Không gian dùng chung hỗ trợ SV khởi nghiệp của trường ĐH Bách khoa Hà Nội |
Trong đó, các cơ sở đào tạo bố trí, đầu tư cơ sở vật chất, thành lập các trung tâm hỗ trợ HSSV khởi nghiệp trong trường, tạo không gian ung chung cho sinh viên. Đồng thời, thành lập câu lạc bộ khởi nghiệp phù hợp với nhóm ngành đào tạo.
Giai đoạn 2018 – 2020, thí điểm xây dựng 3 mô hình trung tâm hỗ trợ HSSV khởi nghiệp tại 3 khu vực.
Giai đoạn 2021 – 2025 hình thành ít nhất 10 trung tâm hỗ trợ HSSV khởi nghiệp trong cả nước trên cơ sở sửa chữa, cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị của các nhà trường.
Sẽ xây dựng nội dung, chương trình phát triển sàn giao dịch ý tưởng, dự án khởi nghiệp trực tuyến giữa các cơ sở đào tạo, các HSSV và các DN.
Để có nguồn vốn cho các chương trình, dự án khởi nghiệp của sinh viên hoạt động, các đại học, học viện, trường đại học chủ động bố trí kinh phí từ nguồn thu hợp pháp; xây dựng Quỹ hỗ trợ HSSV khởi nghiệp tại các nhà trường từ nguồn kinh phí xã hội hóa.
Các trường có thể tìm kiếm nguồn kinh phí, kết nối, thu hút đầu tư từ các cá nhân, tổ chức đối với những dự án được hình thành từ các ý tưởng khởi nghiệp của HSSV.
Theo Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ký quyết định phê duyệt ngày 30/10/2017, đến năm 2020, 100% các ĐH, HV, trường ĐH, 50% trường cao đẳng, trường trung cấp có ít nhất 2 ý tưởng, dự án khởi nghiệp của HSSV được hỗ trợ đầu tư từ nguồn kinh phí phù hợp hoặc kết nối với các DN, các quỹ đầu tư mạo hiểm. Đến năm 2025, 100% các ĐH, HV, trường ĐH, 70% trường cao đẳng, trường trung cấp có ít nhất 5 ý tưởng, dự án khởi nghiệp của HSSV được hỗ trợ đầu tư từ nguồn kinh phí phù hợp hoặc kết nối với các DN, các quỹ đầu tư mạo hiểm. |