tiến tập trung vào việc tổ chức phiên chợ Việt, đến nay đã tổ chức được 17 phiên chợ Việt và 8 chuyến hàng lưu động.

Sự nỗ lực của cơ quan chức năng trong việc kiềm chế lạm phát là không thể phủ nhận, tuy nhiên với đại bộ phận NTD, tâm lý vẫn còn e ngại nên buộc họ phải cân nhắc khi mua sắm. Nói về vấn đề này, bà Nguyễn Phương Thảo – Giám đốc siêu thị Maximark Cộng Hòa - cho biết: “Hiện NTD có xu hướng ngày càng chắt bóp chi tiêu và chỉ tập trung mua sắm những hàng hóa phục vụ bữa ăn, nhu cầu sinh hoạt hằng ngày. Mặt khác, NTD để ý nhiều hơn đến yếu tố giá cả. Do vậy, để thu hút khách hàng và tăng sức mua, các nhà sản xuất, kinh doanh hiện cũng tăng cường khuyến mãi, giảm giá trực tiếp trên sản phẩm hoặc tăng thêm trọng lượng sản phẩm”.

Ông Vũ Vinh Phú – Chủ tịch Hội Siêu thị Hà Nội - thì cho rằng: “Qua kiểm tra thực tế cho thấy, tình trạng gian lận thương mại gây bức xúc cho NTD, hiện tượng các tiểu thương tại thị trường tự do đẩy giá dẫn tới sự chênh lệch giá quá lớn giữa chợ đầu mối và chợ dân sinh vẫn diễn ra. Trong 6 tháng đầu năm 2011, khảo sát giỏ mua hàng của người dân thì số lượng hàng, giá trị hàng giảm từ 520.000đ/giỏ xuống còn 380.000đ/giỏ so với cùng thời điểm năm 2010. Điều này cho thấy, NTD đã cắt giảm mua sắm kể cả đối với hàng hóa cao cấp”.

baocongthuong.com.vn

Tin cùng chuyên mục

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 22/11: Giá dầu ‘leo thang’

Chỉ thị của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên về đảm bảo bảo cung cầu, bình ổn giá dịp Tết Ất Tỵ

Giá đậu tương năm 2025 sẽ diễn biến ra sao?

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 21/11: MXV-Index tăng phiên thứ 4 liên tiếp

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 20/11: Sắc xanh bao phủ thị trường kim loại và năng lượng

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 19/11: Giá dầu tăng mạnh, thị trường kim loại phục hồi

Doanh nghiệp ngoại thi nhau mở điểm bán, bức tranh thị trường bán lẻ nội cuối năm 2024 ra sao?

Doanh nghiệp bán lẻ tăng mở mới, thị trường kỳ vọng 'bùng nổ' cuối năm

Thị trường hàng hóa hôm nay 14/11/2024: Chỉ số MXV-Index chấm đứt chuỗi giảm ba phiên liên tiếp

Doanh nghiệp sẵn sàng nguồn cung hàng hoá phục vụ cuối năm và Tết Ất Tỵ

Thị trường hàng hóa hôm nay 13/11/2024: Giá đậu tương mở rộng đà suy yếu

POND’S mang kiến thức chăm sóc da đúng chuẩn tới gần 1000 học sinh Bến Tre

Thị trường hàng hóa hôm nay 12/11/2024: Giá dầu thế giới giảm hơn 2%

Thị trường hàng hóa hôm nay 11/11/2024: Nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc cao kỷ lục đẩy giá tăng mạnh

Thị trường hàng hóa hôm nay 8/11/2024: Lực mua mạnh mẽ kéo MXV-Index quay lại mức cao nhất trong vòng ba tuần

Thị trường hàng hóa hôm nay 7/11/2024: Giá kim loại đồng loạt giảm, giá ngô đi ngược chiều thị trường

Thị trường hàng hóa hôm nay 6/11/2024: Sắc xanh áp đảo trên thị trường hàng hóa thế giới

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 10 tháng năm 2024 tăng 8,5%

TP. Hồ Chí Minh tăng cường bảo đảm bình ổn hàng hóa dịp Tết Ất Tỵ 2025

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 5/11: Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới khởi sắc trong phiên đầu tuần