Giải pháp cho ô nhiễm nhựa, phục hồi kinh tế xanh
Thế giới lên tiếng
Hội nghị Đại hội đồng Môi trường Liên hợp quốc (UNEA-5) tổ chức tại Nairobi, Kenya đầu năm 2022, Việt Nam cùng với các quốc gia thành viên đã thông qua Nghị quyết mang tính lịch sử: "Chấm dứt ô nhiễm nhựa: Hướng tới một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế", nhằm nhanh chóng giải quyết các vấn đề về ô nhiễm nhựa từ đất liền đến đại dương. Đồng thời,, nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết về tăng cường ứng dụng khoa học, xây dựng chính sách ở tất cả các cấp của mỗi quốc gia trong việc cải thiện hiểu biết về tác động toàn cầu của ô nhiễm nhựa đối với môi trường, thúc đẩy các giải pháp tiến bộ ở cấp địa phương, khu vực và toàn cầu.
Qua đó, cộng đồng quốc tế đã đi đến thống nhất tập trung vào các biện pháp xem xét toàn bộ vòng đời của nhựa, từ chế biến, sản xuất đến thu gom để quản lý chất thải nhựa; tầm quan trọng của việc thúc đẩy sử dụng bền vững các sản phẩm và vật liệu có thể được tái sử dụng, tái sản xuất hoặc tái chế, giảm thiểu việc tạo ra chất thải, góp phần đáng kể vào việc sản xuất và tiêu thụ nhựa bền vững.
Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh (thứ 2 từ trái sang) tham gia làm sạch bờ biển nhân Tháng hành động vì môi trường năm 2023 |
Bà Ramla Khalidi - Trưởng đại diện thường trú của Tổ chức phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam cho biết: Hằng năm, có đến trên 400 triệu tấn nhựa được sản xuất, 2/3 trong số đó là những sản phẩm có thời gian sử dụng ngắn, sớm trở thành chất thải.
Việt Nam hiện thực hóa mục tiêu
Việt Nam gắn liền với biển, 28 tỉnh ven biển là nơi sinh sống của một nửa dân số và đóng góp khoảng 60% GDP quốc gia.
“Một đại dương khỏe mạnh và môi trường trong sạch sẽ là những nguồn lực quan trọng cho sự phục hồi kinh tế xanh"- bà Ramla Khalidi cho biết.
Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 nhấn mạnh: “Bảo vệ môi trường là điều kiện, nền tảng, yếu tố trung tâm, tiên quyết cho phát triển kinh tế - xã hội bền vững”; xác định các chính sách bảo vệ môi trường, gồm chống rác thải nhựa. Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1746/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030, nhằm thực hiện có kết quả các sáng kiến và cam kết của Việt Nam với quốc tế về việc giải quyết các vấn đề rác thải nhựa mà trọng tâm là rác thải nhựa đại dương, bảo đảm ngăn ngừa việc xả rác thải nhựa từ các nguồn thải trên đất liền và các hoạt động trên biển, phấn đấu đưa Việt Nam trở thành quốc gia tiên phong trong khu vực về giảm thiểu rác thải nhựa đại dương; góp phần thực hiện thành công Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050.
Mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và các cam kết hành động về bảo vệ môi trường, Việt Nam khẳng định chiến lược phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường và hệ sinh thái với quan điểm “không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế”. Cụ thể, tại Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021-2030 do Bộ Công Thương chủ trì xây dựng và triển khai đã đặt ra mục tiêu: Thúc đẩy quản lý, khai thác và sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên, nhiên liệu, nguyên vật liệu;, khuyến khích phát triển các nguồn tài nguyên, nhiên liệu, nguyên vật liệu và sản phẩm thân thiện môi trường, có thể tái tạo, tái sử dụng và tái chế; thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững trên nền tảng đổi mới, sáng tạo, thực hành và phát triển các mô hình sản xuất và tiêu dùng bền vững, đẩy mạnh sản xuất và tiêu dùng nội địa bền vững, tạo việc làm ổn định và việc làm xanh;, thúc đẩy lối sống bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, hướng đến phát triển nềnkinh tế tuần hoàn ở Việt Nam.
Hệ thống các trung tâm thương mại hiện đang chuyển đổi sử dụng túi ni lông phân hủy sinh học trong bao gói sản phẩm |
Bộ trưởng Bộ Công Thương cũng đã ban hành Chỉ thị số 08/CT-BCT về việc tăng cường các biện pháp giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành Công Thương, với mục tiêu đến năm 2025 có 100% hệ thống phân phối bán lẻ, các siêu thị, trung tâm thương mại không sử dụng đồ nhựa dùng một lần.
Theo đó, phong trào không sử dụng túi ni lông dùng một lần khó phân hủy đã được triển khai sâu rộng trong toàn bộ hệ thống phân phối bán lẻ, siêu thị, trung tâm thương mại trên toàn quốc.
Các doanh nghiệp như: AEON, MM Mega Market, Tập đoàn Central Retai, Sài gòn Co.op Mart…đã có nhiều hành động cụ thể trong việc chuyển đổi vật liệu bao gói sản phẩm, đặc biệt là chuyển đổi túi ni lông sử dụng một lần khó phân hủy sang túi ni lông phân hủy sinh học, sử dụng ống hút, thìa, dĩa… được sản xuất bằng tre, gỗ..
Nhiều chương trình Sống Xanh, đổi rác lấy quà…với mục tiêu nâng cao ý thức của người dân trong việc thực hiện tiêu dùng xanh, giảm thiểu rác thải nhựa đã được nhiều doanh nghiệp, địa phương thực hiện…
Đặc biệt, Việt Nam cũng đã hình thành Liên minh tái chế bao bì Việt Nam (PRO) với 21 thành viên, cùng thực hiện mục tiêu tất cả bao bì sản phẩm của các thành viên sản xuất và phân phối ra thị trường Việt Nam sẽ được tái chế và phục hồi hoàn toàn vào năm 2030. Liên minh cũng cam kết thu gom, tái chế hơn 13.000 tấn bao bì trong năm 2023.
Tháng hành động vì môi trường, Ngày Môi trường thế giới và Ngày Đại dương thế giới năm 2023 là cơ hội để cộng đồng xã hội, các tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan quản lý, cùng khẳng định quyết tâm, thay đổi nhận thức, thống nhất hành động, chủ động khắc phục những khó khăn, thách thức đặt ra ngăn cả sự gia tăng về tốc độ ô nhiễm và suy thoái môi trường, khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên biển và hải đảo, bảo đảm cân bằng sinh thái… |