Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Vuasanca

Giải ngân vốn đầu tư công: Chậm vì giãn cách xã hội

Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước (NSNN) 8 tháng đầu năm đạt 244,9 nghìn tỷ đồng, bằng 51,1% kế hoạch năm và giảm 0,4% so với cùng kỳ năm 2020. Tốc độ tăng vốn thực hiện từ nguồn NSNN trong tháng 8 giảm 7,1% so với tháng 7, giảm 24,7% so với cùng kỳ năm trước.

Nhiều thách thức cho giải ngân đầu tư công

Lý giải nguyên nhân vốn giải ngân đầu tư công 8 tháng đầu năm giảm so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi dịch Covid-19 đã kéo dài từ năm 2020, năm 2021 chúng ta có sự chủ động hơn chứ không bất ngờ như năm trước, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, giãn cách xã hội ở nhiều địa phương nhằm kiểm soát và khống chế sự lây lan của dịch Covid-19 đã làm ảnh hưởng và đặt ra nhiều thách thức cho việc thực hiện dự án đầu tư công.

Cụ thể, theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương, đầu tư công là hoạt động kinh tế phụ thuộc nhiều vào vấn đề vận chuyển các nguyên vật liệu, thiết bị để triển khai thi công, do vậy bị ảnh hưởng trong bối cảnh giãn cách. Đối với những địa phương phải thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ thì điều này thể hiện rõ nhất.

Trong khi đó, đối tượng làm việc trong các dự án đầu tư công, điển hình là công nhân, chuyên gia, tư vấn cũng phải thực hiện chính sách giãn cách của địa phương. Tỷ lệ địa phương chịu ảnh hưởng của dịch bệnh năm 2021 cũng nhiều hơn so với năm 2020, và phải thực hiện giãn cách triệt để hơn, nên việc triển khai thi công công trình, nhất là ở những địa bàn có dịch gặp nhiều khó khăn, chưa kể một số công trình triển khai “3 tại chỗ”, nhưng nguyên liệu đầu vào để thi công có nhiều vướng mắc.

Giải ngân vốn đầu tư công: Chậm vì giãn cách xã hội
Giãn cách xã hội ở nhiều địa phương làm ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Đặc biệt, năm 2021 giá nguyên liệu đầu vào cũng cao hơn năm 2020, đây là yếu tố ảnh hưởng lớn đến tiến độ, tâm lý của nhà thầu khi các hợp đồng đã ký. Việc tăng giá cũng khiến nhà thầu khó tìm nguồn cung về nguyên liệu, hoặc ảnh hưởng đến phương án tài chính khi triển khai dự án.

Đặc biệt, các địa phương có dịch gần như phải ưu tiên cả về thời gian, nguồn lực con người, nguồn lực vật chất dành cho công tác chống dịch, nên phần nào ảnh hưởng đến tiến độ đầu tư công.

Để giải quyết tình trạng chậm trễ trong giải ngân vốn đầu tư công, “Bộ Kế hoạch và Đầu tư mong muốn, trong bối cảnh khó khăn, nhưng các địa phương cũng không quá sao nhãng, vẫn có phương án phù hợp, sự quan tâm nhất định đối với thực hiện dự án giải ngân vốn đầu tư công” - Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho biết.

Bên cạnh dịch bệnh và giãn cách xã hội, một nguyên nhân nữa cũng ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, đó là, khác với năm 2020 là năm cuối cùng của kế hoạch đầu tư công trung hạn, nên tâm lý chung của chủ đầu tư, nhà thầu đều mong muốn kết thúc kỳ kế hoạch thành công, trước khi bước sang một chu kỳ mới, do vậy có sự thúc đẩy giải ngân cao vào những tháng cuối năm. Trong khi đó, năm 2021 là năm đầu tiên của một chu trình kế hoạch, đầu tư công tập trung chủ yếu vào công tác chuẩn bị cho giai đoạn 5 năm tới, nên những tháng đầu năm chủ yếu là thực hiện các bước chuyển tiếp của giai đoạn trước. Hầu hết những dự án mới của giai đoạn 2021-2025, những tháng đầu năm chưa thực hiện được mà phải chờ Quốc hội phê duyệt kế hoạch trung hạn năm 2021-2025, nên điều này cũng ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án.

