Giá tiêu trong nước hôm nay
Giá tiêu hôm nay ngày 9/8/2024, tại khu vực Đông Nam Bộ quay đầu tăng 1.000 - 2.000 đồng/kg ở một vài địa phương so với ngày hôm qua, giao dịch quanh mốc 137.000 -138.000 đồng/kg, giá mua cao nhất tại các tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai là 138.000 đồng/kg.
Cụ thể, giá tiêu Đắk Lắk được thu mua ở mức 138.000 đồng/kg tăng 1.000 đồng/kg so với ngày hôm qua. Giá tiêu Chư Sê (Gia Lai) thu mua ở mức 138.000 đồng/kg tăng 1.000 đồng so với ngày hôm qua. Giá tiêu Đắk Nông hôm nay ghi nhận ở giảm xuống mức 136.000 đồng/kg giảm 1.000 đồng/kg so với ngày hôm qua.
Giá tiêu hôm nay 9/8/2024: Tăng hồi phục sau 3 ngày giảm mạnh, cao nhất tại Đắk Lắk, Gia Lai 138.000 đồng/kg |
Tại khu vực Đông Nam Bộ, giá tiêu hôm nay tăng 1.000 - 2.000 đồng/kg so với ngày hôm qua. Cụ thể, tại Bà Rịa – Vũng Tàu hiện ở mức 137.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg so với ngày hôm qua; tại Bình Phước giá tiêu hôm nay ở mức 137.000 đồng/kg tăng 2.000 đồng/kg so với ngày hôm qua.
Như vậy, giá tiêu hôm nay 9/8, tăng từ 1.000 - 2.000 đồng/kg tại một số địa phương ở vùng trồng trọng điểm, chỉ có Đắk Nông giảm so với cùng thời điểm hôm qua ghi nhận mức giá cao nhất 138.000 đồng, dao động ở vùng giá 137.000 – 138.000 đồng/kg.
Giá tiêu trong nước ngày 9/8/2024
Giá tiêu đã đạt đỉnh 8 năm hồi tháng 6/2024 ở mức 180.000 đồng/kg và đến thời điểm hiện tại giá lui về dưới mốc 140.000 đồng/kg. Thu hoạch vụ mới dự kiến sau Tết Nguyên đán (tháng 2/2025), lượng tồn kho của Việt Nam còn khoảng 30% tương đương với 50.000 – 55.000 tấn.
Hiện tại giá tiêu tại thị trường Trung Quốc đang thấp hơn giá tiêu tại Việt Nam có thể là nguyên nhân chính của việc hạn chế nhập khẩu hạt tiêu từ Việt Nam, từ đầu năm về nguồn cung toàn cầu thì được bổ sung khi Indonesia bướcvào vụ thu hoạch.
Hiệp hội Hạt tiêu và Cây gia vị Việt Nam (VPSA) cho biết, các nhà phân tích dự kiến tình trạng tắc nghẽn tại các cảng biển có thể kéo dài đến tháng 8 năm nay. Từ đầu năm đến nay, giá cước đã tăng gấp 5 lần. Nhiều doanh nghiệp cảng dự báo thời gian tới, cùng với nguy cơ thiếu container rỗng, giá cước vận tải biển có thể tăng chạm ngưỡng thời điểm dịch Covid-19. Chi phí vận chuyển tăng sẽ làm tăng giá bán và nếu giá đến tay người tiêu dùng quá cao có thể khiến cho nhu cầu tiêu thụ sản phẩm này giảm.
Trong nửa đầu năm 2024, xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam chứng kiến sự sụt giảm đáng kể tới thị trường Trung Quốc, trong khi đó, các thị trường khác lại ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng.
Việt Nam từng là nhà xuất khẩu hồ tiêu hàng đầu tới Trung Quốc, giờ đây đã tụt xuống vị trí thứ 5, với lượng xuất khẩu chỉ đạt 7.451 tấn, tương đương 20 triệu USD, giảm 85,2% về khối lượng và 81,7% về giá trị so với năm trước. Thị phần của Trung Quốc cũng thu hẹp xuống còn 5,2% so với mức 33% của cùng kỳ năm trước.
Giá tiêu thế giới hôm nay
Cập nhật giá tiêu thế giới từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC), kết thúc phiên giao dịch gần nhất, IPC niêm yết giá tiêu đen Lampung của Indonesia đạt 7.303 USD/tấn, tăng 0,92%, giá tiêu trắng Muntok đạt 8.948 USD/tấn, tăng 0.92%.
Giá tiêu đen ASTA 570 của Brazil ở mức 6.400 USD/tấn, giảm 5,47%. Giá tiêu đen ASTA của Malaysia duy trì ổn định ở mức 8.500 USD/tấn; giá tiêu trắng ASTA của nước này đạt 10.400 USD/tấn.
Giá tiêu đen Việt Nam xuống ở mốc cao giao dịch ở 5.8.000 USD/tấn với loại 500 g/l, giảm 3.45%; loại 550 g/l mức 6.200 USD/tấn, giảm 6.45%; giá tiêu trắng ở mức 8.500 USD/tấn, giảm 3.53%.
The Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), nguồn cung hạt tiêu toàn cầu được bổ sung khi Indonesia bước vào vụ thu hoạch, bắt đầu từ tháng 7. Tuy nhiên, Brazil, quốc gia sản xuất hạt tiêu đen lớn thứ 2 thế giới, đang đối mặt với tình trạng mất mùa liên tục do hạn hán.
Theo phản ảnh của một số nông dân vùng Espirito Santos (Brazil), sản lượng thu hoạch trong năm 2024 có thể thấp hơn 25-30% do nắng nóng khiến bông rụng đợt 1 gần hết và tỷ lê đậu trái trên dé của bông ra đợt 2 và đợt 3 khá thấp nên dự kiến có thể chỉ đạt khoảng 70% so với năm ngoái. Tính chung cả nước năm 2024 có thể giảm 20-25% so với năm 2023.
Theo nhận định của giới chuyên gia, dấu hiệu thiếu hụt nguồn cung so với nhu cầu sẽ tiếp tục được ghi nhận trên thị trường trong thời gian tới. Bên cạnh đó, chi phí vận chuyển hàng hóa tăng nhanh và tắc nghẽn cảng ở châu Á cũng tác động đến giá cả ở các thị trường nhập khẩu, và có thể gây ra sự chậm trễ vận chuyển, khiến giá tăng trong trung và dài hạn.
*Thông tin mang tính tham khảo. Giá có thể thay đổi tùy theo từng thời điểm, từng địa phương.