Phụ thuộc nhiều vào các bộ, ngành, địa phương

Theo Thứ trưởng Trần Quốc Phương, nhằm đẩy nhanh tiến độ đầu tư công, với vai trò là cơ quan tham mưu mang tính vĩ mô, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã báo cáo Chính phủ, Thủ tướng để tháo gỡ khó khăn về vĩ mô. Chẳng hạn như khó khăn về giải phóng mặt bằng, Tổ nghiên cứu đã được thành lập để tách dự án giải phóng mặt bằng ra khỏi dự án đầu tư công, nhưng việc này rất khó triển khai vì phải nghiên cứu, điều chỉnh văn bản quy phạm pháp luật.

Không những thế, điều chỉnh dự án đang triển khai cũng mất nhiều thời gian do nhiều thủ tục, nhất là đối với dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). Về vấn đề này, Bộ đã trình Chính phủ dự thảo mới về quản lý và sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài, trong đó giảm thiểu thủ tục hành chính đối với dự án ODA.

“Hy vọng sự thay đổi, điều chỉnh sẽ tác động vào giải ngân vốn các tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022” – Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho biết thêm.

Tuy vậy, để có giải pháp mang tính đột phá, thúc đẩy giải ngân đầu tư công vào những tháng cuối năm thì phụ thuộc rất nhiều vào các bộ, ngành, địa phương trong công tác chỉ đạo, điều hành, thực hiện dự án, nhất là trong tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp như hiện nay.

“Bộ Kế hoạch và Đầu tư rất chia sẻ, thấu hiểu với các địa phương, nhất là các địa phương bị tác động bởi dịch Covid-19, mong các địa phương tùy điều kiện cụ thể để thúc đẩy ngay vấn đề giải ngân đầu tư công. Địa phương nào ít bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh thì cần cố gắng hoàn thành, không để chậm trễ” – Thứ trưởng Trần Quốc Phương đề xuất.

Giải ngân đầu tư công những tháng đầu năm chậm, nhưng về cơ bản, các dự án lớn, dự án quan trọng quốc gia như: Đường cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 1, các công trình hạ tầng quy mô lớn của ngành giao thông, nông nghiệp vẫn đang triển khai và đạt được kết quả tích cực. Một số nơi giải ngân thấp, thậm chí chưa giải ngân, nhưng chủ yếu là các đơn vị có ít công trình, quy mô nhỏ.
Nguyễn Hòa
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thái Bình lựa chọn nhà đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật một số cụm công nghiệp

Thái Bình lựa chọn nhà đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật một số cụm công nghiệp

UBND tỉnh Thái Bình vừa họp để lựa chọn nhà đầu xây dựng hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp Nguyên Xá và Cụm công nghiệp Đô Lương (phần mở rộng).
Xem xét quy định chấm dứt dự án chậm tiến độ sau 12 tháng

Xem xét quy định chấm dứt dự án chậm tiến độ sau 12 tháng

Theo Luật Đất đai 2024, những dự án chậm tiến độ sử dụng đất so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư được gia hạn sử dụng không quá 24 tháng.
Nhiều tổ chức quốc tế góp ý xây dựng Luật Đầu tư công (sửa đổi)

Nhiều tổ chức quốc tế góp ý xây dựng Luật Đầu tư công (sửa đổi)

Dự thảo Luật Đầu tư công sửa đổi đang nhận được sự quan tâm của nhiều tổ chức quốc tế, đặc biệt là nội dung thúc đẩy thực hiện, giải ngân kế hoạch vốn ODA.
Việt Nam hấp dẫn nhà đầu tư Hoa Kỳ vào lĩnh vực nông nghiệp

Việt Nam hấp dẫn nhà đầu tư Hoa Kỳ vào lĩnh vực nông nghiệp

Phái đoàn thương mại với hơn 100 thành viên, bao gồm 50 đại diện của 35 doanh nghiệp Hoa Kỳ đang có chuyến thăm Việt Nam.
Cơ hội từ dòng vốn FDI tập trung vào công nghiệp chế biến, chế tạo

Cơ hội từ dòng vốn FDI tập trung vào công nghiệp chế biến, chế tạo

Trong tổng số gần 12 tỷ USD vốn FDI đầu tư mới vào Việt Nam 8 tháng, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 8,53%, chiếm 71,1% tổng vốn đầu tư.

Tin cùng chuyên mục

Nhà đầu tư vốn tư nhân đặt mục tiêu thu hút 35 tỷ USD đến năm 2035

Nhà đầu tư vốn tư nhân đặt mục tiêu thu hút 35 tỷ USD đến năm 2035

Vừa chính thức ra mắt, Câu lạc bộ Nhà đầu tư vốn tư nhân (VPCA) đã đưa ra mục tiêu thu hút 35 tỷ USD vốn đầu tư cho Việt Nam đến năm 2035.
Vĩnh Phúc đón dự án thứ 2 từ tập đoàn Top 500 Hoa Kỳ

Vĩnh Phúc đón dự án thứ 2 từ tập đoàn Top 500 Hoa Kỳ

Với việc khánh thành Nhà máy Polaris Việt Nam tại KCN Bá Thiện 2, huyện Bình Xuyên vào sáng 11/9, Tập đoàn Polaris (Hoa Kỳ) đã có dự án thứ 2 tại Vĩnh Phúc.
Quảng Nam: Giải ngân vốn đầu tư công chậm, vì sao?

Quảng Nam: Giải ngân vốn đầu tư công chậm, vì sao?

Theo kết quả giải ngân vốn đầu tư công kỳ tháng 8/2024, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công Quảng Nam mới đạt 31,3% so với kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao.
Bộ nào thực hiện vốn đầu tư từ nguồn ngân sách tăng mạnh nhất?

Bộ nào thực hiện vốn đầu tư từ nguồn ngân sách tăng mạnh nhất?

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước 8 tháng đạt 6,1 nghìn tỷ đồng, tăng 34,6%, cao nhất trong số các bộ.
Thu hút FDI 8 tháng tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái

Thu hút FDI 8 tháng tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái

8 tháng đầu năm, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đạt 20,52 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Cần Thơ: Cấp mới 3 dự án FDI trong 8 tháng đầu năm

Cần Thơ: Cấp mới 3 dự án FDI trong 8 tháng đầu năm

Theo Cục Thống kê TP. Cần Thơ, trong 8 tháng đầu năm, thành phố cấp mới 3 dự án FDI, tổng vốn đăng ký đạt 0,62 triệu USD.
Tỷ phú Singapore đề xuất phát triển dự án ngàn tỷ đồng tại Vĩnh Phúc

Tỷ phú Singapore đề xuất phát triển dự án ngàn tỷ đồng tại Vĩnh Phúc

Doanh nhân Mr.Richard Chandler - tỷ phú xếp thứ 15 trong danh sách 50 tỷ phú giàu nhất Singapore đề xuất phát triển dự án ngàn tỷ đồng tại Vĩnh Phúc.
Việt Nam thu hút hơn 10.000 dự án đầu tư từ Hàn Quốc

Việt Nam thu hút hơn 10.000 dự án đầu tư từ Hàn Quốc

Hiện tổng vốn FDI từ Hàn Quốc vào Việt Nam đạt gần 87,5 tỷ USD với hơn 10.000 dự án, chiếm 25% tổng số dự án và 18% tổng vốn FDI tại Việt Nam.
Nhằm gia tăng hỗ trợ doanh nghiệp, VIPFA khai trương văn phòng Hà Nội

Nhằm gia tăng hỗ trợ doanh nghiệp, VIPFA khai trương văn phòng Hà Nội

Liên chi hội Tài chính khu công nghiệp Việt Nam vừa chính thức khai trương văn phòng trụ sở tại Hà Nội, nhằm tăng hỗ trợ cho các khu công nghiệp, doanh nghiệp.
Phát triển quỹ đầu tư tại Việt Nam vẫn khó

Phát triển quỹ đầu tư tại Việt Nam vẫn khó

Quỹ đầu tư được xác định là kênh huy động vốn hiệu quả cho nền kinh tế nhưng do thiếu cơ chế phù hợp, các tổ chức tài chính này tại Việt Nam còn rất nhỏ.
Vĩnh Phúc hấp dẫn các doanh nghiệp phụ trợ ngành điện tử

Vĩnh Phúc hấp dẫn các doanh nghiệp phụ trợ ngành điện tử

Compal, BH Flex, DKT Vina, Interflex Vina, Arcadyan… là những doanh nghiệp FDI tại Vĩnh Phúc đang có được đơn hàng ổn định từ những tập đoàn lớn trên thế giới.
Giải pháp hữu hiệu nào huy động nguồn lực tài chính cho phát triển kinh tế?

Giải pháp hữu hiệu nào huy động nguồn lực tài chính cho phát triển kinh tế?

Nâng cao hiệu quả đầu tư công, hình thành trung tâm tài chính là đề xuất của chuyên gia và doanh nghiệp nhằm huy động được nguồn tài lực cho phát triển kinh tế.
Bộ Quốc phòng: Giải ngân vốn đầu tư công còn khiêm tốn, đâu là giải pháp?

Bộ Quốc phòng: Giải ngân vốn đầu tư công còn khiêm tốn, đâu là giải pháp?

Theo Bộ Quốc phòng, kết quả triển khai và giải ngân vốn đầu tư công, cùng với một số chương trình và đề án của Bộ Quốc phòng vẫn còn khiêm tốn.
TP. Hồ Chí Minh được điều chỉnh tăng hơn 1.500 đồng vốn đầu tư công trung hạn

TP. Hồ Chí Minh được điều chỉnh tăng hơn 1.500 đồng vốn đầu tư công trung hạn

TP. Hồ Chí Minh được điều chỉnh tăng kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021 - 2025 thêm 1.503,314 tỷ đồng.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Thu hút 34 dự án FDI, tổng vốn hơn 1,7 tỷ USD

Bà Rịa - Vũng Tàu: Thu hút 34 dự án FDI, tổng vốn hơn 1,7 tỷ USD

Tính trong 7 tháng đầu năm 2024, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cấp mới và điều chỉnh vốn cho 34 dự án FDI, với tổng vốn là hơn 1,7 tỷ USD, đạt 87,8% kế hoạch năm 2024.
Khẩn trương hoàn thiện hồ sơ xây dựng một số dự án luật quan trọng

Khẩn trương hoàn thiện hồ sơ xây dựng một số dự án luật quan trọng

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang tập trung hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng 2 dự án luật mà Chính phủ giao, đó là: Luật Đầu tư công (sửa đổi) và một luật sửa 4 luật.
Đâu là lĩnh vực nhà đầu tư Trung Quốc đang quan tâm tại Việt Nam?

Đâu là lĩnh vực nhà đầu tư Trung Quốc đang quan tâm tại Việt Nam?

Lĩnh vực công nghiệp, trong đó sản xuất linh phụ kiện điện tử tại Việt Nam đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của các nhà đầu tư Trung Quốc.
Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam 28,544 tỷ USD

Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam 28,544 tỷ USD

Hiện các nhà đầu tư Trung Quốc đã đầu tư vào Việt Nam 4.750 dự án với tổng vốn đăng ký trên 28,544 tỷ USD, tập trung vào 19 ngành, lĩnh vực tại 56 địa phương.
Doanh nghiệp Trung Quốc: Môi trường đầu tư Việt Nam ngày càng hấp dẫn

Doanh nghiệp Trung Quốc: Môi trường đầu tư Việt Nam ngày càng hấp dẫn

Nhờ chính sách thu hút đầu tư ngày càng cởi mở, rất nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đã bày tỏ sự quan tâm đặc biệt đến môi trường đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.
Sửa đổi Luật Đầu tư công: Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất 5 nhóm chính sách

Sửa đổi Luật Đầu tư công: Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất 5 nhóm chính sách

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang đề xuất xây dựng dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi), theo đó, để tháo gỡ vướng mắc, cơ quan này đề xuất 5 nhóm chính sách.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động